“Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn là khái niệm mới, nhiều cán bộ, đảng viên chưa hiểu thấu đáo và còn lúng túng trong quá trình thực hiện”, ông Nguyễn Khắc Thận cho hay.
Với Nam Định, trong phát biểu khai mạc hội nghị phổ biến kiến thức về chuyển đổi số cho các cán bộ vào sáng ngày 10/6, ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cho biết, ngày 15/10/2021, Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 09 về chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 mục tiêu lớn: Phát triển chính quyền số, tăng tỷ trọng kinh tế số và phát triển xã hội số. Trong đó, xác định rõ tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Dù vậy, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc cũng chỉ rõ, nhận thức về chuyển đổi số của các cán bộ, lãnh đạo và người dân chưa cao, chưa đồng đều. Một số vị lãnh đạo, cán bộ, công chức, Đảng viên chưa hiểu thấu đáo nội hàm, bản chất của chuyển đổi số và lúng túng khi triển khai, dẫn đến dè dặt trong cách làm, khó xác định đâu là vấn đề cốt lõi cần giải quyết và giải quyết như thế nào, nguồn lực ở đâu và những vấn đề gì cần quan tâm khi chuyển đổi số.
Khuyến nghị lãnh đạo địa phương thiết lập “phanh” chuyển đổi số
Trao đổi với các cán bộ, lãnh đạo của Thái Bình và Nam Định, bên cạnh việc phổ biến kiến thức chung và định hướng triển khai chuyển đổi số tại địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã đưa ra một số khuyến nghị, cảnh báo với các tỉnh. “Đây là những đúc kết của Bộ TT&TT trong 3 năm vừa qua”, Thứ trưởng cho hay.
Cụ thể, để dẫn dắt chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhà lãnh đạo cần thiết lập được cho mình hệ thống giám sát và các “ngưỡng” cảnh báo sớm, giống như cái phanh của một chiếc xe, không phải để dừng chiếc xe lại, mà giúp yên tâm nhấn ga đi nhanh và an toàn hơn.
Bởi lẽ, khi chưa bắt đầu chuyển đổi số, nhận thức về sự cần thiết, phát hiện và lựa chọn đúng bài toán để giải quyết là quan trọng nhất. Nhưng khi đã tiến hành thì nhận thức về phương hướng, sớm phát hiện ra sự chệch hướng để điều chỉnh là quan trọng nhất.
“Phanh” chuyển đổi số, theo Thứ trưởng, trước hết nằm ở nhận thức. Chúng ta nên nhận thức rằng chuyển đổi số không phải là thêm một nhiệm vụ mới, mà là thêm một cách làm mới, phương thức phát triển mới. Ví dụ như, họp trực tuyến đến cấp xã trên thiết bị cá nhân là thêm một công cụ để chúng ta có thể họp giải quyết công việc ngay lập tức, giảm bớt thời gian và chi phí, không phải là thêm một cuộc họp.
“Trong tiến trình chuyển đổi số, nếu thấy chuyển đổi số làm thêm gánh nặng, chúng ta nên tạm dừng lại để xem xét, vì chắc chắn có điều gì đó chưa đúng cần điều chỉnh lại trước khi làm tiếp. Tôi khuyến nghị địa phương cần rà soát, đánh giá hàng năm về những tồn tại, hạn chế khi triển khai chuyển đổi số”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị.
“Phanh” chuyển đổi số còn thể hiện ở sự tham gia của các bên. Một mô hình chuyển đổi số giản lược nhất gồm 3 “người”: Người đặt ra bài toán, Người phát triển công cụ và Người sử dụng công cụ để giải quyết bài toán. “Chuyển đổi số cần sự vào cuộc đồng bộ của cả 3 "người": Nhà lãnh đạo đặt ra bài toán; Đơn vị chuyên trách về CNTT và doanh nghiệp CNTT phát triển công cụ; Toàn bộ bộ máy của cơ quan, tổ chức cùng sử dụng”, Thứ trưởng lưu ý.
Đề cập đến “phanh” về vai trò của người đứng đầu, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh, không có khái niệm ủy quyền trong chuyển đổi số, người lãnh đạo cao nhất phải là người đi đầu, là nhân tố chính trong hoạt động chuyển đổi số.
Đối với “phanh” về cách tiếp cận nền tảng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT sẽ có tư vấn, trao đổi kỹ với các Sở TT&TT để Sở tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Điểm mấu chốt của chuyển đổi số là sử dụng nền tảng thống nhất, thay vì dùng các hệ thống thông tin rời rạc, riêng biệt.
“Việc sử dụng hệ thống thông tin rời rạc, riêng biệt sẽ phát sinh ra một số vấn đề như: liên thông, liên kết, chia sẻ dữ liệu khó; đầu tư trùng lặp, lãng phí và dẫn đến câu chuyện tiêu cực dễ xảy ra. Với cách tiếp cận nền tảng, dùng giống như điện, như nước - dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu sẽ giúp các cơ quan, đơn vị giải quyết được câu chuyện hiệu quả đầu tư, sự chuyên nghiệp trong quản trị, vận hành”, Thứ trưởng phân tích.
Đặc biệt lưu ý về “phanh” trong quản lý kinh phí, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khuyến nghị các địa phương tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, đảm bảo 5 đúng: “Đúng bài toán, đúng người, đúng sản phẩm, đúng giá và đúng quy trình”.
Vân Anh
" alt=""/>Cần thiết kế 'phanh' để chuyển đổi số nhanh và an toàn hơnBạn trai tôi quê ở nông thôn và có tư tưởng khá truyền thống nên không thể chấp nhận cuộc sống hôn nhân kiểu DINKs. Do đó hai đứa chia tay, tôi chuyển sang công ty khác.
Một ngày nọ, anh gọi điện cho tôi, nói không thể quên được tôi nên chấp nhận kết hôn và không sinh con, hứa sẽ giúp tôi sống một cuộc đời thoải mái. Kể từ đó, chúng tôi yêu lại. Sau hơn một năm hẹn hò, chúng tôi kết hôn. Khi lấy nhau, tôi không nhận sính lễ của nhà chồng. Hai đứa ở trong căn nhà là tài sản trước hôn nhân của tôi.
Chớp mắt, chúng tôi đã cưới nhau được 17 năm; nay tôi đã 42 tuổi. Trong vài năm gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lối sống hôn nhân không con cái của mình, lưỡng lự muốn phá bỏ trạng thái này. Thú thật, có những lúc tôi hối hận vì đã quyết định như vậy, nhưng chưa bao giờ bày tỏ sự hối hận trước mặt chồng. Tôi cũng lo ngại về các vấn đề thể chất và tinh thần khi cố gắng làm mẹ ở tuổi ngoài bốn mươi.
Ban đầu, tôi nghĩ vợ chồng mình sẽ dùng hạnh phúc và trải nghiệm bên nhau để bù đắp cho tiếc nuối không có con; dù sao chồng tôi cũng rất tốt với tôi trong suốt những năm chung sống. Nào ngờ, cách đây vài ngày, một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến nhà chúng tôi cùng cậu bé chừng 5 tuổi, nói rằng cô muốn con trai được nhận bố.
Điều này đã hoàn toàn phá vỡ tình cảm giữa tôi và chồng. Trước sự chất vấn của tôi, anh thừa nhận mình có quan hệ huyết thống với bé trai đó.
Hóa ra, người phụ nữ này và chồng tôi là đồng hương, từng là đồng nghiệp trong một công ty. Trong khoảng thời gian làm cùng nhau, hai người phát sinh tình cảm, qua lại như tình nhân. Khi người tình có thai, chồng tôi vốn dĩ không muốn để cô ta sinh con, nhưng người phụ nữ kia lại quá yêu anh nên quyết tâm giữ lại đứa con rồi cắt đứt liên lạc.
Hiện tại, vì thể diện, danh tiếng, vật chất và các yếu tố khác, cô ta muốn đấu tranh để tạo lập một gia đình hoàn chỉnh với chồng tôi, để con trai có bố.
Chưa hết bàng hoàng vì sự thật này, tôi lại tuyệt vọng vô cùng khi thấy chồng phân vân, không có quyết định dứt khoát. Anh nói rằng bản thân cảm thấy rất mâu thuẫn vì hai vợ chồng có mối quan hệ sâu sắc, kết nối về mặt tinh thần rất cao, nhưng anh cũng không muốn từ bỏ quyền làm cha của mình.
Trước sự lưỡng lự của chồng, tôi có ý định ly hôn. Xin hỏi mọi người, ly hôn liệu có phải là quyết định đúng? Tôi có phải là kẻ đáng thương nhất trong cuộc tình này? Liệu đây có phải là cái giá mà tôi phải trả khi lựa chọn lối sống hôn nhân không con cái?
Theo VTC
Công văn số do ông Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch UBND Thànhphố Hà Nội ký ngày 11/3/2016 cho biết: Ngày 8/3/2016, tại trụ sở UBND TP, Thứtrưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn- Trưởng Đoàn công tác đã làm việc với UBND TP HàNội về công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2015.
![]() |
Thí sinh trao đổi với phóng viên về bất cập trong kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục 2015 của Hà Nội. |
Trên cơ sở ý kiến của Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, UBND TP chỉđạo như sau: Giao UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, thống kê, phânloại ngay các đơn thư có liên quan đến việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dụcnăm 2015 của đơn vị mình (nếu có).
Trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo việc giải quyết dứt điểm theođúng quy định của pháp luật; báo cáo bằng văn bản với UBND TP những nội dungvượt thẩm quyền.
Quá trình thực hiện, chú ý phát hiện, xem xét kết luận những trường hợp do việcáp dụng cách tính điểm theo hướng dẫn của Sở Nội vụ liên quan đến quyền lợi củathí sinh.
Văn bản này cũng giao Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra, rà soát,xử lý ngay các đơn thư theo thẩm quyền và các đơn thư khiếu nại do UBND TP giaocó liên quan đến việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2015; báo cáo UBNDTP kết quả giải quyết.
"Trên cơ sở Văn bản số 70/KtrVB-RSHTH&HN ngày 5/2/2016 củaCục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp và ý kiến của đồng chíTrưởng Đoàn công tác, đồng thời căn cứ vào thực tiến diễn ra trên địa bàn Thànhphố Hà Nội mà pháp luật và các văn bản của Trung ương chưa đề cập đến, Ủy bannhân dân Thành phố báo cáo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháptrong tháng 3/2016. Báo cáo cần nêu rõ những nội dung tiếp thu để phục vụ việcxây dựng các văn bản chỉ đạo công tác tuyển dụng viên chức năm 2016 của Ủy bannhân dân Thành phố và các nội dung giải trình đảm bảo phù hợp với thực tiễn trênđịa bàn Thủ đô và các quy định của luật." - trích nội dung văn bản.
Tuy nhiên việc kiểm tra này chỉ rà soát trên đơn thư phảnánh, khiếu nại.
Sự việc hàng loạt thí sinh bất ngờ từ đỗ thành trượt trong kỳtuyển dụng viên chức giáo dục 2015 ở Hà Nội hiện đã kéo dài và chưa được xử lídứt điểm dù đã có chỉ đạo quyết liệt của Bộ Nội vụ.
Mới đây nhất, trongbuổi làm việc ngày 8/3 với UBND TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần AnhTuấn đã nhấn mạnh việc xét tuyển viên chức thực hiện theo vănbản hướng dẫn 2973 của Sở Nội vụ Hà Nội, không đúng quy định pháp luật dẫnđến kiến nghị, khiếu nại của người dự tuyển thì phảihủy kết quả xét tuyển để làm lại. Đồng thời tiến hành kiểm điểm, xử lý tráchnhiệm đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan để xảy ra những sai phạm này
Và giải quyết sự việc không chỉ dựa trên các đơn thư khiếunại mà có nhiều người bị chịu tác động bởi những văn bản không đúng pháp luật vìnhiều lí do mà chưa đứng ra lên tiếng.