Theo đó để đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như tàu bay trong quá trình khai thác, Cục HKVN đã ban hành Chỉ thị cấm hành khách, thành viên tổ bay mang máy tính xách tay 15-inch Macbook Pro sản xuất và tiêu thụ từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2017 có pin bị triệu hồi khi đi tàu bay dưới mọi hình thức. Cấm việc vận chuyển bằng đường hàng hoá đối với loại máy tính xách tay này. Hành khách cố ý làm trái quy định có thể bị từ chối vận chuyển và xử phạt theo quy định.
Các hãng hàng không thông tin tới tất cả các đại lý, phòng vé của mình, xây dựng quy trình kiểm soát, các câu hỏi an ninh đối với hành khách khi làm thủ tục lên tàu bay (check-in) để thực hiện đúng nội dung này.
Bên cạnh đó xây dựng quy trình phối hợp với hành khách và các bên liên quan trong việc xử lý đối với những máy tính được phát hiện và bị cấm vận chuyển, tránh làm mất mát tài sản của hành khách khi đi tàu bay, đồng thời xây dựng quy trình ứng phó, xử lý đối với tình huống máy tính được phát hiện cùng hành khách ở trên chuyến bay.
Các cảng hàng không triển khai nội dung này tới các đơn vị liên quan (các đơn vị phục vụ mặt đất, đơn vị an ninh…), xây dựng quy trình kiểm soát, các câu hỏi an ninh đối với hành khách khi làm thủ tục check-in để đảm bảo thực hiện đúng nội dung này.
Các cảng vụ, đại diện cảng vụ tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và các bên liên quan trong việc thực hiện nội dung này.
Trên chuyến bay, nếu tổ bay nhận thấy hành khách có mang theo và sử dụng Mackook Pro như trên tổ bay cần ngay lập tức hướng dẫn để hành khách thực hiện các yêu cầu như: tắt nguồn máy tính, không sạc pin và tuân thủ theo đúng quy trình ứng phó được hãng xây dựng.
Các hãng hàng không báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam ngay khi có các vi phạm liên quan.
Theo Cục HKVN, việc cấm này được thực hiện theo căn cứ văn bản triệu hồi số 19-152 của Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm máy tính xách tay 15inch Macbook Pro sản xuất và tiêu thụ từ tháng 9/2015 – tháng 2/2017. Đồng thời cũng căn cứ quyết định cấm vận chuyển máy tính xách tay 15inch Macbook Pro sản xuất và tiêu thụ từ tháng 9/2015 - tháng 2/2017 của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA).
Giữa tháng 6/2019, Apple đã phát đi thông cáo cho biết một lượng máy MacBook Pro được bán ra từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2017 gặp lỗi về pin có thể quá nhiệt, từ đó dẫn đến phát nổ và bốc cháy. Cụ thể, model MacBook Pro có nguy cơ phát nổ là MacBook Pro màn hình 15 inch sản xuất năm 2015.
Đến hiện tại, Apple đang tiến hành thu hồi và thay thế pin miễn phí cho những máy bị ảnh hưởng.
Theo số liệu từ Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ, đã có 432.000 máy MacBook Pro lỗi pin đã được bán ra tại Mỹ và 26.000 tại Canada. Tính đến thời điểm hiện tại, Apple đã ghi nhận 26 trường hợp pin quá nhiệt, trong đó có 5 trường hợp bị bỏng nhẹ, 1 trường hợp hít phải khói độc và 17 trường hợp tài sản cá nhân bị tổn hại.
Theo GenK
" alt=""/>Việt Nam chính thức cấm mang Macbook Pro lên máy bay![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: bacninh.gov.vn |
Thực tế, tại địa bàn trung tâm, nơi các dự án đang được triển khai mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã sớm hoàn thành kế hoạch cho năm 2018 ngày từ đầu quý I/2017. Một trọng những nhân tố tạo ra cú hích đột phá và then chốt cho sự ổn định và tiềm năng của thị trường bất động sản Bắc Ninh chính sách cải cách Luật sở hữu nhà ở tạo thuận lợi cho người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam.
Chính sách nới lỏng lãi suất cho vay mua nhà cũng kích thích sự quan tâm của thị trường vào bất động sản. Ngoài ra, việc phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông, hạ tầng tiện ích xung quanh thành phố cũng tác động tích cực và thị trường bất động sản thành phố Bắc Ninh trong thời gian qua.
Bắc Ninh với tốc độ phát triển kinh tế bình quân trên 10% năm, đứng Top đầu của cả nước, cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội hoàn chỉnh, Bắc Ninh được biết đến như một điểm đầu tư mới đầy hấp dẫn với chỉ số năng lực cạnh tranh luôn đứng trong tốp đầu của cả nước, Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao như Canon, Samsung, Microsoft, ABB, Foxconn… quy tụ tại các khu công nghiệp trọng yếu.
Theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, trong quý I/2017, Bắc Ninh thu hút được 2,61 tỷ USD. Cụ thể, tính đến ngày 20/3/2017, Bắc Ninh có 27 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký là 116,02 triệu USD. Số lượt dự án tăng vốn là 13 dự án với số vốn tăng thêm là 2,483 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2015, số dự án và số vốn đăng ký đều tăng mạnh. Trong năm 2016, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh có 110 dự án đăng ký mới với 467,59 triệu USD tổng vốn đầu tư; 285 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư...
