Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW và Nghị quyết 70/NQ-CP, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công (NCC) và an sinh xã hội ở tỉnh Bắc Ninh năm 2020 đạt được nhiều thành tựu.Nâng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người nghèo
Thực hiện mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo. Qua đó, điều kiện sống, thu nhập của người nghèo trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt.
Năm 2020, hàng nghìn hộ nghèo ở Bắc Ninh đã được thụ hưởng chính sách, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Ngoài kinh phí của Trung ương, nguồn xã hội hóa đối với công tác an sinh xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã chi ngân sách bảo đảm xã hội tính với kinh phí hơn 609 tỷ đồng (tính đến ngày 15/11/2020).
Ngoài những đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả, thì Bắc Ninh còn hỗ trợ cho một số đối tượng đặc thù được hưởng 100% kinh phí tham gia BHYT như người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi (sớm hơn 15 tuổi so với quy định của Trung ương), hộ cận nghèo, đảng viên dưới 75 tuổi được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng... Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1,3 triệu người tham gia BHYT, đạt hơn 93,5% dân số, cao hơn mức bình quân cả nước.
Năm 2020 Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã triển khai tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 13 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Mặt trận Tổ quốc các cấp đã triển khai xây dựng 155 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với số tiền hỗ trợ trên 10 tỷ đồng.
 |
Vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019 tại Bắc Ninh |
Cùng với xây dựng nhà ở, người nghèo trên địa bàn còn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục và đào tạo, nước sạch, thông tin truyền thông, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý...
Nhờ sự quan tâm, nỗ lực vì người nghèo, người nghèo ở Bắc Ninh được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: BHYT, giáo dục đào tạo, nước sạch nhà ở, thông tin truyền thông, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý. Đến cuối 2020, toàn tỉnh còn 3.816 hộ nghèo, bằng 1,04%; giảm 749 hộ (bằng 0,23%) so với đầu năm 2020. Hộ cận nghèo còn 5.524 hộ, giảm 1.155 hộ, hiện còn 1,50%. Trong đó, TP.Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhiều nhất, còn 0,09%. Huyện Gia Bình tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, 2,10%.
Người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng nơi sinh sống
Thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC, tại tỉnh Bắc Ninh, 100% người đủ điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Cùng với đó, Bắc Ninh áp dụng các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với NCC và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, học nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đến năm 2020, đời sống của NCC và gia đình NCC được đặc biệt cải thiện: hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC là 3.325 nhà, nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở NCC từ 48 triệu đồng/hộ lên 72 triệu đồng/hộ; bảo đảm NCC và gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
100% người dân được sử dụng nước sạch đạt vệ sinh
Năm 2016, thực hiện “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau 5 năm thực hiện, 100% người dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,8%; Tỷ lệ trạm y tế khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100 %; Tỷ lệ hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 80%.
 |
Năm 2020, Bắc Ninh sẵn sàng trở thành tỉnh nông thôn mới |
Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, Bắc Ninh còn phối hợp với báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn nhằm tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và ứng xử với môi trường. Kết hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMT năm tại các huyện, thị trong Tỉnh. Qua đó người dân hiểu, nhận thức được về nước sạch và VSMT ngày càng cao.
Bảo đảm thông tin: Thêm 400.000 thuê bao điện thoại di động
Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ với hệ thống tổng đài kỹ thuật số hiện đại, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh đã được cáp quang hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến và đấu vòng riêng. Mạng ngoại vi đã từng bước được quy hoạch xây dựng ngầm hóa trên phạm vi toàn tỉnh. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến tất cả các xã…
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh, năm 2020 toàn tỉnh đã phát triển thêm khoảng 400.000 thuê bao điện thoại di động, tăng 7% so với năm 2019.
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có gần 2,2 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ mật độ 156 thuê bao/100 dân. Thuê bao sử dụng internet đạt mật độ 73 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh là 130.000 thuê bao, đạt mật độ 9 thuê bao/100 dân.
