Qua số liệu này Sở GD-ĐT thấy rằng, đề làm yên lòng phụ huynh học sinh thì các địa phương xây dựng kế hoạch đi học lại của các em an toàn và chỉn chu. Cụ thể là việc chuẩn bị cơ sở vật chất để phụ huynh yên tâm học sinh trở lại trường an toàn.
>>> Bí thư Nguyễn Văn Nên: Xem xét hoãn cho học sinh lớp 1 đến trường
![]() |
Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT |
Ông Dũng cho biết, Sở GD-ĐT đã chuẩn bị phương án rất cụ thể sau khi có kế hoạch và hướng dẫn các phòng GD-ĐT về kế hoạch học trực tiếp cho từng cấp học.
Ngoài lịch học trực tiếp vẫn phải duy trì các kênh trực tuyến học qua internet vì hiện tại vẫn còn một bộ phận học sinh không tới trường vì nhiều lý do. Việc này nhằm đảm bảo học sinh bắt nhịp và nắm được kiến thức khi không đến học trực tiếp.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng chuẩn bị từ đầu năm phối hợp với các đơn vị để đảm bảo tâm lý cho phụ huynh và học sinh. Giao giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan phải kích hoạt lại tổ tư vấn tâm lý, đảm bảo khi có sự cố thì xử lý với các trường hợp sang chấn tâm lý.
Trước vấn đề kế hoạch học tập đưa ra chưa phù hợp thực tế hiện nay, ông Dũng cho biết Sở GD-ĐT có khung và kế hoạch học trực tiếp, xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn.
“Trong hai tuần thí điểm, cơ bản chúng ta sẽ nắm lại tình hình của các em học sinh khi một thời gian dài học trực tuyến và qua internet. Hướng dẫn cho học sinh đảm bảo trong phòng chống dịch an toàn, hướng dẫn thực hiện 5K và các nội dung liên quan để bảo vệ an toàn cho bản thân”- ông Dũng nói.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay việc việc sử dụng hai tuần thí điểm là để giáo dục quen với cách thức cơ bản trong môi trường học trực tiếp, sau đó có điều chỉnh phù hợp.
Liên quan đến lớp 1, 9, 12 đi học vào ngày 13/12, ông Dũng cho hay căn cứ trên kế hoạch chung, Sở GD-ĐT cùng với Sở Y tế sẽ bồi dưỡng đội ngũ để thẩm định các phương án an toàn về phòng chống dịch. Thẩm định tại một trường ở Quận 1 để làm thí điểm cho 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức trước khi học sinh trở lại học trực tiếp.
Sau hai tuần thí điểm, Sở GD-ĐT và Y tế tổng hợp ý kiến 22 quận, huyện để có để xuất với UBND TP về việc học thời gian tiếp đó.
Phó Giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM cho hay Chủ tịch UBND TP chỉ đạo cụ thể là tiếp tục đi học trực tiếp nhưng phải chuẩn bị thẩm định các phương án an toàn về cơ sở vật chất, đội ngũ, tập huấn cho cả đội ngũ giáo viên, hướng dẫn và tư vấn tâm lý cho HS và phụ huynh. Phải hướng dẫn tâm lý làm sao cho phục huynh yên tâm và vẫn tiếp tục theo dõi tình hình dịch từ nay đến thời điểm đi học, để đảm bảo tới thời điểm đi học có quyết định phù hợp.
Ngoài ra TP.HCM sẽ tiếp tục xin ý kiến Bộ GD-ĐT với chương trình phù hợp với tình hình.
Trước câu hỏi nếu phụ huynh không đồng tình cho con đi học trực tiếp thì làm thế nào? Ông Dũng nói rằng, hiện nay học sinh thành phố đang học tạm tại địa phương khác, các học sinh là đối tương hạn chế di chuyển sẽ không học trực tiếp, mà có phương án đảm bảo có phương án học trực tuyến cho các em.
Nhà trường phải linh hoạt chuyển đổi phương thức dạy học tùy theo tình hình dịch bệnh và cấp độ dịch hay có sự cố xảy ra.
Mọi phương án dù trực tuyến hay trực tiếp, ngành giáo dục vẫn phải đảm bảo chương trình thời lượng cho học sinh, không cứng ngắc về quy định ngày nghỉ học, phải linh hoạt từng đơn vị, từng địa bàn.
Hồ Văn - Minh Anh
Hàng vạn học sinh lớp 12 trở lại trường vào sáng nay trong tâm trạng lẫn lộn, vừa mừng vui vừa lo âu. Nhiều phụ huynh nói họ đã phải 'cân não' khi quyết định cho con đi học trực tiếp.