Các dự án FDI có quy mô lớn đầu tư tại Bắc Ninh trong quý I/2017 tiêu biểu như: Dự án Hanwha Techwin Security của Công ty Hanwha Techwin Security (Hàn Quốc) với vốn đăng ký là 100 triệu USD chuyên sản xuất mạch điện tử, chất bán dẫn, các loại chíp điện tử, máy vi tính...; Dự án mở rộng của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam với vốn tăng thêm 2,5 tỷ USD tại Khu công nghiệp Yên Phong...
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh. Hàn Quốc cũng là nước dẫn đầu về việc đưa các chuyên gia sang Việt Nam làm việc tại các KCN. Tính đến cuối quý II/2017 Bắc Ninh đón nhận sấp xỉ 50.000 các chuyên gia nước ngoài về sinh sống và làm việc tại địa bàn.
Thị trường khách sạn, căn hộ cao cấp, chung cư cũng đang phát triển mạnh mẽ tại thành phố Bắc Ninh, với vị trí tiếp giáp các trục đường chính của thành phố như đường Lí Thái Tổ, Ngọc Hân Công Chúa, khu đô thị Việt Trang… Đây những con phố tập trung rất nhiều người Hàn Quốc và Trung Quốc là các kỹ sư chất lượng cao của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sinh sống. Việc phát triển mô hình căn hộ cao cấp, khách sạn 3 sao trở lên theo chuẩn quốc tế đang là xu hướng đầy tiềm năng.
Thị trường Bất động sản Bắc Ninh được dự báo sẽ là điểm nhấn cho thị trường Bất động sản phía Bắc tại phân khúc căn hộ cao cấp, chung cư và khách sạn trong thời gian tới.
Hoàng Dương
" alt=""/>Bắc Ninh: ‘đất vàng’ của các dự án BĐSSau khi nhận quá nhiều gạch đá từ cộng đồng mạng trong vài giờ vừa qua, Sony cuối cùng cũng đã chính thức lên tiếng về sự việc quá đáng tiếc nêu trên. Theo đó, đại diện của studio này cho biết họ cực kỳ thất vọng khi hai bên không thể đạt được thỏa thuận tốt nhất.
“Đa số những tin tức liên quan đến Spider-Man hôm nay đều không phản ánh đúng cuộc đàm phán giữa chúng tôi và Marvel Studio, xoay quanh vai trò của Kevin Feige (chủ tịch Marvel) đối với series Người nhện. Chúng tôi rất thất vọng khi Disney không để Kevin tiếp tục làm nhà sản xuất chính cho các phim lẻ của Spider-Man trong tương lai, nhưng chúng tôi tôn trọng quyết định này”.
Kevin Feige sẽ không đảm nhận vai trò nhà sản xuất cho Spider-Man, nhưng về phía Sony, dường như họ cũng có chút tiếc nuối khi phải rút Nhện nhọ ra khỏi vũ trụ điện ảnh mà Kevin đang điều hành.
Lý giải cho vấn đề này, Sony tỏ ra quan ngại trước tình trạng Kevin Feige sẽ phải quán xuyến quá nhiều công việc mới khi MCU đang ngày càng mở rộng. Sau khi Disney mua được 21st Century Fox vào tháng 3 vừa qua, có quá nhiều vấn đề và ti tỉ thứ mà Marvel có thể khai thác cũng như cần phải giải quyết. Thậm chí đã xuất hiện tin đồn X-Men sẽ có cuộc hội ngộ với Avengers vào khoảng Phase 6 của vũ trụ điện ảnh đình đám này.
“Chúng tôi hy vọng tình trạng này sẽ thay đổi trong tương lai” Sony cho biết, “Nhưng hiện tại, Disney đang giao cho Kevin quá nhiều trọng trách lớn, bao gồm cả những nhân vật, tài sản trí tuệ mới được Marvel thu nhận. Điều đó sẽ bóp nghẹt quỹ thời gian và khiến anh ấy không thể tập trung vào những nhân vật mà Marvel không hoàn toàn nắm quyền sở hữu, trong đó có Spider-Man. Kevin là một nhà sản xuất tuyệt vời, chúng tôi rất biết ơn cũng như sẽ tiếp tục phát triển con đường mà anh ấy đã khai sáng cho chúng tôi”.
Thật đáng tiếc khi cuộc chia ly này lại xảy ra đúng thời điểm doanh thu phòng vé toàn cầu của bom tấn Spider-Man: Far From Home đã cán mốc hơn 1,1 tỉ USD. Càng đáng tiếc hơn khi Tom Holland đang khắc họa một Người nhện quá xuất sắc, quá tuyệt vời và thực sự gắn kết với MCU thông qua các phần phim như Captain America: Civil War, Avengers: Infinity War, Avengers: Endgame, và đương nhiên là cả siêu phẩm solo Spider-Man: Homecoming nữa.
Các nguồn tin trước đó cho rằng những mâu thuẫn trong việc ăn chia doanh thu phòng vé giữa Disney và Sony là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến vụ việc này. Kể từ khi Spider-Man gia nhập MCU trong Captain America: Civil War vào năm 2016, Disney chỉ nhận được 5% doanh thu cho các bộ phim của Nhện nhọ. Tuy nhiên, khi hợp đồng này hết hiệu lực, Disney lại muốn hưởng 50% doanh thu, và đương nhiên là Sony không thể chấp nhận điều kiện đó. Thế nhưng, khả năng 2 studio này có ngồi vào bàn đàm phán lại hay không hiện vẫn bỏ ngỏ.
Theo GenK
" alt=""/>Sony chính thức lên tiếng về việc Spider