Và vào hôm qua (9/11), Simeone chính thức ký hợp đồng mới 3 năm với Atletico, kéo dài mối lương duyên đến 2027. Trang chủ CLB phấn khởi thông báo tin vui đến người hâm mộ.
Cadena SER ban đầu cho hay, trong thỏa thuận mới, lương của Simeone sẽ giảm từ 20-30%. Tuy nhiên, giờ đây các thông tin cho hay, con số thậm chí cao hơn nhiều, lên tới 55%.
Cụ thể, nhà cầm quân 53 tuổi chấp nhận từ bỏ mức lương cao ngất ngưởng 34 triệu euro/năm, xuống còn 16,5 triệu euro/năm trong bối cảnh Atletico gặp không ít khó khăn về tài chính.
Diego Simeone được bổ nhiệm ngồi ‘ghế nóng’ Atletico Madrid từ 2011, là HLV thành công nhất trong lịch sử CLB.
Trong 12 năm léo lái đội bóng thủ đô Tây Ban Nha, ông đã giúp đội giành 2 danh hiệu La Liga, 1 Cúp Nhà vua Tây Ban Nha, 2 Europa League, 2 siêu Cúp châu Âu, 1 siêu Cúp Tây Ban Nha. Diego Simeone cũng 2 lần đưa Atletico Madrid tiến đến chung kết Champions League.
Tại La Liga mùa này, Atletico hiện xếp thứ 4 với 25 điểm, kém Barca xếp trên 2 điểm nhưng đá ít hơn 1 trận.
Ở đấu trường Champions League, đoàn quân của Simeone đang xếp nhất bảng E với 8 điểm sau chiến thắng hoành tráng 6-0 trước Celtic, lượt trận trận thứ 4 diễn ra rạng sáng 8/11.
" alt=""/>Simeone từ chối tiền Saudi Arabia, giảm 55% lương ở lại AtleticoBộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã nêu một số bất cập và kiến nghị sau gần 2 tuần mở cửa trường học sau Tết. Trong đó, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến về phòng chống dịch đối với việc cho trẻ em chưa tiêm vắc xin tới trường, việc tổ chức ăn bán trú..., để Bộ GD-ĐT và các địa phương thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.
>>> Bộ GD-ĐT muốn Bộ Y tế cho ý kiến việc cho học sinh chưa tiêm vắc xin đến trường
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, từ ngày 1-15/2, cả nước ghi nhận khoảng 329.000 ca mắc Covid-19, trong đó, số ca mắc từ 5-18 tuổi là 28.314 ca (chiếm khoảng 8,6%); trẻ dưới 5 tuổi mắc Covid-19 khoảng 15.800 trường hợp (chiếm 4,8%).
Theo ông Sơn, ngày 29/12, Bộ Y tế đã có hướng dẫn 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, quy định thời gian điều trị, cách ly, xét nghiệm đối với ca mắc, trường hợp F1…
"Đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Y tế cũng như Sở GD-ĐT không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Liên quan đến việc tổ chức học bán trú, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, không có khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, 2 buổi, có bán trú. Vì vậy, các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch có thể tổ chức học bán trú cho học sinh để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh, gia đình các em.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng ghi nhận ý kiến của các địa phương và cho biết sẽ sớm có hướng dẫn về xét nghiệm trong trường học; sổ tay chăm sóc, điều trị cho học sinh bị nhiễm Covid-19...
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc đi học của trẻ em luôn rất quan trọng không chỉ khi có dịch bệnh. Việc học của trẻ còn liên quan đến vấn đề bảo đảm nhân lực, lao động trong phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Với những nghiên cứu, dự báo về sự tồn tại lâu dài của virus SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng cho hay, các giải pháp đưa trẻ trở lại trường phải mang tính dài hạn, trên tinh thần chủ động, không mất cảnh giác, không cực đoan, khôi phục lại các hoạt động kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới, "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh".