Hạ tầng viễn thông - CNTT tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, trong năm 2020, tỉnh triển khai Đề án tái cấu trúc mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh; triển khai thí điểm 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong I; lắp đặt gần 300 camera tại các điểm trọng yếu, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và điểm nút giao thông quan trọng. Công tác an toàn, an ninh thông tin mạng được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Đình Sơn
" alt=""/>Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’
Tôi lên xe hoa với Hiếu - con trai một gia đình khá giả và quyền thế sau khi chia tay mối tình tám năm.Mọi người chắc hẳn sẽ nghĩ tôi ham giàu sang, phụ bạc người cũ. Thế nhưng, sự thực là tôi bị cắm sừng. Hẹn hò nhiều năm nhưng chưa bao giờ anh đặt vấn đề cưới xin.
Cả thanh xuân tôi dành cho anh, đến chung sống, lo lắng cho anh như một người vợ thực thụ.
 |
Ảnh: Asiaone |
Quần áo anh mặc đi làm đều là tiền tôi dành dụm mua cho. Tôi những tưởng, mình hi sinh như vậy, rồi sẽ có ngày được anh đền đáp.
Cuối cùng, tôi đau đớn phát hiện anh ngoại tình. Tôi tìm đến nhà nghỉ đánh ghen. Họ trơ tráo mắng tôi không có quyền can thiệp. Vì tôi không phải vợ hợp pháp của anh. Tôi chia tay anh trong một chiều mưa.
Suốt một tháng, tôi đau khổ rồi cũng lấy lại được tinh thần. Người ta nói: “Phụ nữ đẹp khi không thuộc về ai”. Tôi rạng rỡ, yêu đời và đẹp hơn xưa. Bạn bè ai cũng ngưỡng mộ.
Tôi gặp Hiếu trong một sự kiện. Cả hai nảy sinh tìm cảm và quyết định làm đám cưới chỉ sau bốn tháng tìm hiểu.
Người quen cho rằng tôi vội vàng yêu Hiếu để khỏa lấp nỗi đau bởi tình cũ gây ra. Tôi thừa nhận, cảm xúc dành cho anh không mãnh liệt như dành cho người cũ nhưng hoàn toàn là chân thành.
Hai bên gia đình nhanh chóng bàn bạc hôn sự. Gia đình Hiếu đối đãi với tôi rất tốt. Họ mua nhà, cho tiền tôi tự sắm sửa theo ý thích.
Bố mẹ chồng tương lai còn hỏi tôi kỹ càng về phong tục, tập quán cưới xin ở quê, để chuẩn bị cho đúng.
Tin tôi lấy chồng đại gia đến tai người yêu cũ. Anh đột ngột nhắn tin chúc mừng, tôi tử tế đáp lại lời cảm ơn.
Ngày cưới, tôi không mời nhưng anh chủ động đến dự. Lúc chú rể đang mải tiếp khách, người yêu cũ bất ngờ rỉ tai hẹn gặp tôi nói riêng vài câu.
Anh nói có dự án đang gọi vốn đầu tư 2 tỷ và muốn tôi giúp bằng cách moi tiền nhà chồng. Anh vạch ra một kế hoạch táo bạo cùng đường đi nước bước…, tôi chỉ việc thực hiện.
Người cũ không quên nhắc chuyện năm xưa cả hai có nhiều video mặn nồng. Nếu tôi giúp anh, anh sẽ chủ động xóa toàn bộ hình ảnh. Ngược lại, toàn bộ tư liệu sẽ chuyển cho nhà chồng tôi.
Lời anh nói nhỏ nhẹ nhưng như tảng đá nặng, khiến lòng tôi nặng trĩu. Tôi bất chợt rùng mình sợ hãi con người ấy, anh không chỉ xảo quyệt mà còn mưu mô, vụ lợi. Tại sao tôi có thể yêu và tôn thờ suốt từng ấy năm.
Đêm tân hôn, khuôn mặt tôi ủ dột. Chồng gặng hỏi nhưng tôi không dám tiết lộ mọi chuyện.
Tôi phải làm gì đây? Thú nhận với chồng hay mặc kệ, nghe theo sự sắp đặt của người cũ?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!

'Nếu em sống vì hiện tại đã không có ngày mai đầy hối tiếc'
Tôi ngoại tình. Chỉ cần dữ kiện này thôi tôi đã nhận đủ gạch đá để xây nhà. Tôi biết tôi sai hoàn toàn khi tự mình phá hỏng cuộc hôn nhân gần 10 năm. Nhưng...
" alt=""/>Cô dâu rùng mình trước đề nghị của người cũ trong ngày cưới