Một số hình ảnh hiếm hoi cho buổi ghi hình tập đầu tiên của vòng thi Giấu mặt chương trình Giọng hát Việt vừa được chia sẻ trên mạng xã hội.
ấnHưngnhínhảnhbênThuPhươmu mcMỹ Tâm chính thức ngồi ghế nóng Giọng Hát Việt 2015
Một số hình ảnh hiếm hoi cho buổi ghi hình tập đầu tiên của vòng thi Giấu mặt chương trình Giọng hát Việt vừa được chia sẻ trên mạng xã hội.
ấnHưngnhínhảnhbênThuPhươmu mcMỹ Tâm chính thức ngồi ghế nóng Giọng Hát Việt 2015
Người thầy giáo Anh này tên J.D. Ông đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM trong 6 năm rồi trở về nước. Đến năm 2015, ông quay trở lại Việt Nam và làm giáo viên Tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ.
Thế nhưng, dịch bệnh khiến các trung tâm phải tạm ngừng hoạt động, trường học đóng cửa khiến thầy J. rơi vào cảnh thất nghiệp trong suốt 3 tháng.
Không có tiền để ăn, việc trở về nước cũng gần như không thể, thầy J. bỗng chốc rơi vào cảnh khốn khó khi không có đủ tiền trả tiền thuê nhà.
Trước đó, thầy J. là giáo viên của một trung tâm Tiếng Anh có văn phòng đóng trên địa bàn quận 3. Ngoài ra, thầy J. cũng tham gia giảng dạy Tiếng Anh tích hợp cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Lúc chưa xảy ra dịch Covid-19, mỗi tiếng đồng hồ dạy ở trường tiểu học, thầy J. nhận được 300.000 - 400.000 đồng. Nếu chăm chỉ dạy cả tuần thì số tiền thầy J. nhận được khá lớn.
Nhưng đến khi dịch bệnh xảy đến, không có tiền sinh sống nên thầy J. đã cầm tấm biển đứng xin tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương.
Theo vị giáo viên này, trung bình mỗi ngày ông nhận được khoảng 10 USD. Số tiền này được ông sử dụng để mua thức ăn và trang trải chi phí sinh hoạt.
Chia sẻ với Youtuber Phong Bụi, ông J. buồn rầu nói: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên, cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn này. Nhưng điều tôi muốn hơn có việc làm. Không có việc làm, không có lương, tôi chỉ có thể đứng bên đường mong sự giúp đỡ từ một số người tốt bụng".
Được biết, ông J. không lập gia đình, cha mẹ ở Anh đều đã qua đời. Ông còn người em gái đã kết hôn nhưng cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia đình.
Người thanh niên tìm tới nơi ông J. trọ gửi tặng 1 triệu đồng, nhưng ông J. từ chối (Ảnh: Huy Minh)
Trưa ngày 13/4, chúng tôi ra góc đường Võ Văn Kiệt giao với Nguyễn Tri Phương, nơi ông J. đứng xin tiền, để tìm nhưng không thấy. Chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng nói tầm 10h sáng ông J. hay ra đứng, còn buổi chiều thì không. Liên lạc qua điện thoại, ông từ chối gặp mặt và nói sẽ không trả lời thêm nữa các câu hỏi về hoàn cảnh của mình. Ông bảo cũng không nhận thêm quà của mọi người nữa vì đã nhận đủ, và bây giờ ông sẽ tắt điện thoại.
Báo Thanh Niên thông tin sau khi đăng tải câu chuyện, J.D nhận được nhiều cuộc gọi, nhiều người liên hệ để đến dạy kèm con cháu họ. Ông bày tỏ sự cảm kích về tấm lòng của những người Việt.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm tới tới nơi ông J. ở trọ trong một con hẻm ở đường Võ Văn Cừ. Ban đầu, chúng tôi chỉ gặp được mấy người hàng xóm. Họ cho biết ông J. đã về khu này sống khoảng 5 năm. Khoảng chừng nửa tháng nay, ông J. mới đi xin tiền.
