
 |
Rahul Taneja quan niệm số 1 là con số có thể mang đến may mắn cho mình. |
Trong khi làm công việc người mẫu, Rahul vẫn làm thêm các công việc khác kể cả giao báo để kiếm sống. Hiện nay, Rahul đang điều hành một công ty tổ chức sự kiện chuyên tổ chức các đám cưới cao cấp. Nhờ sự nỗ lực suốt nhiều năm, anh tích góp được nhiều tiền và mua chiếc xe hơi đắt tiền đầu tiên cho bản thân.
Năm 2011, Rahul Taneja mua chiếc ô tô đầu tiên là BMW 5-Series. Năm 2018, anh chi tiền mua một chiếc Jaguar XJ L màu đen, có giá khoảng 15 triệu Rupee (tức khoảng 4,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, người đàn ông này không nhận xe ngay mà đợi 1 tháng để có được biển số đẹp là RJ 45 CG 1.
 |
Từ một người nghèo khó, người đàn ông này đang sở hữu xe tiền tỷ. |
Điều đặc biệt là cả 2 chiếc xe BMW 5-Series và Jaguar XJ L của nam người mẫu này đều có số 1. Chi phí để có được biển số RJ 45 CG 1 gắn lên chiếc Jaguar XJ L vào khoảng 1,6 triệu Rupee (khoảng 500 triệu đồng). Trong khi đó, để có được biển RJ 14 CP 1 cho xe BMW 5-Series , anh đã phải chi 1,03 triệu Rupee (khoảng 320 triệu đồng). Sau đó, đại gia này đã bán chiếc xe BMW series 5 và mua BMW 7, song vẫn giữ lại biển số RJ 14 CP 1.
Sở dĩ Rahul chọn biển có số 1, vì anh có niềm tin rằng đây là con số có thể mang lại may mắn. Ngoài ô tô, Rahul còn mua một chiếc máy có biển đăng ký là 2323. Tổng các chữ số trên biển cộng lại bằng 10 cũng có số 1. Bên cạnh đó, đại gia này còn sở hữu số điện thoại có 5 số 1.
Nói về niềm đam mê với số 1, Rahul cho hay: "Tôi tin bản thân là số một trong bất kỳ việc gì mà mình làm. Tôi muốn công ty tổ chức sự kiện của mình cũng đứng đầu ở Ấn Độ". Hiện tại, với tài chính "rủng rỉnh", Rahul muốn tận hưởng và phô trương sự giàu có.
Bình An(Theo Cartoq và Indiatimes)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Bị chê lái ô tô chậm như rùa, tôi càng ngại cầm vô lăng
Một chiếc xe 7 chỗ vượt lên, người đàn ông lái xe hạ kính lái, đưa ánh mắt nguýt tôi một cái dài thườn thượt rồi đưa tay vẫy vẫy như ra hiệu “nếu đi chậm thì đi dẹp về bên phải cho xe khác đi”.
" alt=""/>Người vá lốp xe đổi đời, sở hữu xe tiền tỷ và biển số đắt tiền

-Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.Nhu cầu 2,3 tỉ m3, trữ lượng còn 2 tỉ m3
Thời gian vừa qua, trên địa bàn nhiều khu vực, nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng tăng cao, mỗi nơi một giá. Theo báo cáo Bộ Xây dựng, từ tháng 4/2017, giá cát xây dựng có hiện tượng tăng đột biến với biên độ từ 50/200% so với tháng 3-2017.
Như ở TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận tại một số cửa hàng vật liệu xây dựng giá cát vàng dùng trong xây dựng đã tăng lên gấp đôi kể từ đầu năm 2017 đến xấp xỉ 500.000 đồng/m3.
 |
Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3 (Ảnh minh họa). |
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo số liệu báo cáo về lĩnh vực cát xây dựng hiện nay 49/63 tỉnh TP đến hết năm 2016, tổng trữ lượng cát sỏi đã cấp phép khai thác là 691.516 triệu m3.
Cũng theo ông Bắc, số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2020 là nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xê tô) trữ lượng cát năm 2015 khoảng 50-60 triệu m3 mỗi năm. Đến năm 2020 khoảng 130 triệu m3/năm. Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3.
