
Công ty cô cho phép nhân viên nghỉ Tết từ ngày 28 Âm lịch. Tiền thưởng của Vui năm ấy cũng chỉ đủ mua chút quà. Cô bạn 24 tuổi cũng không đủ thời gian sắm sửa đồ đạc, chỉ biết nhanh chóng đặt lịch về quê.
Hết lần này đến lần khác, các nhà xe đều từ chối yêu cầu đặt xe của Kim Vui, không hết vé cũng "không hứa trước, đến bến xe còn chỗ trống thì đi".
"Gọi điện hỏi ít nhất 5 nhà xe, rẻ nhất cũng là 450.000 đồng, đắt nhất là 600.000 đồng hoặc hơn. Đã vậy, chưa chắc ra bến xe sẽ có chỗ tốt. Tôi sợ cảnh chen lấn, ngồi chật chội, vi phạm an toàn giao thông", Kim Vui nói với Zing.vn.
Kim Vui quyết định ở lại Sài Gòn. Cô cũng đón bố mẹ và em trai lên thành phố hưởng cái Tết xa nhà.
Không chỉ Kim Vui, nhiều người cũng quyết định không về quê vì nhiều lý do như vé tàu, máy bay đắt đỏ, không kịp đặt. Ngoài ra, với người được thưởng không nhiều hay tiền kiếm được trong năm không bao nhiêu, họ cũng chọn cách ở lại thành phố ăn Tết.
 |
Chi phí đắt đỏ, xe cộ đông đúc là nguyên nhân khiến nhiều người ở lại thành phố lớn ăn Tết. Ảnh: Ngọc An. |
"Quyết định sáng suốt"
Sau một năm từ ngày quyết định ăn Tết Nguyên Đán 2019 tại Sài Gòn, Kim Vui cho rằng đấy là quyết định sáng suốt.
Kẹt xe tại cao tốc Trung Lương, khách ngồi vật vã trên cả ngày trời mới về đến nhà, tiền xe đội giá, khách bị móc túi, hành lý thất lạc... Trước những thông tin Kim Vui đọc được trên báo những ngày sau đó, cô chỉ biết thở phào nhẹ nhõm vì không về quê những ngày quá cận Tết.
Cha mẹ và em trai Kim Vui đi xe khách lên Sài Gòn cũng rất thoải mái.
"Dịp Tết, lượng người đi xe khách lên thành phố rất ít. Vé xe cũng không tăng, chi phí của 3 người chỉ bằng vé mình đi về nhưng tâm lý lại thoải mái hơn nhiều", Vui nói.
 |
Giao thông ùn tắc ngày Tết là điều không tránh khỏi. Ảnh: Việt Linh. |
Gia đình 4 thành viên của Kim Vui cũng được dịp tận hưởng không khí yên bình, vắng lặng của của Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên cả nhà Vui ăn Tết ở thành phố, vì vậy cô có cảm giác rất khác.
Đến khi hết Tết, Vui cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần làm việc. Người nhà cô về quê cũng không vướng cảnh kẹt xe.
Tuy nhiên, Kim Vui nhận ra một điều ăn Tết ở Sài Gòn chỉ được cảm giác bình yên chứ không thể hưởng trọn vẹn không khí ngày xuân.
"Ở Sài Gòn, Tết sẽ không có cảnh hàng xóm, người thân đến chúc mừng. Cha mẹ vì thương con cô đơn nên đồng ý lên đây cùng, chứ mình thấy ông bà cũng không mấy vui vẻ khi ăn Tết nơi quê người", Vui nói.
Nghĩ vậy, năm nay Kim Vui cố gắng hoàn thành công việc trước ngày đưa ông Táo. Những ngày gần đây, cô có dư thời gian sắm sửa đồ đạc, mua quà về cho gia đình. Cô dự định về quê ngày 25 Âm lịch.
"Nếu được, về quê vẫn thích hơn", Kim Vui kết luận.
"Ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà"
Nói ăn Tết ở thành phố lớn là "giải pháp tối ưu" tránh kẹt xe, không quá mệt mỏi khi trở lại làm việc nhưng với một số người, không phải ai cũng muốn điều đó.
"Năm nay, mình quyết định ở lại Sài Gòn ăn Tết chỉ vì không đủ tiền về quê", Anh Thi (25 tuổi, Đồng Tháp) nói.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Anh Thi lên Bình Dương làm công nhân.
Lương mỗi tháng 6 triệu, trừ tiền phòng trọ ở ghép là 1,3 triệu đồng, mỗi tháng Thi phải gửi về quê 3 triệu đồng phụ nuôi em trai ăn học. Đến cuối năm, công nhân như anh được thưởng mỗi người 500.000 đồng, tiền tiết kiệm trong năm cũng không được bao nhiêu.
"Tiền để dành không có, về quê không chỉ tốn nhiều mà còn phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ hàng xóm, họ hàng. Người ta luôn nghĩ mình có dư khi lên Bình Dương làm việc, nhưng lương công nhân chỉ đủ nuôi bản thân thôi", Thi nói.
Quyết định không về quê ăn Tết của Anh Thi cũng bị gia đình phản ứng. Anh liên tục bị mẹ gặng hỏi, bị bố nói "lần sau đừng về nữa", "con với cái có cái Tết cũng không chịu về".
Thi cảm thấy khổ tâm vì bố mẹ chưa hiểu cho nỗi khổ của mình. Anh định qua Tết để dành thêm được ít tiền mới xin nghỉ phép về quê cùng gia đình.
"'Không có tiền, tôi không nghĩ đến việc về quê. Tuy nhiên, với những người con xa quê, ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà", Thi khẳng định với Zing.vn.
 |
Quây quần bên gia đình quan trọng hơn cả việc bạn mang bao nhiêu tiền về quê ăn Tết. Ảnh: FB. |
"Đón giao thừa không có gia đình là một mất mát"
"Tôi từng nghĩ đến chuyện không về quê ăn Tết nên bây giờ phải hối hận. Lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kiếm tiền, đến khi cha mẹ già không còn mới nhận ra về nhà với gia đình mới là điều quan trọng nhất".
Dòng comment của Tuấn Nguyễn để lại dưới bài viết "Không về quê ăn Tết" trên mạng xã hội thu hút hơn 1.000 lượt thích và nhiều lượt tương tác.
Theo nhiều người, ăn Tết ở quê tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là được đoàn viên cùng gia đình, đón giao thừa bên mâm cỗ, chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm.
"Tôi là người ở Bạc Liêu nhưng chọn Hà Nội là nơi làm việc và sinh sống. Đi làm xa quê, đã nhiều năm không về nhà ăn Tết. Cha mẹ không còn, họ hàng không có, việc về quê với tôi không còn nhiều ý nghĩa nữa", Hải Linh (31 tuổi, Bạc Liêu) nói với Zing.vn.
Lần cuối cùng Linh cảm nhận không khí Tết đoàn viên là 10 năm trước, khi cha mẹ anh còn đủ đầy. Đến khi cả hai mất đi, ở quê nhà điều kiện kinh tế không thuận lợi nên anh chọn cách làm ăn xa nhà.
Trong 10 năm xa quê, anh Linh cũng từng một lần về quê ăn Tết, nhưng đó chỉ là sự nhạt nhẽo. "Đón giao thừa khi không có gia đình, đó là một mất mát", Hải Linh nói.
Vì vậy, Linh quyết định bán nhà và dọn hẳn ra Hà Nội sinh sống. Thỉnh thoảng anh có về quê thăm hỏi họ hàng, còn việc ăn Tết anh chọn về quê vợ ở Thái Bình để cảm nhận không khí gia đình.
"Các bạn cứ tranh thủ sắp xếp về quê ăn Tết. Tiền bạc còn kiếm lại được nhưng cha mẹ già không biết ở với chúng ta được bao lâu. Có người thèm về nhà cùng gia đình nhưng không được", Hải Linh nói.

Con đường hoa mai rực rỡ sắc xuân ở Sài Gòn
Đường mai vừa được tạo nên tại Nhà Văn hóa thanh niên TP.HCM thu hút đông đảo người dân đến chụp ảnh, tạo nên sắc xuân trên phố.
" alt=""/>Tôi từng không về quê ăn Tết nên bây giờ phải hối hận
Tôi năm nay 27 tuổi. Sau 5 năm tốt nghiệp đại học, tôi có được vị trí trưởng phòng tại một công ty lớn. Có công việc thu nhập tốt, thú thật tôi cũng muốn tìm cho mình một người bạn đời tương xứng.Thời gian vừa qua, nhờ mục kết bạn trên đài, tôi quen em.
Em hơn tôi 2 tuổi nhưng cách nói chuyện rất hợp. Hằng ngày, liên tục chia sẻ về sở thích, công việc… khiến chúng tôi gần nhau hơn.
Tuy nhiên sau nhiều tháng trò chuyện qua mạng xã hội và điện thoại, em mới đồng ý cho tôi buổi hẹn đầu tiên.
Ở lần gặp này, tôi thực sự bị em cuốn hút. Tôi không ngờ em lại còn xinh đẹp hơn những tấm ảnh trên mạng mà chúng tôi trao đổi cho nhau.
Em giới thiệu mình làm kế toán cho một công ty tư. Không chỉ xinh đẹp, cách nói chuyện và cư xử của em vô cùng lịch thiệp, dễ thương khiến tôi bị chinh phục ngay từ lần gặp đầu tiên.
Tuy nhiên điều khiến tôi hơi phân vân là tại sao một cô gái hoàn hảo như em nay đã 29 tuổi vẫn chưa có ai. Khi tôi hỏi chuyện quá khứ, em lảng tránh bằng cách trả lời: ‘Em không may mắn trong đường tình duyên’.
Chúng tôi yêu nhau nhanh chóng. Quen em, tôi mới biết, ngoài một số người bạn thân thiết, em có rất ít các mối quan hệ. Vào cuối tuần, em thường về quê 2 ngày. Nhiều lần, tôi rủ em ở lại Hà Nội để đi chơi xa nhưng em đều từ chối.
Sau nửa năm yêu nhau, tôi muốn tiến xa hơn với em. Gia đình tôi, bạn bè đều biết em nhưng em rất e ngại giới thiệu tôi với người nhà phía bên em.
Do tôi hối thúc nhiều, tuần vừa rồi, em đưa tôi về quê em. Gia đình em bình thường, bố mẹ là công nhân về hưu. Mọi người đều rất quý tôi. Ông bà hồ hởi mổ gà, làm cơm đãi con rể tương lai.
Có người yêu xinh đẹp, nóng bỏng, gia đình lại hiền hậu, mến khách tôi vô cùng hạnh phúc.
Mọi chuyện diễn ra êm đẹp cho đến lúc gần đến bữa cơm trưa, thấy thiếu bia, tôi xung phong đi xe máy đến cửa hàng tạp hóa đầu làng để mua.
Bà chủ hàng vui vẻ hỏi chuyện tôi. Tôi bảo mình là bạn của em. Bà chủ hàng tạp hóa nói: ‘Khổ thân cái T. (người yêu tôi). Con bé đẹp người, đẹp nết mà vớ phải thằng chồng tồi, giờ khổ cả đời’.
Tò mò, tôi hỏi chuyện thì được biết, T. đã có một đời chồng và con gái của em nay đã 3 tuổi. Chồng cũ em thường xuyên đánh đập, ăn chơi nên họ đã ly thân. Bà chủ hàng kia cũng không biết em đã ly hôn chưa.
Con gái em thường ở với ông bà ngoại. Lúc tôi đến chơi nhà thì không thấy đứa trẻ con nào. Tôi đoán vì sợ lộ chuyện em đã gửi con ở một nơi nào đó.
Tôi nghe ù hết cả hai tai. Lấy cớ mệt, tôi xin bà chủ cửa hàng cốc nước rồi hỏi thêm chuyện về em.
Không chỉ bà chủ cửa hàng, một vài hàng xóm nhà em đến mua đồ cũng xác nhận như vậy.
Chán ngán và quá bất ngờ, tôi phóng xe ngay về thành phố vì không còn tâm trí nào để ngồi ăn cơm trưa ở nhà em.
Giờ tôi mới hiểu, sao em xinh đẹp, duyên dáng như vậy lại chưa có gia đình, lại ‘chiếu cố’ để yêu tôi.
Vừa uất hận vừa tủi thân, tôi về phòng và đóng cửa lại mặc máy điện thoại có hàng chục cuộc gọi nhỡ của em.
Sau hôm đó, em thú nhận với tôi em là gái đã có chồng. Hiện, hai vợ chồng đang hoàn tất thủ tục ly hôn do trước đó chồng cũ của em gây khó dễ, không muốn ly hôn.
Em xin lỗi tôi và lý giải bởi em sợ mất tôi nên mới nói dối. Em mong tôi cho em cơ hội để hai đứa có thể đem hạnh phúc cho nhau.
Tôi yêu em thật lòng nhưng tôi quá sốc vì bị em lừa dối. Một mối quan hệ bắt đầu bằng sự dối trá liệu có lâu bền? Tôi đang rối quá, xin độc giả cho tôi lời khuyên.

Mệt mỏi chồng chấp nhặt vợ từng câu nói, rồi mang ra chì chiết
Trong lúc hai vợ chồng nói chuyện, tôi lỡ miệng câu nào là chồng tôi nhớ mãi, găm vào đầu rồi mỗi lúc vợ chồng cãi nhau lại đem ra chì chiết.
" alt=""/>Chàng trai tâm sự cú lừa đắng chát của bạn gái xinh đẹp, nóng bỏng