"Bữa đó, ông không có tiền, gặp ngoài ngõ mới mượn cô 100 nghìn. Nhưng cô vừa đi chợ về còn có 50 nghìn nên đưa ông ấy. Mấy bữa sau, ông J. trả lại tiền cho cô rồi" - cô Hằng kể.
Bác Ba thì mau mắn bảo mấy hôm trước ông J. đi mua mì với trứng về ăn, sau chỉ thấy đi mua mì không. Đến hôm xem mạng thấy đưa ảnh ông J. đứng ở Nguyễn Tri Phương mới nhận ra "ông Tây gần nhà mình".
"Trong khu này, mọi người không chơi với nhau đâu, hầu như nhà nào biết nhà đấy. Căn nhà ông J. ở trọ cũng đóng cửa suốt". Vậy nên, những người hàng xóm thân thiện này nói lúc đầu, khi ông J. chưa cầm theo tấm bảng ghi chữ mà chỉ mượn tiền những người xung quanh thì không ai biết ông này khó khăn tới mức phải ra đường đứng xin tiền.
Thương cảm ông Tây mà các bà các cô bảo "chẳng biết bao nhiêu tuổi, chỉ thấy già", nên khi có người đến khu này hỏi thông tin của ông để cho quà, các cô cho ngay địa chỉ.
Những người hàng xóm kể từ hôm qua tới giờ có khá nhiều người đến tìm ông J.. Người cho 500 nghìn đồng, người cho gói bánh, cho mì, cho thùng nước uống...
Trong lúc chúng tôi đang đứng trò chuyện, một thanh niên đi xe đến tìm ông J để cho tiền. Thấy anh này cũng không gọi điện được cho ông J., mấy người hàng xóm nhanh nhẹn ra đứng trước cổng gọi với lên hộ.
Cánh cổng đóng kín nãy giờ mở, ông J. dắt xe ra. Ông từ chối 1 triệu đồng người thanh niên đưa tặng, rồi lặng lẽ lên xe đi mất.
Đại sứ quán đã nắm thông tin
Xem câu chuyện của giáo viên này, chị Phan, ở TP.HCM cho rằng ông J. rơi vào tình cảnh như hôm nay một phần do chưa biết chi tiêu hợp lý. Nếu ông biết phân chia số tiền này hợp lý sẽ không lâm vào cảnh đường cùng khi dịch bệnh xảy không còn đồng nào.
“ Rất nhiều người nước ngoài thất nghiệp họ tới Việt Nam sinh sống dư dả với khoản trợ cấp vì chi phí thấp, không phải chịu các khoản phí thuế khác. Thu nhập của ông J. chắc hẳn là hơn họ nhưng bản tính của người tây là có từng nào xài từng đấy nên không tiết kiệm. Với số tiền thu nhập ở ông J. nếu là người Việt thì sẽ không rơi vào cảnh như vậy”- chị Phan nói.
Nhiều người thì thông cảm với ông J. Do dịch Covid-19, nhiều người lao động rơi vào cảnh tương tự như ông J. Ở lĩnh vực giáo dục việc các trường tư, trung tâm ngoại ngữ đóng cửa khiến nhiều giáo viên rơi cảnh thất nghiệp. Đặc biệt với những người không phải là nhân viên cơ hữu nên không được hưởng bất kì chính sách nào. Khi không có lương, cùng với áp lực các khoản phải chi trả thì việc phải ra đứng đường xin tiền là đương nhiên. Đây cũng là cách để họ bám trụ chờ qua dịch bệnh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/4, một nhân viên của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết phía đại sứ quán đã nắm được thông tin về trường hợp thầy giáo người Anh này.
“Bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán đã liên hệ tới công dân Anh này và đang hỗ trợ về mặt lãnh sự công dân cho ông, bao gồm nhiều đầu việc”, một nhân viên của đại sứ quán Anh cho hay.
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với khó khăn mà vị giáo viên nước ngoài này gặp phải khi dịch Covid-19 bùng phát. Một nhà báo ở TP.HCM cho hay đã giới thiệu ông J. tới dạy ở một trường trực tuyến liên kết với giáo dục Mỹ và được xem xét.