" alt=""/>Sở Giáo dục TPHCM: 70% phụ huynh không đồng ý lớp 1 đi học cho thấy sự lo lắng![]() |
Ảnh minh họa |
Theo như bạn trình bày, NSDLĐ ký hợp đồng lao động với NLĐ nước ngoài dưới 12 tháng sẽ thuộc loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, có tính chất tạm thời, không thường xuyên. Do đó, theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì khi hợp đồng lao động này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết (dưới 12 tháng) trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Cụ thể với trường hợp của bạn, mặc dù Bộ Luật lao động không quy định giới hạn số lần ký kết đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định, tuy nhiên đối với những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì không được giao kết hợp đồng lao động dưới 12 tháng (theo Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012). Do vậy, bạn không thể ký liên tiếp hai hợp đồng lao động dưới 12 tháng với NLĐ nước ngoài mà tổng số thời hạn của hai hợp đồng này vượt quá 12 tháng. Trường hợp phía bên NSDLĐ muốn tiếp tục giao kết HĐLĐ với NLĐ nước ngoài có thể thực hiện: Giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn (nếu công việc có tính chất thường xuyên).
Theo Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau:
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp này do NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ký HĐLĐ dưới 12 tháng nên sẽ không thuộc đối tượng có đủ diều kiện tham gia BHXH bắt buộc.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Vì tình hình kinh doanh gặp khó khăn thời điểm này, công ty tôi cần thu hẹp sản xuất, giảm nhân lực để duy trì sản xuất nên có thông báo cho một số người lao động nghỉ việc.
" alt=""/>Không cần đóng BHXH cho NLĐ nước ngoài ký hợp đồng dưới 12 tháng"Cháu chưa biết gì về bệnh của mình, chỉ hay hỏi bao giờ con mới khỏi, khi nào thì hết đau. Nghe con nói mà tôi chẳng biết làm thế nào", anh Doanh xót xa.
Gia đình anh thuộc diện khó khăn trên địa bàn xóm Diễn Cầu, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Anh Doanh ở nhà làm ruộng, vợ làm công nhân với thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng, họ có với nhau 3 người con vẫn trong độ tuổi đi học.
Tháng 7/2020, Thảo thường xuyên kêu đau đầu. Đưa con đến bệnh viện tỉnh, anh biết được Thảo có khối u ác tính trong não. Ngay lập tức, hai cha con xuống Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) để điều trị.
Trải qua 6 đợt truyền hoá chất kết hợp với 36 mũi xạ trị, Thảo được về nhà chờ tái khám định kỳ. Những ngày rong ruổi trên bệnh viện, sức khoẻ con suy kiệt đi rất nhiều. Cùng với đó, gánh nặng kinh tế khiến gia đình lao đao. Những khoản thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm của con lên đến 5 triệu đồng/đợt, mà mỗi đợt chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 ngày. Vợ chồng anh Doanh đã phải vay mượn hơn 100 triệu đồng để lo cho con.
Sau khi được về nhà, Thảo tiếp tục đến trường. Niềm vui đi học giúp đứa trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn trở lại, cũng là niềm động viên lớn cho cha mẹ làm lụng, kiếm tiền trả nợ. Chẳng ngờ tháng 4/2023, căn bệnh ác tính một lần nữa quay lại. Khối u tái phát vào ngực gây khó thở, tình trạnh phức tạp hơn trước rất nhiều.
Để ngăn chặn khối u phát triển, bác sĩ ra phác đồ truyền hoá chất 7 đợt. Lần này, tiền thuốc mà vợ chồng anh Doanh phải trả lên đến hơn 6 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí đi lại, sinh hoạt khác.
Những cơn đau kéo đến dồn dập "đánh gục" niềm hy vọng của Thảo. Không ít lần, con hỏi bố về cơ hội khỏi bệnh của mình. Nhìn con đau đáu giấc mơ đến trường, anh Doanh không biết làm cách nào ngoài an ủi con, trong khi chính anh cũng đang hết sức mông lung về tương lai.
"Bác sĩ nói nếu hợp thuốc, con sẽ được phẫu thuật cắt khối u ở ngực, nhưng chưa biết ngày nào mới được về nhà. Chúng tôi lo cho con, lo cả kinh phí thời gian sắp tới. Gần 2 năm mới trả hết được khoản nợ cũ, giờ lại tiếp tục vay, nhưng cũng không còn nơi nào để vay thêm được nữa rồi", anh lo lắng.
Tuy nhiên, số tiền cần để chữa bệnh thời gian tới cùng chi phí ca mổ trở thành gánh nặng quá lớn. Bởi gia đình anh Doanh đã vất vả, chắt bóp suốt gần 2 năm trời mới trả nổi 100 triệu đồng trước đây vay mượn. Hiện vợ chồng anh không thể vay thêm được nữa do không còn khả năng chi trả.
Rất mong qua báo, bạn đọc hảo tâm có thể đồng cảm, động viên, giúp đỡ gia đình anh vượt qua khó khăn, bé Thảo có thêm kinh phí chữa bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Nguyễn Viết Doanh, xóm Diễn Cầu, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. SĐT: 0396231866 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.009(em Nguyễn Viết Thảo) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |