Video highlights Djokovic 3-0 Kohlschreiber:
![]() |
Djokovic khởi đầu chật vật ở Wimbledon 2019 |
Kết quả đơn nam Wimbledon ngày 1/7:
Q.C
" alt=""/>Wimbledon 2019: Djokovic mướt mồ hôi trận ra quân WimbledonPhân tích số liệu cũng cho thấy, số giáo viên nghỉ việc nhiều tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn như: TP.HCM, Hà Nội Đà Nẵng, Bình Dương… Những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội quá khó khăn như Sơn La, Gia Lai… cũng có hiện tượng giáo viên nghỉ việc nhiều hơn một chút so với các địa phương khác.
"Tỷ lệ này so với các ngành nghề khác tuy không quá bất thường nhưng lãnh đạo ngành giáo dục hết sức trăn trở" - ông Đức chia sẻ.
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra giữa tháng 8 vừa qua, tính đến năm học vừa qua có 1,6 triệu giáo viên các cấp. Như vậy, 1% giáo viên nghỉ việc, chuyển việc tương đương với khoảng 16 nghìn người. Cụ thể, tại một số địa phương như TP.HCM, từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022 trong số 5.501 viên chức nghỉ việc thì lĩnh vực giáo dục chiếm tỉ lệ cao nhất với 2.436 người; Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022 ở Bình Dương có 527 giáo viên nghỉ việc; Theo Sở Nội vụ Đồng Nai, từ năm 2020 đến nay, ngành giáo dục có 1.218 giáo viên xin nghỉ... |
Theo ông Đức, việc giáo viên chuyển việc, nghỉ việc có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.
Thứ nhất là chính sách tiền lương. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện các chế độ đãi ngộ như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên… nhưng thu nhập của nhà giáo nói chung và đặc biệt với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng còn rất thấp; trong khi chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, học tập nâng cao trình độ…) khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn để trang trải cuộc sống; trong khi đó ở các khu đô thị, các khu công nghiệp việc tìm kiếm việc làm mới là khá dễ dàng do nhu cầu lao động lớn của các doanh nghiệp.
Thứ hailà một số thầy cô dù gắn bó nhiều năm trong ngành nhưng trước những yêu cầu đổi mới giáo dục thì khả năng đáp ứng còn hạn chế (khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy…) nên cảm thấy bị áp lực. Một số thầy cô lớn tuổi, có sức khỏe không tốt cũng muốn nghỉ hưu sớm hoặc chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn… Đối với giáo viên mầm non còn có lý do thời gian lao động trong ngày rất dài, cộng thêm áp lực từ phụ huynh và xã hội rất lớn.
Thứ ba, một số giáo viên được tuyển dụng và phân công đến công tác ở các địa phương khác, xa gia đình trong khi điều kiện sinh hoạt, công tác ở đó còn nhiều thiếu thốn, đường xá xa xôi, thiếu nhà ở công vụ, gặp khó khăn trong việc quan tâm, chăm sóc gia đình. Vì vậy số giáo viên này thường chuyển sang làm công việc khác ở gần gia đình hơn.
Đề nghị chính sách lương mới và giảm áp lực cho giáo viên
Ông Đức cho hay, Bộ trưởng nói riêng và Bộ GD-ĐT nói chung rất quan tâm đến vấn đề giáo viên nghỉ/bỏ việc. Chính vì vậy Bộ đang tập trung tổng hợp, tìm hiểu thêm các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để động viên, tạo sự gắn bó với nghề của nhà giáo.
"Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng chính sách tiền lương mới, trong đó lương của nhà giáo sẽ được trả tương xứng tính chất mức độ phức tạp của công việc, đặc thù nghề nghiệp và không thấp hơn mức lương hiện hưởng" - ông Đức thông tin.
Theo ông Đức, Bộ GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn liên quan đến nhiệm vụ của giáo viên. Thời gian tới, Bộ tiếp tục rà soát, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên giảm bớt các công việc không đúng với chuyên môn của mình, giảm bớt áp lực không đáng có; tiếp tục rà soát các hội thao, hội thi, các hoạt động mang tính phong trào để tránh giáo viên phải tham gia nhưng không mang lại lợi ích thiết thực cho nghề nghiệp của mình và sẽ quyết liệt hơn trong việc chấn chỉnh, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.
Bộ GD-ĐT cũng đang phối hợp với Bộ Nội vụ chỉnh sửa định mức giáo viên/lớp cho phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.
“Cá nhân tôi rất chia sẻ với các thầy cô giáo vì những khó khăn cả trong công việc và trong cuộc sống. Về phía Bộ, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về chính sách đối với nhà giáo phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất mong, các thầy cô khi đã xác định chọn nghề nhà giáo - một nghề rất đặc thù, thì ngoài yếu tố về thu nhập, các thầy cô cũng luôn giữ cho mình tình yêu, sự tâm huyết với công việc giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ để có thêm động lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, tiếp tục gắn bó với nghề” - ông Đức bày tỏ.
Theo Bộ GD-ĐT, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức thu lệ phí xét tuyển trực tuyến, để tránh các rủi ro về kỹ thuật, thí sinh không để đến sát thời gian hết hạn mới thực hiện nộp lệ phí.
Thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp) theo bất kỳ phương thức xét tuyển nào vẫn phải thực hiện đăng ký chính xác thông tin về nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống như đã đăng ký với các trường. Trên hệ thống đã hỗ trợ thông tin để thí sinh biết thí sinh đã đăng ký đúng nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển hay chưa, và biết số thứ tự nguyện vọng đã đăng ký.
Thí sinh có thể vào mục: "Tra cứu > Danh sách nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển" để xem thông tin chi tiết, nếu thí sinh đăng ký đúng, cột "Thứ tự NV" sẽ hiện ra thứ tự nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh trúng tuyển thẳng (theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh) nếu chọn xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được đăng nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống.
Ngành buộc dừng tuyển sinh phải thông báo công khai
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng chỉ tổ chức tuyển sinh đối với các ngành đủ điều kiện quy định. Đối với các ngành buộc phải dừng tuyển sinh cần phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và thực hiện điều chỉnh đề án tuyển sinh và thông báo cho thí sinh biết để kịp thời điều chỉnh sang các ngành khác.
Các trường tiếp tục rà soát lại đề án tuyển sinh, thông báo tuyển sinh đảm bảo chính xác với cơ sở dữ liệu đã khai báo trong hệ thống nghiệp vụ thi và tuyển sinh đồng thời cập nhật chính xác, đầy đủ danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, trúng tuyển theo xét tuyển thẳng, hoặc đạt điều kiện sơ tuyển lên hệ thống.
Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung nội dung đề án thì phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn và việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thí sinh đăng ký xét tuyển.
Trường phải cập nhật các nội dung thay đổi trong đề án lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để báo cáo và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh biết và xã hội giám sát.
Đặc biệt, Bộ lưu ý các trường không được quy định, thông báo hoặc yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên hệ thống mới được xét tuyển (trừ trường hợp thí sinh đăng ký vào các trường công an, quân đội).
Theo quy định tất cả thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, thời gian từ ngày 16/9 đến trước 17h ngày 30/9. Các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 16/9 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17h ngày 30/9.
>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2022