Tuy nhiên, để được chấp nhận vào dạy, phía trường này sẽ kiểm tra xem ông J. có đạt các tiêu chuẩn không. Ngoài ra, trường cũng muốn lắng nghe mong muốn của vị giáo viên này bởi việc dạy được tiến hành online, và ở tuổi như ông liệu có đủ kỹ năng phù hợp để thực hiện.
Huy Minh - Huyền Anh - Thanh Hùng
Các trường đại học tuyển dụng rất nhiều giảng viên theo dạng hợp đồng có kỳ hạn. Họ chính là những người có khả năng thất nghiệp cao nhất vì đại dịch Covid-19.
" alt=""/>Thầy giáo Tây mất việc cầm bảng 'giúp tiền để mua thức ăn'Bà Đặng Thùy Trang kiện Thùy Tiên ra TAND quận Gò Vấp (TP.HCM).
Theo luật sư Trần Bá Học, khi ra tòa, Hoa hậu Thùy Tiên phải chứng minh việc cô không nhận được số tiền 1,5 tỷ đồng. Khi đó, người đẹp mới được tuyên thắng kiện.
Luật sư Nguyễn Tiến Hải Dương (Đoàn Luật sư TP.HCM) nêu quan điểm rằng hợp đồng vay giữa bà Trang và Hoa hậu Thùy Tiên có thể là một “hợp đồng giả cách” nhằm phục vụ cho một thỏa thuận khác phía sau.
Theo luật sư Dương, có hai yếu tố dẫn đến giả thuyết này: thứ nhất, giao dịch 1,5 tỷ đồng là không nhỏ, thông thường người ta sẽ chuyển khoản chứ không đưa tiền mặt; thứ hai cụm từ “đã nhận đủ” bên dưới chữ ký của Thùy Tiên khá “hời hợt” cho một khoản vay khá lớn như vậy. Bên cho vay thường sẽ yêu cầu bên vay ghi rõ đã nhận đủ bao nhiêu tiền và vào ngày nào. Tại tòa, nếu Thùy Tiên chứng minh được rằng hợp đồng vay tiền kể trên là giao dịch giả tạo thì tòa có thể tuyên hợp đồng vay vô hiệu.
“Ngoài ra, luật sư của Thùy Tiên có thể khai thác cụm từ “đã nhận đủ”. Đây là cụm từ chưa rõ ý, chưa thể hiện được rằng đã nhận đủ điều gì. Phía Thùy Tiên có thể lập luận rằng đã nhận đủ hợp đồng, chứ không phải nhận tiền”, luật sư Dương nói với Zing.
Luật sư Nguyễn Tiến Hải Dương cho hay trong trường hợp bà Trang thắng kiện, do thời hạn trả nợ là 1 năm, đến nay đã quá hạn, người này có thể yêu cầu thêm lãi chậm trả theo quy định của pháp luật.
Trước đó, bà Đặng Thùy Trang cung cấp bằng chứng là biên bản thỏa thuận xác nhận nợ ngày 22/7/2017 tại TP.HCM, có chữ ký của Thùy Tiên và người làm chứng. Bà Trang nhờ anh Nguyễn Quan Trọng (bạn thân) đứng ra làm giấy xác nhận nợ.
Bà Trang cho biết thời điểm đó, Thùy Tiên đã nhận đủ số tiền 1,5 tỷ đồng. Địa điểm giao tiền là quán cà phê tại quận Tân Bình, TP.HCM.
Tuy nhiên, Hoa hậu Thùy Tiên khẳng định cô chưa từng nhận bất kỳ khoản tiền nào từ bà Trang. Đại diện pháp lý của hoa hậu cũng cho biết đã khởi kiện bà Trang tại TAND quận Gò Vấp cùng hành vi trên. Tòa án đang trong quá trình giải quyết vụ án từ tháng 9.
Theo Zing
" alt=""/>Bất lợi của Thùy Tiên trong vụ kiện 1,5 tỷ đồngTrung Quốc là một trong số nhiều quốc gia châu Á, cũng như Indonesia, Malaysia, Việt Nam – đang thuê người nước ngoài không đủ tiêu chuẩn để dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Một báo cáo gần đây của tờ Tân Hoa Xã cho biết, 2/3 trong số 400.000 người nước ngoài đang dạy tiếng Anh ở Trung Quốc vào năm 2017 là không đủ tiêu chuẩn. Trong đó, một số còn làm việc với visa trái phép.
