Cách đối xử của mẹ vợ khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi quen Hương trong một chuyến đi tình nguyện lên biên giới, sự gần gũi giản dị của cô ấy đã thu hút tôi ngay từ lần đầu tiên. Nhìn bề ngoài chẳng ai biết Hương là tiểu thư con nhà giàu và tôi cũng vậy.
Đến khi về ra mắt gia đình, tôi mới biết gia thế khủng của nhà người yêu. Vì trong thời gian quen nhau, Hương chưa bao giờ khoe ba mẹ mình là đại gia bất động sản có tiếng mà chỉ nói làm công chức bình thường.
Trước đó, tôi rất thoải mái với tình yêu của mình nhưng về sau, tôi thấy áp lực đè nặng trên vai. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chuyện môn đăng hộ đối và những lời gièm pha của người ngoài. Ba mẹ tôi làm công nhân, lương bổng chỉ đủ sống chứ không khá giả gì.
Sợ mẹ vợ khinh thường
Và điều tôi lo nhất, nếu lấy nhau, nhà vợ sẽ khinh thường mình rồi sẽ chẳng có hạnh phúc. Tôi có người anh họ làm rể nhà giàu, từng cay đắng tâm sự: “Họ cho tiền của, mình phải đổi lấy danh dự mà sống, nhiều lúc nhục không chịu được”. Tính tôi thích tự lập, chưa bao giờ có ý định dựa dẫm vào ai, nếu ngay từ đầu biết gia cảnh nhà Hương chắc tôi đã không tiến tới.
Quen nhau đã hai năm, tình cảm hoà hợp bền chặt nhưng khi nghĩ đến chuyện kết hôn, tôi lại đắn đo. Tôi muốn mình phải có một cái gì đó trong tay mới tính chuyện cưới xin. Suy nghĩ là thế nhưng tôi không tâm sự với Hương vì sợ cô ấy nghĩ ngợi nhiều.
Mặc dù mỗi lần đến nhà người yêu chơi, tôi được đón tiếp niềm nở, mọi người hoà đồng vui vẻ và ba mẹ Hương chưa bao giờ hỏi kĩ hoàn cảnh nhà tôi. Nhưng người tính không bằng trời tính, chúng tôi lỡ có con ngoài ý muốn nên đám cưới bắt buộc phải diễn ra dù tôi chưa sẵn sàng. Lúc đó, tôi đang làm phó phòng kĩ thuật của công ty điện máy, dự định sẽ đi học lên để có cơ hội thăng tiến.
Để chuẩn bị cho đám cưới, tôi dùng tiền dành dụm để mua vàng trang sức. Ngoài việc đưa cho ba mẹ một bộ nhẫn, hoa tai, kiềng vàng để trao cho con dâu vào ngày cưới, tôi còn cẩn thận đưa cho vài người họ hàng mỗi người một chỉ vàng để làm quà tặng cô dâu. Tôi lo khi làm lễ, nhà gái trao hồi môn nhiều mà nhà trai không có gì lại chênh lệch khó coi nên mới làm vậy. Tất nhiên sự chuẩn bị ngấm ngầm đó Hương không hề biết.
Tôi nhẩm tính, mấy cây vàng tôi mua làm quà tặng cho nhà trai chắc không kém với của hồi môn ba mẹ Hương dành cho con gái. Nhưng đến ngày cưới, tôi hoàn toàn ngỡ ngàng vì mẹ vợ chỉ trao cho con gái cho một bộ trang sức nhỏ bằng vàng tây. Thấy vậy, tôi vừa thở phào nhẹ nhõm vừa băn khoăn.
Cảm phục vì cách dạy dỗ con của mẹ vợ
Đến sau này, khi về làm rể tôi mới biết đám cưới đứa con nào, ba mẹ vợ cũng chỉ cho như vậy. Cưới xong, mỗi đứa tự lo làm ăn, nhà vợ không cho gì thêm cả. Mẹ vợ quan niệm của cải tự tay làm ra thì mới bền lâu, ba mẹ chỉ giúp đỡ khi thật sự khó khăn và không còn khả năng.
Còn tài sản của gia đình đến khi ba mẹ mất sẽ chia cho con cháu theo di chúc. Mẹ vợ còn dặn dò các con khi yêu ai không nên nói về gia thế thật sự của gia đình vì sợ nhiều người chọn tài sản chứ không chọn người.
Mẹ vợ cũng không cần đẹp mặt mà cho con gái thật nhiều của hồi môn trong ngày cưới để tránh phân biệt với bên thông gia.
