-Đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát,ỹTâmlàmshowkhủngmiễnphígiá usd hom nay “họa mi tóc nâu” sẽ tổ chức hai liveshow lớn không bán vé tại Hà Nội và TP.HCM.
-Đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát,ỹTâmlàmshowkhủngmiễnphígiá usd hom nay “họa mi tóc nâu” sẽ tổ chức hai liveshow lớn không bán vé tại Hà Nội và TP.HCM.
Tiện, rẻ và… đột phá
Được cung cấp từ đầu tháng 9/2017 đến thời điểm hiện tại, riêng tại thị trường Hà Nội, gói cước “Gia đình” của VNPT đã có khoảng 10.000 khách hàng sử dụng.
Là một trong những khách hàng đầu tiên sử dụng gói cước “Gia đình”, anh Hoàng Anh Minh ở ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, cho biết: “Trước đây, gia đình anh sử dụng gói cáp quang thông thường 26Mbps (F26) với mức cước là gần 300 nghìn đồng. Bên cạnh đó là dịch vụ data cho điện thoại di động với gói 70 nghìn được 600MB. Con trai của anh cũng dùng gói data cũng mất 70 nghìn/tháng. Như vậy, chỉ riêng cáp quang và data của hai bố con đã rơi vào gần 500 nghìn/tháng. Đấy còn chưa kể các dịch vụ khác, như gọi điện thoại cho nhau cũng mất tiền”, anh Minh nói.
Nhưng theo vị khách hàng này, khi chuyển sang gói cước Gia đình, gói 298 nghìn đồng/tháng (gói GĐ3), đường truyền cáp quang của gia đình được nâng lên từ 26Mbps lên 30Mbps, tốc độ nhanh hơn, ngoài ra còn được sử dụng 8GB data chia sẻ, mỗi người 4GB một tháng. “Tất nhiên chưa kể một ưu đãi lớn là hai bố con cùng dùng số di động VinaPhone nên được gọi miễn phí, không giới hạn”, anh Minh nói và cho biết, đầu năm tới, khi được chuyển mạng giữ số anh sẽ chuyển số điện thoại của vợ và con gái (đang dùng mạng khác) sang mạng VinaPhone để hưởng dịch vụ ưu đãi chưa từng có này.
Cũng sử dụng gói cước Gia đình – gói GĐ3, nhưng gia đình chị Hoàng Hải Yến ở Chùa Láng, Đống Đa cho biết, cả bốn người trong gia đình anh đều dùng số VinaPhone nên chỉ riêng tiền data đã tiết kiệm được khá nhiều tiền, vì cả bốn người đều dùng gói 70 nghìn/tháng (600MB) nên chi phí data cho cả nhà lên tới 240 nghìn đồng, trong khi bây giờ, với gói cước Gia đình, mỗi người được sử dụng tới 2GB. “Đó chính là lý do tôi chuyển sang gói cước Gia đình”, chị Yến cho biết.
Chị Yến cũng chia sẻ, trước đây chi phí dịch vụ viễn thông cho cả nhà, gồm data, gọi, cáp quang, điện thoại cố định, hết khoảng 850 nghìn/tháng, nhưng sau khi chuyển sang gói cước trên, tổng chi phí cho các dịch vụ cả gọi, data, cáp quang, cố định cũng chỉ hết tổng cộng khoảng 400 nghìn đồng một tháng, giảm được hơn 50% chi phí.
Gói cước Gia đình không chỉ được đánh giá giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí, anh Nguyễn Thanh Bình, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy cho rằng, lâu lắm rồi trên thị trường viễn thông mới có một gói cước đột phá như thế. Bởi, theo anh Bình, đây là lần đầu tiên trên thị trường có gói cước tích hợp cả dịch vụ cáp quang, data, dịch vụ gọi, đồng thời còn có cả ứng dụng xem truyền hình MyTV và ứng dụng bảo mật – tất cả đều trong một gói cước.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ chỉ với 300 nghìn đồng lại có thể sử dụng đồng thời cả cáp quang tốc độ cao, data và gọi nội mạng cho nhiều người miễn phí. Khi trước, sử dụng nhiều dịch vụ phải đóng cước nhiều lần nhưng giờ chỉ một lần là xong”, anh Bình lý giải về sự đột phá, theo cách gọi của anh, về gói cước của nhà mạng VNPT.
" alt=""/>Vì sao gói cước “Gia đình” của VNPT được mệnh danh là “gói cước sát thủ”?Tại buổi họp báo Giải thưởng lãnh đạo CNTT và An ninh thông tin Đông Nam Á 2017 tại Hà Nội mới đây, khi phóng viên ICTnews đặt câu hỏi cho ông Đặng Việt Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo, Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về việc Đà Nẵng đã đặt an toàn an ninh thông tin ở vị trí nào khi thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng CNTT và hàng năm nguồn kinh phí dành cho an toàn, bảo mật thông tin của Đà Nẵng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT.
Trả lời câu hỏi này, ông Đặng Việt Dũng cho hay, việc ứng dụng CNTT ở TP Đà Nẵng rất được quan tâm, từ thành phố tới các sở ban ngành đều đầu tư cho CNTT. Việc đầu tư cho CNTT cần rất nhiều kinh phí và Đà Nẵng đã huy động nguồn lực lớn cho các chương trình CNTT, thành phố trích một phần kinh phí, các địa phương, các ngành đóng góp một phần, các doanh nghiệp cũng trích tiền đầu tư, còn có nguồn ODA hỗ trợ cho đầu tư CNTT. Nguồn kinh phí này được đầu tư cho phần cứng, phần mềm phục vụ các chương trình CNTT đặt ra.
Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng bổ sung thêm, khi Đà Nẵng xây dựng chính quyền điện tử đã có những bước đi thận trọng, trước khi làm phải có kiến trúc, dựa trên kiến trúc sẽ xây dựng bao gồm cả lộ trình, kinh phí, nhân lực. Đối với đầu tư cho an toàn an ninh và chính quyền điện tử, thành phố thông minh cũng vậy, ông Thanh cho rằng, nhân lực là quan trọng nhất, hạ tầng chỉ là quan trọng thứ hai. Bởi vì nếu có tiền là đầu tư hạ tầng tốt, nhưng không có người đủ trình độ để vận hành hệ thống thì tiền đầu tư cho hệ thống cũng sẽ sẽ không đạt được hiệu quả cao.
“Đối với đầu tư cho CNTT và an toàn thông tin tiền chỉ là phương tiện. Nguồn lực là phong độ, còn nhân lực mới là đẳng cấp”, ông Thanh nhấn mạnh.
" alt=""/>Đầu tư cho an toàn thông tin: “Nguồn lực chỉ là phong độ, nhân lực mới là đẳng cấp”