Việc đưa trẻ trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, không áp dụng cứng nhắc, máy móc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn,… Đồng thời tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Phó Thủ tướng yêu cầu các phương án phòng, chống dịch trong nhà trường cần hết sức chi tiết, liên tục cập nhật, tập huấn, hướng dẫn, truyền thông xuyên suốt.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị…
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khoẻ trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú…
Bộ GD-ĐT cần tiếp tục tổ chức, kiện toàn các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình như một phần của chương trình cải cách giáo dục toàn diện chứ không chỉ trong thời gian dịch bệnh.
Hải Nguyên
Theo Bộ GD-ĐT, từ ngày 27/4/2021 đến nay, toàn ngành giáo dục ghi nhận 162.917 ca mắc Covid-19, trong đó có 27.677 cán bộ, giáo viên; 135.244 học sinh, sinh viên, trẻ em.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tránh mạnh ai nấy làm khi cho học sinh đi học trực tiếpThịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon như giả cầy, rán, luộc ép lá chanh, áp chảo, xào xả ớt, khìa nước dừa, nướng chao, xào lăn,… nhưng ngon và phổ biến nhất vẫn là chuột nướng lu (hay còn gọi chuột quay lu).
Để làm món chuột đồng nướng lu ngon và chất lượng, người miền Tây thường chọn những con sống khỏe, to, mập, cân nặng khoảng 3 - 4 lạng trở lên. Chuột sau khi bẫy về được đem trụng qua nước sôi để dễ dàng vặt lông và làm sạch.
Chuột được mổ dọc phần bụng, loại bỏ nội tạng và cắt bớt đầu, chân, sau đó rửa lại với nước muối hoặc rượu pha loãng (tùy từng nơi) để khử mùi, rồi để ráo.
![]() | ![]() |
Tùy khẩu vị và sở thích của từng người mà người ta tẩm ướp thịt chuột đồng với các loại nguyên liệu, gia vị khác nhau. Thông thường, thịt chuột được ướp cùng tỏi, sả, ớt, nêm mắm, muối, bột ngọt vừa ăn rồi thêm sa tế và ngũ vị hương cho dậy mùi thơm.
Chờ khoảng 15 - 20 phút cho thịt chuột ngấm đều gia vị thì đem gài vào móc sắt, treo trong lu. Loại lu sử dụng thường được khoét một lỗ dưới đáy để thông khói và không khí ra nền đất bên ngoài.
Chuột sẽ được nướng trong lu, khoảng 10 phút mở nắp một lần, trở đều cho chín. Khi thịt chuột ngả chín, người ta lấy ra, phết thêm lớp mật ong bên ngoài cho món ăn lên màu đẹp mắt và có mùi vị hấp dẫn.
Món chuột đồng nướng lu đạt chất lượng là khi lớp da giòn rụm, căng phồng lên, màu ửng đỏ, còn phần thịt chín đều, mọng chứ không bị khô.
Thịt chuột nóng hổi ăn ngay hay chấm với muối ớt đều ngon. Để bớt ngấy, người miền Tây còn ăn kèm với rau thơm, chuối chát hay cà chua, dưa leo thái lát.
Thoạt nhìn và nghe tên món chuột đồng nức tiếng miền Tây, một số thực khách thừa nhận không đủ can đảm để nếm thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức rồi, họ lại thấy mê mẩn hương vị của một món ngon, đặc sản dân dã nơi đồng quê.
Những tín đồ ẩm thực sành ăn nhận xét, thịt chuột nướng mềm mọng, tươm mỡ trong miệng và có vị béo ngậy, rất thơm. Còn phần da giòn, đậm đà, cảm giác như món heo sữa quay.
Từ món ăn dân dã của bà con bản địa, thịt chuột đồng dần trở thành đặc sản “thương hiệu”, có mặt trong thực đơn tại nhiều quán nhậu, nhà hàng, địa điểm du lịch ở các tỉnh miền Tây.
Mặc dù thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn nhưng thực khách cần cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng. Bởi chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người dùng.
Ảnh: Khói Lam Chiều