Từ số liệu điều tra tính toán trên, đại diện Bộ Xây dựng nêu nhận định: “Với mức độ sử dụng như hiện tại thì đến năm 2020 hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng. Số liệu thống kê Vụ vật liệu xây dựng tổng hợp”.
Lý giải về hiện tượng giá cát “nhảy múa” trong thời gian qua, theo Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng xuất phát từ giai đoạn vừa qua việc khai thác cát không đúng quy định xảy ra ở nhiều địa phương. Chính phủ đã tăng cường siết chặt công tác quản lý trong hoạt động khai thác cát, sản lượng khai thác hạn chế và nhiều địa phương không có nguồn cát cung cấp cho xây dựng dẫn đến giá cát tăng lên.
Cùng với đó, trong vài năm gần đây lượng cát bồi ở một số dòng sông đã bị hạn chế do các đập thủy điện, các đập trong ngành công nghiệp xây dựng lên làm cho cát bồi tại các tuyến sông hạn chế dẫn đến trữ lượng khai thác cát ở các dòng sông giảm đi.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua có hiện tượng cát tăng gấp đôi, gấp 3 chủ yếu tại thị trường TP Hồ Chí Minh lý do nguồn cung hạn chế và nhấn mạnh về tình trạng đầu cơ cát.
“Chúng ta kiểm soát việc khai thác cát ở cát cửa sông, cửa biển để tránh tình trạng sụt lún nên nguồn cát hạn chế. Nhưng chủ yếu là tình trạng đầu cơ. Đây là tình trạng diễn ra rất nhiều nhân đà một số cơ sở gom cát, một số địa phương hạn chế việc lưu thông dẫn đến giá tăng đột biến” – Thứ trưởng nói.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương lại có chủ trương không bán cát ra ngoài tỉnh là trái với quy định. “Lưu thông hàng hóa để kích thích thị trường là chuyện bình thường. Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo nghiêm cấm việc tích trữ cát. Có hàng là phải bán, phải lưu thông”- ông Hùng nói.
Sử dụng vật liệu thay thế
Trước thực trạng trên, theo ông Bắc, ngày 9/6/2017, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về tình trạng thiếu hút cát và giải pháp khắc phục.
“Nguồn để sử dụng cát xây dựng thì không tăng trước đây chúng ta sử dụng cát vào việc san lấp nhiều. Cát san lấp chiếm 70-80% sản lượng cát, trước đây cũng có quy chuẩn về cát san lấp Bộ đã tham mưu với Thủ tướng hạn chế sử dụng cát vào san lấp.
Bộ đã xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ ban hành đề án sử dụng tro sỉ thạch cao của các nhà máy vật liệu hóa chất đề làm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp giảm ô nhiễm môi trường. việc này phải kèm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn vật liệu san lấp. Về việc này đã giao cho viện khoa học và công nghệ đang xây dựng tiêu chuẩn. Cuối năm 2017 sẽ ban hành quy chuẩn này” – ông Bắc cho biết.
Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng cũng nhấn mạnh cần tăng cường sử dụng các vật liệu khác tại địa phương thay cho cát sông. Tiến tới không dùng cát sông làm vật liệu san lấp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tăng cường sử dụng các vật liệu khác như đất, phế thải công nghiệp làm vật liệu san lấp, thay thế cát sông. Cũng theo Thứ trưởng, nghiên cứu sử dụng cát xay từ đá dùng cho đổ bê tông như nhiều nước đang thực hiện. Thời gian tới Bộ sẽ hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, đơn giá để thực hiện các giải pháp về vật liệu thay thế.
Cấm bán cát ra ngoài là không đúng “Theo như phản ánh của báo chí một số địa phương các tỉnh có chủ trương không cho vận chuyển cát ra ngoài. Tháng 3-2017 Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu UBND cấp tỉnh bãi bỏ quy định cấm và tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương. Do vậy, với những địa phương nào có quy định không vận chuyển cát ra khỏi khu vực của tỉnh là không đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng” – ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng). |
Hồng Khanh
 Bộ Xây dựng nói gì về việc bổ nhiệm lái xe làm viện phó?Bộ Xây dựng trả lời kết quả khiếu nại tố cáo 2 trường hợp bổ nhiệm tại bộ là lái xe trở thành Phó Viện trưởng, thủ thư trở thành Giám đốc trung tâm triển lãm. " alt=""/>Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng
- Tin HOT Nhà Cái
-
|