Sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp để truy cập hệ thống
Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào hệ thống thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến; dùng mã OTP để xác nhận thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Mật khẩu để đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi. Trường hợp đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp thì dùng mật khẩu đã thay đổi. Nếu thí sinh quên mật khẩu thì đến điểm tiếp nhận để xin cấp lại.
Thí sinh tự chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình.
Muốn điều chỉnh trực tuyến phải đăng ký số điện thoại
Nếu thí sinh chưa khai số điện thoại hoặc đổi số điện thoại thì khi đăng nhập vào hệ thống để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển có thể khai báo lại.
Thí sinh có thể đến các điểm tiếp nhận để được hướng dẫn và hỗ trợ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến.
Điều chỉnh trực tuyến áp dụng cho thí sinh không tăng nguyện vọng
Phương thức điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến chỉ áp dụng cho thí sinh không tăng thêm số nguyện vọng đăng ký xét tuyển và không điều chỉnh ưu tiên khu vực và/hoặc ưu tiên đối tượng.
Nếu thí sinh có điều chỉnh ưu tiên khu vực và/hoặc ưu tiên đối tượng phải đến điểm tiếp nhận hồ sơ để điều chỉnh qua phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Bên cạnh đó, thí sinh đã điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến thì không được điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Có thể thay đổi tất cả nguyện vọng cũ
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến có thể thay đổi tất cả các nguyện vọng cũ bằng các nguyện vọng mới, nhưng số lượng nguyện vọng không được tăng thêm.
Lưu thông tin sau khi thực hiện điều chỉnh
Thí sinh sau khi thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển phải nhấn Lưu thông tinvà phải kiểm tra ngay trước khi xác nhận đăng ký.
Những năm trước, một số thí sinh sau khi nhập thông tin thay đổi lên hệ thống coi như đã xong, không nhấn nút lưu. Đến khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, kiểm tra lại mới phát hiện thông tin vẫn như cũ. Lúc đó, hệ thống đã khóa.
Nộp bổ sung lệ phí khi thêm nguyện vọng
Đối với hình thức điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định hoặc thí sinh có điều chỉnh ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.
Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và gửi trực tiếp về điểm tiếp nhận để cán bộ cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh cần ghi đúng mã trường, mã ngành, nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường.
Nguyện vọng nào thí sinh ghi không đúng sẽ không được hệ thống chấp nhận và bị loại. Thí sinh phải kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định và đề nghị điều chỉnh nếu có sai sót.
Thúy Nga
Theo thống kê của một số trường THPT, trung bình mỗi học sinh đăng ký từ 5 đến 7 nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2020. Tuy nhiên, có học sinh đăng ký đến 28 nguyện vọng cho... “chắc ăn”.
" alt=""/>6 lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2020Ông Huỳnh Hữu Khang, Tổng Giám đốc FWD Việt Nam cho biết: “Chúng tôi rất tự hào khi FWD tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về trải nghiệm khách hàng trong ngành bảo hiểm tại Việt Nam. Tại FWD, trải nghiệm khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi liên tục ứng dụng các công nghệ mới nhất để mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đồng thời, đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm liền mạch nhất. Điều này cũng khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm.”
Với việc ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ voicebot, dữ liệu lớn và điện toán đám mây, FWD đã xây dựng một hệ sinh thái công nghệ tương thích với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng và mang lại một hành trình trải nghiệm bảo hiểm hoàn toàn trực tuyến, nhanh chóng và thuận tiện.
Theo kết quả khảo sát, FWD được xếp hạng cao tại hai trong sáu trụ cột về trải nghiệm xuất sắc là “Chính trực” và “Thời gian và Công sức”. Điều này cho thấy nỗ lực của FWD trong việc mang đến những dịch vụ nhất quán và đáng tin cậy cùng những trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng.
