Người chơi Overwatch giờ đã có thể tặng loot box cho bạn bè vì đây là một chức năng hoàn toàn toàn mới được Blizzard bổ sung vào ứng dụng Battle.net. Tính năng này hiện đang có sẵn trong tab Social, ngay bên cạnh tab Games trong ứng dụng.
Khi mua loot box, người chơi có thêm tùy chọn gửi chúng cho những người bạn trong danh sách bạn bè. Người nhận sẽ ngay lập tức nhận được loot box khi nó đã được nhấn nút gửi đi.
Pet và thú cưỡi trong World of Warcraftcùng card pack của Hearthstonecũng sẽ được gửi cho bạn bè thông qua tính năng mới được đưa vào tab Social.
Bên cạnh tính năng tặng quà, người chơi giờ có thể chat ở nhiều kênh khác nhau thông qua voice và văn bản, khởi tạo thông tin cá nhân, xuất hiện ở trạng thái offline – là những tính năng rất được người chơi game của Blizzard mòng chờ trong suốt thời gian dài.
Tất cả các tính năng mới trên hiện đều đã xuất hiện – bởi nó nằm chung trong một đợt update của Battle.net.
Đừng lo nếu bạn không có ai gửi loot box cho – nếu đã sở hữu Twitch Prime. Bởi người chơi Overwatchvới quyền thành viên Twitch Prime có thể mở khóa loot box miễn phí cho tới hết ngày 10/11 sắp tới.
None(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Overwatch: Người chơi đã có thể tặng nhau loot box“Sẽ tốt hơn nếu nói về vấn đề này qua email hoặc điện thoại vì đây là một yêu cầu có phần đặc biệt”, thành viên này viết trong phần yêu cầu thêm. Khi Perfocal liên hệ với địa chỉ email đó, đây là câu trả lời họ nhận được:
“Tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề. Đây là một cơ hội lớn, nhưng cũng cần sự cam kết. Chúng tôi cần một ai đó đi du lịch cùng và chụp ảnh. Người đó có thể phải xa nhà 3 tháng liền. Chúng tôi sẽ thăm những địa điểm tại châu Âu, Mỹ, Nam Mỹ và Australia.
Công việc kéo dài trong 12 tháng nhưng nếu ứng viên phù hợp, hợp đồng sẽ được gia hạn. Trong khoảng thời gian này, người chụp ảnh sẽ đồng hành với chúng tôi trong các sự kiện như giải Công thức 1 Grand Prix tại Monaco và Abu Dhabi, lặn biển tại Maldives hay lễ hội Carnival tại Rio de Janeiro.
Chúng tôi muốn tìm ai đó với ít nhất 5 năm kinh nghiệm chụp hình đời sống. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra thông tin của các ứng viên.
Người đó có thể phải làm việc 10 tiếng/ngày và được nghỉ 30 ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là người được chọn có thể xa nhà và bằng lòng với việc phải đi du lịch gần như quanh năm”.
Gia đình này muốn kiếm được ứng viên trước khi chuyến đi của họ bắt đầu vào tháng 2/2019.
“Chúng tôi xử lý nhiều yêu cầu khác nhau trên website mỗi tuần nhưng đã rất lâu rồi mới thấy một đơn hàng thú vị như vậy”, Tony Xu, người sáng lập Perfocal nói.
Nếu phù hợp với tiêu chí của gia đình này, bạn có thể truy cập trang web của Perfocal và điền vào biểu mẫu họ đã chuẩn bị sẵn và chờ đợi vận may đến với mình.
" alt=""/>Thuê người chụp ảnh sống ảo cả năm giá 100.000 USDTheo Cục An toàn thông tin, qua công tác theo dõi, giám sát trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại (mã độc) tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm.
Thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.
Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cùng với thực tế diễn biến phức tạp của tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018. Lưu ý thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn hoàn thành (tháng 12/2018) bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới.
![]() |
Tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp |
Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật.
Thứ hai, trong các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Ưu tiên sử dụng giải pháp phòng, chống mã độc sản xuất trong nước theo tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm có các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
Thứ ba, chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống; tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình; theo dõi, giám sát, chủ động phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Cục An toàn thông tin cũng lưu ý, khi phát hiện dấu hiệu của các chiến dịch tấn công mạng, thông báo về cơ quan chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin,) để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Hải Nguyên - Đinh Bạt Tuấn - Thanh Thuỷ
" alt=""/>Hàng triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn