- Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1996, quê Thanh Hóa) đang học năm nhất tại khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương HN. Thế nhưng, mùa thu năm nay, cô bạn này sẽ sang Mỹ để học trường ĐH Earlham, sau khi giành được suất học bổng toàn phần trị giá 3,5 tỷ đồng. Không phải ai cũng biết rằng, việc săn học bổng du học của Quỳnh Anh là một hành trình khá gian nan.Từng nghĩ, du học là chuyện xa vời
Vốn là một cô gái cá tính và năng động, từ nhỏ Quỳnh Anh đã mong muốn được đi xa để học hỏi và khám phá thế giới. Tuy vậy, cô bạn này nghĩ rằng, đi du học là ước mơ ngoài tầm với vì chỉ dành cho những bạn nhà siêu giàu hoặc có huy chương quốc tế. Để chạm tay vào giấc mơ du học, Quỳnh Anh chỉ còn một cách duy nhất là xin học bổng.
Thế nhưng, ở Thanh Hóa không có các trung tâm tiếng Anh lớn dành cho các học sinh muốn đi du học nên cô bạn gần như phải tự học hoàn toàn. Dù từng là bí thư chi đoàn, thường vụ BCH Đoàn trường THPT Chuyên Lam Sơn và tham gia một số câu lạc bộ trong trường, nhưng Quỳnh Anh vẫn thừa nhận rằng ở đây không nhiều các hoạt động ngoại khóa như các thành phố lớn. Trong khi đó, hoạt động ngoại khóa năng nổ là một tiêu chí quan trọng khi xét học bổng du học. Lúc ấy, Quỳnh Anh vẫn nghĩ rằng cơ hội dành được học bổng với một học sinh ngoại tỉnh như cô là quá mong manh!
Sau đó, Quỳnh Anh tham gia cuộc thi Young Leaders Award; tham dự Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam…, ở đây, cô bạn được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước nên càng có thêm động lực để thực hiện mục tiêu du học của mình.
“Con mới có 18 tuổi”!
Quỳnh Anh bắt đầu apply học bổng vào năm học lớp 11 và được lọt vào top 16 để phỏng vấn nhưng bị trượt. Cô bạn đã từng tâm sự rằng: “Cú ngã đó đã làm mình buồn một thời gian dài vì nghĩ rằng thế là hết! Không có học bổng thì mình không thể đi du học được. “Mẹ mình động viên rằng “Con cứ sống bình thường không được à?”. Bình thường nghĩa là như bao bạn bè khác, thi ĐH và học ĐH ở trong nước. Nhưng khi đó, mình đã trả lời: “Con mới có 18 tuổi!”.
Vì mới có 18 tuổi, nên Quỳnh Anh biết mình phải đứng dậy sau thất bại. Khoảng 3 tuần trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Quỳnh Anh lại quyết định một lần nữa apply học bổng. Bố mẹ cô bạn đã phản đối kịch liệt vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã quá gần. Sau khi lập một kế hoạch cụ thể về việc xin học bổng và gửi cho bố mẹ, cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý cho cô bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình với điều kiện phải thi vào trường ĐH Ngoại thương và đạt ít nhất 24 điểm.
Chỉ dành vỏn vẹn 3 tuần để ôn thi ĐH, cuối cùng Quỳnh Anh đã đỗ vào khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương với đúng 24 điểm. Sau đó, vừa học Ngoại thương, cô bạn vừa cần mẫn học chứng chỉ TOEFL, SAT và làm hồ sơ để chuẩn bị cho đợt apply học bổng lần thứ hai.
“Có lần khu trọ bị cắt internet một tuần, mình ngồi ở quán café dùng wifi để hoàn thành các bài luận. Gần 11 giờ đêm, quán cafe đóng cửa, mình đi bộ về nhà sau khi nhận được lời nhận xét:"I'm very disappointed by your first draft" (Dịch: Tôi rất thất vọng về bài viết đầu tiên của bạn”) cho bài tiểu luận chính. Chỉ còn ánh đèn vàng leo lét chiếu xuống mặt đường còn đọng đầy những vũng nước bẩn, mình cắn chặt môi để không khóc, tự nhủ là sẽ không bao giờ quên giây phút này” - Quỳnh Anh kể.
“Chiến đấu” tới giây phút cuối
Gặp khá khó khăn trong hành trình săn học bổng du học, cuối cùng Quỳnh Anh cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình. Đối với Quỳnh Anh, suất học bổng 3,5 tỉ đồng của trường ĐH Earlham (Mỹ) giống như một giấc mơ nhưng cũng như phần thưởng xứng đáng. Cô bạn chia sẻ: “Điều quan trọng nhất mình học được trong quá trình săn học bổng là cách vượt qua tự ti để chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Mình nhận ra rằng hãy cứ làm hết sức mình, nếu được thì tốt, không được cũng không phải chấm hết. Vì chắc chắn, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không những thế, việc cố gắng đạt học bổng du học còn là cách để Quỳnh Anh chứng minh rằng: Học sinh ngoại tỉnh cũng có thể xin học bổng và đi du học, cho dù không có nhiều điều kiện như học sinh thành phố. Tuy ước mơ đã trở thành hiện thực, nhưng theo Quỳnh Anh, việc du học có thật sự tốt hơn học trong nước hay không còn phụ thuộc vào bản thân mình đã cố gắng, nỗ lực như thế trong hành trình sắp tới.
Nguyễn Quỳnh Anh Sinh năm 1996 Học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa; SV năm nhất Khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội Thành tích: - Huy chương vàng cuộc thi Toán tuổi thơ toàn quốc 2007 - Huy chương vàng cuộc thi Tiếng Anh trên mạng Internet 2010 - Giải ba quốc gia môn tiếng Anh 2013 và 2014 - Giải nhì toàn quốc cuộc thi Young Leaders Award 2011 do ĐH Melbourne tổ chức - Giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh DAV E-talent 2015 chủ đề "Hội nhập văn hóa" - Top 6 Chung kết cuộc thi tranh biện BNW 2015, chủ đề "Tiến hóa và thoái hóa" - Đại biểu Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam 2013 - Đại biểu Vietnam Youth Icon 2015 - Thường vụ Đoàn trường THPT chuyên Lam Sơn - Cựu trưởng ban biên tập CLB truyền thông Lam Sơn Radio và CTV của nhiều báo tuổi teen.
|
" alt=""/>Hành trình săn học bổng 3,5 tỷ đồng của nữ sinh Thanh Hóa
- Điểm chung của các Huy chương Vàng Olympic châu Á năm nay là đều có phụ huynh là giáo viên, thích chơi thể thao và rất chăm làm việc nhà.  |
Trần Đức Huy – Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á 2018, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Trần Đức Huy – Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm nay, và cũng là thí sinh đạt thành tích cao nhất trong đoàn Việt Nam – chia sẻ, em thấy vui và bất ngờ về kết quả đạt được.
Chia sẻ về lý do đến với Vật lý, Huy nói: “Môn Vật lý hết sức thú vị. Nó giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện đại và là nền tảng của các công nghệ mới trong thế kỷ 21”.
Nam sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Amsterdam khiêm tốn nói rằng, em không nghĩ mình có khả năng đặc biệt, mà chỉ theo đuổi Vật lý vì đam mê.
“Để học tốt Vật lý cần nắm chắc, hiểu rõ bản chất hiện tượng, từ đó ta sẽ suy luận được trong nhiều tình huống khác nhau” – Huy chia sẻ bí quyết học tập của mình.
Em nói, gia đình em không có ai làm công việc gì liên quan đến Vật lý. Mẹ Huy là giáo viên tiểu học, bố là cán bộ công chức. Nhưng gia đình luôn là nguồn động viên lớn, sát cánh cùng em trong những lúc khó khăn.
Học trường chuyên và được chọn tham gia những cuộc thi lớn, nhưng em vẫn luôn cân bằng thời gian giữa việc học tập và thư giãn. “Em thích xem bóng đá, chơi đá cầu. Ngoài việc học, em giúp bố mẹ nấu cơm, lau nhà, phơi quần áo…” – Huy cười khi chia sẻ.
 |
Nguyễn Ngọc Long - Huy chương Vàng Olympic Vật lý 2018, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá - chia sẻ niềm vui cùng gia đình. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nói về cậu con trai Nguyễn Ngọc Long – một trong 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm nay, chị Nguyễn Thị Nghiêm, mẹ em, dùng những từ ngữ hết sức dè dặt. Chị Nghiêm vẫn còn hết sức xúc động và vui mừng trước thành tích của cậu con trai.
Chị nói, “Long là một cậu bé tự giác, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Từ năm học cấp 2, cháu đã học đều các môn, nhưng quyết định chọn thi chuyên Lý Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Năm đó, con đỗ thủ khoa Lam Sơn và á khoa Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Thời điểm đó cũng là một khó khăn cho con khi phải lựa chọn giữa 2 trường. Tuy nhiên, gia đình chỉ phân tích và luôn tôn trọng quyết định của con”.
Chị chia sẻ, do mẹ là giáo viên nên có hỗ trợ con trong cách học, phương pháp. Nhưng thành tích đạt được chủ yếu là nhờ khả năng tự học của con, cộng với sự đồng hành của thầy chủ nhiệm cũng là thầy dạy môn Vật lý trong suốt 3 năm cấp 3. Ngoài ra, con cũng tìm tòi thêm tài liệu, sách vở trên mạng để mở rộng kiến thức.
Ở nhà, cậu học sinh Lam Sơn được mẹ nhận xét là tự lập và cá tính mạnh mẽ. “Con đi học về vẫn nấu cơm, giặt giũ quần áo, tự phục vụ bản thân mình, bố mẹ không phải lo cho con những việc đó”.
Nhắc đến chuyện này, Long chỉ cười xoà không muốn chia sẻ.
 |
Nguyễn Ngọc Long chia sẻ, ngoài giờ học, em thích xem phim, nghe nhạc, đọc sách và giúp bố mẹ việc nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nhận xét về đề thi năm nay, em cho rằng đề thi thú vị và khá dài.
“Càng gần ngày thi, em càng học ít đi để giữ cho tâm lý thoải mái. Em không có lịch học cụ thể. Thường thường, sáng em đến lớp, chiều đi học thêm hoặc chơi thể thao. Tối em học khoảng 1-2 tiếng. Những lúc cần thì em học khuya, nhưng luôn cố gắng thoả mãn những sở thích của bản thân”.
Ngoài giờ học, em thích nghe nhạc, xem phim, đôi khi đọc sách.
 |
8 thí sinh đoàn Việt Nam tham dự Olympic Vật lý châu Á 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Là thí sinh duy nhất đến từ phía Nam, Nguyễn Văn Thành Lợi – học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước – cũng giành tấm Huy chương Vàng trong mùa Olympic năm nay.
Lợi chia sẻ: “Em ở Bình Phước nên không có nhiều điều kiện tiếp cận kiến thức mới và chuyên sâu như các bạn ở thành phố lớn”. Ý thức được điều đó, nên ngoài việc tập trung học ở trên lớp, em chủ động tìm tòi tài liệu để nâng cao kiến thức.
Nam sinh Bình Phước tự nhận, em học rất tập trung nhưng chơi cũng hết mình. Đặc biệt em rất thích thể thao và chơi được nhiều môn, nhưng giỏi nhất vẫn là bóng đá và cầu lông.
Nói về sự đồng hành của gia đình, Lợi chia sẻ: “Bố mẹ em đều là giáo viên. Gia đình luôn động viên và ủng hộ niềm đam mê Vật lý của em. Bố mẹ có góp ý nhưng không bao giờ bác bỏ ý kiến của em”.
Kế hoạch gần nhất của Lợi là chuẩn bị tốt cho Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 7 năm nay. Sau đó, em sẽ tập trung học tiếng Anh để tìm kiếm học bổng du học. Mơ ước của em là được ngồi trên giảng đường của ĐH Quốc gia Singapore.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Các chàng trai vàng Olympic đều rất chăm làm việc nhà