Tôi thật sự cảm phục cách ứng xử và dạy dỗ con cái của ba mẹ vợ. Vợ chồng tôi cũng như anh chị em trong nhà tự thân lập nghiệp kiếm tiền mua nhà sắm xe, khi cần ba mẹ sẽ hỗ trợ điều kiện làm ăn. Mặc dù giàu có nhưng cuộc sống gia đình vợ khá giản dị, có việc gì mọi người đều chung tay làm chứ không phân biệt dâu rể.
Có lẽ nhờ định hướng như thế mà các anh chị em nhà vợ đều có sự nghiệp riêng mà không phụ thuộc ba mẹ hoặc ỷ lại mà phá phách như nhiều gia đình giàu có khác.
Lần đi chợ với mẹ người yêu đã khiến tôi được mở rộng tầm mắt. Nhưng 'nóng nhất' vẫn là lúc tôi muối mặt nghe câu mỉa mai từ cô bán rau.
" alt=""/>Chàng rể thở phào trước quà cưới 'nhỏ tí tẹo' của mẹ vợ giàu cóTrả lời VnExpresstối 24/8, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Trung học của Bộ, cho rằng cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên, học sinh. Việc này không cần phải cấm hay đáng chê trách. Vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù các em không muốn.
Do đó, dự thảo loại bỏ các thủ tục hình thức, như giáo viên cần xin phép hiệu trưởng để được dạy học sinh của mình như quy định hiện hành (Thông tư 17). Thay vào đó, thầy cô có thể dạy, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức. Đồng thời, giáo viên không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
"Như vậy, Bộ không cấm giáo viên dạy thêm khi các em và phụ huynh thực sự mong muốn, có nhu cầu", ông Thành nói. "Thầy cô được đàng hoàng dạy học sinh của mình ngoài nhà trường nhưng đó phải là nguyện vọng thực sự của hai bên, tuyệt đối không được ép buộc".
Ông Thành lưu ý thêm theo luật, công chức, viên chức không tổ chức kinh doanh. Do đó, giáo viên trường công không được tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Điều này không nêu trong dự thảo, Bộ sẽ nghiên cứu giữ lại để tránh hiểu lầm.
Từ nhỏ, cô gái Vũ Thị Thúy, thường gọi là Thúy Vũ (SN 1993) gắn bó với vườn điều, vườn cà phê và công việc nhà nông ở Đắk Lắk.
Thúy chưa bao giờ mơ đến một ngày sang nước ngoài sinh sống nhưng cuộc gặp với kỹ sư người Phần Lan đã thay đổi cuộc đời cô gái nghèo.
![]() |
Vợ chồng Thúy yêu nhau sau 2 lần gặp gỡ. |
Cuối năm 2017, Thúy vào một app hẹn hò và nhận được lời kết bạn của Jyri Tapio (SN 1989). Khi trò chuyện cả hai đã cảm mến nhau. Họ quyết định gặp nhau ngoài đời thực. Sau đó một tuần, Jyri Tapio chính thức ngỏ lời yêu Thúy. Chàng trai 8X thổ lộ, anh đã độc thân 4 năm trước khi gặp cô.
Một năm yêu xa, Jyri Tapio thấy không thể sống thiếu cô bạn gái Việt Nam nên quyết định cầu hôn, để được sống cùng Thúy. Jyri Tapio đã mời cô sang thăm nhà mình. Thúy tâm sự với mẹ, bà ngần ngừ không muốn con đi vì sợ Thúy bị lừa như bao câu chuyện đau lòng đã xảy ra.
“Bố tôi mất sớm, cả đời mẹ tần tảo nuôi các con ăn học, chỉ mong có cuộc sống yên bình", Thúy chia sẻ.
Khi biết mẹ người yêu không đồng ý, Jyri Tapio về thăm mẹ Thúy, tìm cách thuyết phục bà.
Mẹ Thúy chứng kiến Jyri Tapio làm mọi điều vì con gái mình, mới bắt đầu mở lòng. Chuyến đi đầu tiên của Thúy sang Phần Lan kéo dài một tháng. "Gia đình Jyri Tapio rất thân thiện và Jyri Tapio là người chi trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi này", Thúy nói.
![]() |
Lễ đăng ký kết hôn của Thúy và Jyri Tapio. |
Sau đó, họ gắn bó với nhau bằng tờ giấy đăng ký kết hôn, dự định hè 2020 sẽ tổ chức hôn lễ nhưng dịch bệnh Covid-19 đã khiến kế hoạch phải trì hoãn.