Bà Lynette Kim – giám đốc TESOL Australia – chia sẻ với tờ ABC rằng những người nước ngoài làm giáo viên mà không được đào tạo chính quy sẽ gây ra những tác động tiêu cực lâu dài với cả học sinh và bản thân chính giáo viên.
Bà cho biết, nó cũng ảnh hưởng đến cách phát âm, diễn đạt, khả năng học cách hình thành câu của học sinh, thậm chí là cả sự hứng thú của chúng với việc học tiếng Anh.
“Họ đang nghĩ rằng mình sẽ…. kiếm được tiền và ra khỏi đất nước này” – bà nói.
“Họ kiệt sức, căng thẳng và bắt đầu chán ghét việc dạy học nếu họ làm thế chỉ vì kiếm tiền”.
Jake Sharp, 27 tuổi, quyết định sang Việt Nam bởi vì anh cũng giống như nhiều người Australia trẻ tuổi khác – thích trải nghiệm cuộc sống ở một đất nước mới.
Sharp hiện đang là một giáo viên tiếng Anh đã được kiểm định. Anh cho biết, các giáo viên ở Việt Nam kiếm được mức lương tốt và nhiều người Australia quyết định ở lại lâu dài vì chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn nhiều.
Tuy nhiên, nhiều trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam đang thuê những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng lại không có trình độ chuyên môn.
Các trường thích “trả tiền phạt” còn hơn thuê giáo viên địa phương.
![]() |
Jake Sharp - một giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam - thích sự tự chủ tài chính khi làm việc ở nước ngoài |
Bà Kim, cũng như một số giáo viên khác, nói rằng nhiều trường học thuê người nước ngoài chỉ vì “làn da trắng” của họ.
Nathaniel Kempster – người Anh gốc Pháp – đến Trung Quốc vào năm 2006 bằng visa sinh viên. Anh được mời dạy ở một trường mầm non ngay trong ngày thứ 2 đặt chân tới đây mà không cần phải có visa làm việc hợp lệ.
“Bạn thậm chí không cần phải là người ở nước nói tiếng Anh mới có được một mức lương tốt. Bạn chỉ cần có làn da trắng. Đó là điều quan trọng nhất, là tiêu chí đầu tiên” – anh chia sẻ.
Kempster đi dạy vào các ngày cuối tuần trong khoảng 6 tháng trước khi bị chính quyền “sờ gáy”.
“Vào một sáng thứ Bảy, khi đang dạy, bỗng nhiên khoảng 10 người bước vào với camera ghi hình chúng tôi” – Kempster nhớ lại.
“Bọn trẻ vô cùng sợ hãi, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đêm đó tôi đã phải ngồi ở đồn cảnh sát”.
Nhưng Kempster cho biết, các trường có giáo viên nước ngoài dạy kiếm được rất nhiều tiền, vì thế họ thà trả tiền phạt hơn là thuê giáo viên trong nước.
“Số tiền phạt chỉ rất nhỏ so với tiền họ kiếm được khi có giáo viên nước ngoài. Ở Trung Quốc, việc là người phương Tây được xem là cao cấp” – Kempster nói.
“Ngoài ra, khi bạn là người phương Tây, người ta cho rằng đương nhiên bạn sẽ rất giỏi tiếng Anh, mặc dù một số người thì không hề”.
![]() |
Nathaniel Kempster hiện đang là gia sư riêng khi anh không được phép dạy ở trường mầm non |
Sharp nói rằng, ở Việt Nam, người nước ngoài thường được thuê mà không cần kiểm tra lý lịch.
Kiểm tra lý lịch qua loa không chỉ dẫn đến việc giáo viên không đủ tiêu chuẩn mà còn để lọt những đối tượng phạm tội.
