Ảnh minh họa: Internet
Một quan niệm sai lầm phổ biến khi tin rằng là một doanh nghiệp nhỏ, bạn không hấp dẫn đối với các loại tội phạm mạng. Điều này đã được thể hiện qua con số thực tế tại Mỹ. Theo báo cáo từ Verizon, trong năm 2018, 58% tất cả nạn nhân của tội phạm mạng là các doanh nghiệp nhỏ và chỉ có 14% trong số đó được chuẩn bị đầy đủ để tự vệ. Chi phí trung bình của một cuộc tấn công mạng đối với một doanh nghiệp nhỏ là 200.000 USD, số tiền lớn đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, hãng bảo hiểm Hiscox cho biết vì chi phí tấn công mạng cao, 60% các công ty nhỏ đã ngừng hoạt động trong vòng 6 tháng sau khi trở thành nạn nhân.
Mặc dù có 66% doanh nghiệp nhỏ nói rằng họ lo ngại về an ninh mạng, SMB lại yếu kém trong nhiều lĩnh vực như không có chiến lược an toàn mạng, không có một cá nhân chịu trách nhiệm về an ninh mạng, không đào tạo nhân viên đúng cách để giúp tránh hoặc giảm thiểu tấn công và không duy trì bảo hiểm thích hợp chống lại rủi ro không gian mạng, đặc biệt là chính sách dành riêng cho tấn công mạng.
Đúng là các doanh nghiệp nhỏ có thể ít phải đối mặt với một mối đe dọa dai dẳng (APT) hoặc một cuộc tấn công nhắm mục tiêu cao; tuy nhiên, chúng là mục tiêu chính cho các cuộc tấn công "lưới kéo" dựa trên phạm vi rộng hơn. Ransomware có lẽ là mối đe dọa nguy hiểm nhất mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt. Đúng như tên gọi của nó, được đánh dấu bởi kẻ tấn công ăn cắp và /hoặc mã hóa các tệp dữ liệu và yêu cầu tiền chuộc để khôi phục chúng.
Tin tặc biết rằng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ cung cấp tài nguyên phong phú, bao gồm dữ liệu khách hàng rất nhạy cảm và họ cũng biết khả năng gặp phải các biện pháp bảo vệ tinh vi là rất ít.
Cảnh sát hình sự có quyền kiểm tra phương tiện giao thông?
Nhiều bạn đọc cho rằng hiện tượng lạm quyền xảy ra trong giới công an hiện nay đang ngày càng trở nên khó kiểm soát.
“Căn cứ vào thông tin được cung cấp trên báo, nội dung vụ việc, tôi cho rằng hai cảnh sát thuộc đội điều tra Công an TP Phan Thiết đã có dấu hiệu trong việc lạm quyền” - LS Nguyễn Hữu Thế Trạch nhận định.
Theo LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, thứ nhất, cần làm rõ yếu tố quyền hạn của cảnh sát hình sự. Căn cứ theo quy định nêu trên, hai cảnh sát trên không có quyền trong việc kiểm tra giấy tờ phương tiện tham gia giao thông và cũng không có thông tin tố giác về việc vi phạm pháp luật của người điều khiển.
![]() |
Hai người xưng cảnh sát hình sự trong clip |
Điều đặc biệt là đội cảnh sát điều tra Công an TP Phan Thiết cũng xác nhận là không có kế hoạch làm việc, kiểm tra tại địa điểm nêu trên. Hai cảnh sát nêu trên đang ngoài giờ làm việc, không liên quan đến hoạt động kiểm tra giao thông, cũng như điều tra.
Thứ hai là quy trình làm việc khi tiến hành kiểm tra cần xem lại.
Khi tiến hành kiểm tra, cán bộ kiểm tra có nghĩa vụ phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) liên quan đến vụ việc. Theo clip được cung cấp, hai cán bộ cũng không xuất trình kế hoạch nào liên quan đến việc kiểm tra.
Thước đo chuẩn mực pháp lý
LS Huỳnh Phước Hiệp cho rằng hình ảnh cảnh sát là hình ảnh đẹp. Mỗi lời nói, mỗi hành động của chiến sĩ cảnh sát như là những thước đo sự chuẩn mực pháp lý.
Chính vì vậy, mỗi lời nói, mỗi hành động sai sẽ làm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến hình ảnh đẹp này.
"Xem clip thì thấy sự việc xảy ra không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên hình ảnh các chiến sỹ cảnh sát này nói riêng, hình ảnh cảnh sát nói chung đang bị làm xấu", ông Hiệp nói.
LS Nguyễn Hữu Thế Trạch cho rằng Công an TP Phan Thiết cần phải điều tra làm rõ hành vi của 2 cán bộ này. Kết luận điều tra phải được thông báo đến người bị gây thiệt hại và trong trường hợp vi phạm kỷ luật thì cũng cần phải nghiêm minh xử lý, tuyệt đối không bao che.
“Chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, chúng ta cần phải siết chặt kỷ cương và mạnh dạn loại bỏ những con sâu làm rầu nồi canh!” - ông Trạch nhấn mạnh.
Lực lượng cảnh sát khác làm gì? Căn cứ điều 87 Luật giao thông đường bộnăm 2008, theo đó cảnh sát giao thông là người có thẩm quyền trong việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Lực lượng cảnh sát khác chỉ tham gia tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết. Căn cứ theo nghị định 27/2010/NĐ-CP, lực lượng cảnh sát khác chỉ tiến hành tham gia tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông đường bộ chỉ được dừng phương tiện trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, cụ thể là điều 14 thông tư 65/2012/TT-BCA. Căn cứ theo quy định nêu trên, cảnh sát hình sự được xem là lực lượng cảnh sát khác nên không có thẩm quyền trong việc tuần tra, kiểm tra người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi không có kế hoạch. TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch |
(Theo PLO)
Chán đào Nhật Tân, mua đào Trung Quốc chơi Tết" alt=""/>Cảnh sát hình sự có được dừng xe kiểm tra mọi lúc?