FWD là tập đoàn bảo hiểm châu Á với khoảng 10 triệu khách hàng tại 10 thị trường, bao gồm một số thị trường bảo hiểm phát triển nhanh nhất trên thế giới. FWD Việt Nam được thành lập năm 2016 và là thành viên của Tập đoàn FWD. FWD tập trung vào việc xây dựng một hành trình tham gia bảo hiểm đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, với các sản phẩm phù hợp và dễ hiểu, được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số. Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, FWD cam kết thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm.
Thiện Di
" alt=""/>FWD đứng đầu top thương hiệu bảo hiểm có trải nghiệm khách hàng xuất sắcRed Date Technology, start-up trụ sở Hong Kong là một trong các thành viên sáng lập BSN. CEO công ty Yifan He cho biết BSN đang lên kế hoạch phát hành phiên bản quốc tế với tên gọi BNS Spartan Network vào tháng 8 tới đây.
Blockchain nổi tiếng với Bitcoin nhưng định nghĩa về công nghệ này đã liên tục được mở rộng. Nó đề cập tới một hệ thống hoạt động sổ cái chia sẻ, có khả năng công khai cho tất cả mọi người hoặc riêng tư chỉ dành cho một số thành viên nhất định sử dụng và thay đổi. Bitcoin là một ví dụ về blockchain công khai.
Trong khi đó, mạng lưới blockchain BSN không hoạt động với bất kỳ đồng tiền điện tử nào, do chính phủ Trung Quốc đã cấm tiền mã hoá.
Những người đề xướng công nghệ này nói rằng blockchain có thể giảm chi phí và đẩy nhanh một số quy trình kinh doanh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đích thân xác nhận công nghệ blockchain là một ưu tiên của quốc gia này.
Spartan Network thực tế được tạo thành từ nửa tá blockchain công khai mà không hoạt động với tiền mã hoá. Trong số đó có một phiên bản phi mã hoá (non-crypto) của blockchain Ethereum.
Các giao dịch trên blockchain thường mất phí, nhưng He cho biết phí sẽ được tính bằng USD thay vì đồng Ethereum.
“Mục đích của việc này là nhằm giảm chi phí sử dụng chuỗi công cộng xuống mức tối thiểu để các hệ thống CNTT truyền thống và hệ thống kinh doanh có thể sử dụng chuỗi công cộng như một phần của hệ thống”, He nói.
“Đó là lý do chúng tôi đang phối hợp với các giao thức chuỗi công cộng chủ chốt khác nhằm thuyết phục họ chuỗi công cộng non-crypto sẽ là xu hướng chủ đạo”.
Những thách thức
CEO Red Date Technology thừa nhận việc công nghệ không hoạt động với tiền mã hoá là một thách thức ban đầu. Ông cho hay BSN Spartan Network sẽ “khó thúc đẩy trong 1-2 năm đầu do phần lớn mọi người trong ngành công nghiệp blockchain chỉ hiểu về tiền mã hoá”.
Ngoài ra, việc có “dính líu” tới chính phủ Trung Quốc cũng sẽ khiến BSN gần như chắc chắn sẽ gặp phải sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế. Dự án này được hậu thuẫn bởi Trung tâm thông tin nhà nước (SIC), trực thuộc Uỷ ban Cải cách và Phát triển quốc gia (NDRC). Công ty viễn thông nhà nước China Mobile cũng là một nhân tố phía sau dự án này.
He cho rằng đây sẽ là “một thách thức khổng lồ” khi dự án được triển khai ra nước ngoài.
“Đó là lý do chúng tôi sẽ ngay lập tức công khai mã nguồn mở khi phát hành dự án vào tháng 8 và chúng tôi sẽ hợp tác với nhiều công ty phương tây”.
Ông cũng cho biết người dùng có thể tự kiểm tra mã dự án để đảm bảo không hề có “cửa hậu” cho chính phủ Trung Quốc truy cập.
Vinh Ngô (theo CNBC)
" alt=""/>Mạng blockchain Trung Quốc vươn ra quốc tế, dấy lên lo ngại về bảo mật