“Các trung tâm tiếng Anh thường không bị kiểm tra. Người ta làm việc với trẻ em mà không phải nộp lý lịch đã được công nhận bởi cảnh sát”.
Ở Thượng Hải, một sinh viên đã phát hiện ra giáo viên tiếng Anh ở trường đại học của cô – Daniel William Hiers – nằm trong danh sách 15 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của Mỹ - báo chí Trung Quốc từng đưa tin.
Người này nằm trong danh sách truy nã từ tháng 3 năm 2005 vì tội giết người và tội phạm tình dục.
Luật pháp Indonesia quy định giáo viên tiếng Anh phải có bằng Thạc sĩ và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy thì mới được dạy ở trường quốc tế.
Nhưng những người đáp ứng được yêu cầu này đang ngày càng khó tìm do nhu cầu học tiếng Anh tăng lên.
Ông Yusuf Muhyidin – giám đốc bộ phận dạy phụ đạo của Bộ Giáo dục Indonesia – cho biết: “Nhiều trung tâm ngoại ngữ thuê người bản xứ, nhưng một số không muốn làm đúng quy trình những thủ tục này. Thường là do thời gian chờ đợi lâu và chi phí tốn kém”.
Tuy vậy, ông cho rằng đây không phải là trách nhiệm của Bộ Giáo dục. “Nộp đơn khởi tố những đối tượng lao động này là việc của cảnh sát”.
![]() |
Bà Lynette Kim (ngoài cùng bên trái) - giám đốc TESOL Australia cho rằng nhiều trung tâm tiếng Anh chỉ thuê người nước ngoài vì họ có màu da trắng |
Theo báo chí Trung Quốc đưa tin thì có nhiều mâu thuẫn về quy định dành cho giáo viên nước ngoài.
Một bài báo trên Tân Hoa Xã hồi tháng 7 cho biết phải mất 4 tháng để thuê một giáo viên nước ngoài nếu làm đúng quy trình.
Theo bài báo này, các giáo viên nước ngoài cũng cần phải có bằng đại học, 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan, hoặc phải có chứng chỉ giảng dạy để có được giấy phép lao động.
Nhưng ông Zhang Fucheng – phó chủ tịch ĐH Yanshan – thì cho biết trong một bài báo khác cũng trên tờ này hồi tháng 9 năm ngoái rằng, hiện tại chưa có luật hay quy định nào dành cho giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc.
“Cần sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp để cải thiện tiêu chuẩn và phương pháp với việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài, tình trạng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của họ” – ông Zhang cho hay.
Trong khi đó, công ty giáo dục quốc tế Education First (EF) tiết lộ trong báo cáo Chỉ số thành thạo tiếng Anh rằng, châu Á có dân số nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 cao thứ 2 thế giới, chỉ sau châu Âu.
Báo cáo năm 2017 của EF – dựa trên dữ liệu kiểm tra từ hơn 1 triệu người tham gia – cũng phát hiện ra rằng mức độ thành thạo tiếng Anh ở người trưởng thành có tương quan trực tiếp với xếp hạng của một quốc gia về Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc – chỉ số đo lường tiêu chuẩn sống và phát triển kinh tế trong số các thành tựu khác.
Phát triển kinh tế cũng mang lại những động cơ và nguồn lực mới để học tiếng Anh, báo cáo cho hay.
Bà Anya Filla-Dwehus – một giáo viên dạy tiếng Anh ở Trung Quốc đã 18 năm – chia sẻ, các bậc phụ huynh châu Á đang xem việc học tiếng Anh là con đường then chốt mang đến một sự nghiệp thành công.
Ở Trung Quốc, bố mẹ muốn con cái thành thạo tiếng Anh và có khả năng phát âm giống như người nước ngoài.
“Phụ huynh muốn kỹ năng đó được phát triển trước khi con họ vào trung học”.
Nguyễn Thảo (Theo ABC)
TS. Lê Văn Canh (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho rằng mục tiêu giáo viên tiếng Anh đạt cấp độ C1 là không thực tế và cần điều chỉnh lại.
" alt=""/>Giáo viên gắn mác 'Tây' tràn ngập trung tâm tiếng Anh châu Á