Mỗi lần sinh con được ‘thưởng’ tiền
Vợ chồng Thúy sống riêng, cách nhà bố mẹ chồng 5km. Sau khi làm thủ tục nhập cư, cô tham gia khóa học tiếng Phần Lan miễn phí 3 năm do nhà nước tổ chức và được trợ cấp thêm 23 triệu đồng. Các cư dân nhập cư học tiếng xong sẽ được hỗ trợ học nghề mình thích.
Ngày mới nhập học, Jyri Tapio sợ vợ tủi thân nên xin cô giáo cho ngồi học cùng, đưa đón vợ sau khi tan học.
“Tôi mới học 4 tháng thì nghỉ sinh em bé. Giờ ở nhà chăm con, khi nào em bé được 1,5 tuổi tôi sẽ đi học tiếp”, Thúy nói.
![]() |
Thúy hòa nhập với cuộc sống mới bên Phần Lan. |
Thời gian ở nhà chăm sóc con, Thúy ít ra ngoài nên gia đình chồng khuyên cô thử làm kênh Youtube khám phá cuộc sống Bắc Âu cho đỡ buồn. Từ ngày làm Youtube, Thúy quen và kết nối với mọi người nhiều hơn.
Cô gái Đắk Lắk chia sẻ thêm, tại Phần Lan có hệ thống chăm sóc, theo dõi sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em.
Nếu ai có thai sẽ gọi điện cho hệ thống để đặt lịch. Từ tuần thai thứ 8 trở đi sẽ bắt đầu lịch khám. Thai phụ sẽ được theo dõi, kiểm tra, xét nghiệm máu... 1 lần/tháng hoặc 2 lần/tháng, tùy vào tình trạng sức khỏe.
Mỗi người sẽ có một y tá chăm sóc, theo dõi suốt hành trình mang thai, sinh nở và chăm con trong 3 năm đầu đời. Tất cả đều được miễn phí.
Người mẹ bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu trầm cảm thì y tá sẽ đến chăm sóc em bé 3 lần/tuần, để mẹ có thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh, lấy lại tinh thần. Trường hợp y tá, bác sĩ khiến bệnh nhân không hài lòng, người đó có thể làm đơn đổi người khác.
Ngoài chế độ sinh đẻ miễn phí, các bà mẹ mang thai sẽ được Chính phủ hỗ trợ tiền chi tiêu hàng tháng, như Thúy, được hỗ trợ khoảng 16 triệu/tháng.
![]() |
Khi sinh nở, Thúy được chồng hỗ trợ việc chăm con. |
Chính phủ Phần Lan còn có chính sách khuyến khích sinh đẻ. Phụ nữ sinh càng nhiều con, càng nhận được nhiều tiền.
“Trong 17 năm, gia đình sinh con đầu sẽ nhận 540 triệu, con thứ hai nhận 598 triệu, đứa thứ ba nhận 765 triệu, con thứ tư nhận 932 triệu và con thứ năm nhận hơn 1 tỷ. Ước tính, gia đình nào sinh 5 con sẽ nhận gần 4 tỷ đồng”, Thúy giải thích.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của Thúy khá tốt. Mặc dù người cao tuổi Phần Lan ít giao tiếp bằng tiếng Anh, chủ yếu nói bằng ngôn ngữ của họ nhưng mẹ chồng luôn sử dụng tiếng Anh để Thúy hiểu.
“Mẹ chồng tôi là người tâm lý, bà đi đâu thấy gì hay, đẹp, dễ thương là mua cho con dâu. Việc gì liên quan đến em bé, bao giờ mẹ chồng cũng lịch sự hỏi: “Mẹ cho William ăn được không? Mẹ cho William đi chơi được không?...”, Thúy nhớ lại.
Thời điểm cô mới sinh em bé được 1 tháng, hai vợ chồng sang nhà ông bà nội chơi một tuần. Ông nội quý cháu nhưng không dám bế, chỉ quanh quẩn bên nôi của em bé.
“Ông giải thích, ở Phần Lan muốn bế em bé, phải xin phép người mẹ nhưng ông sợ phiền con dâu nên không dám bế nhiều. Tôi cảm động, bảo ông có thể bế cháu lúc nào thích. Từ đó, ông bế William liên tục, cháu ngủ mới đặt xuống”, Thúy vui vẻ kể.
![]() |
Trái ngọt hôn nhân của vợ chồng Thúy là bé William. |
Thúy khẳng định, chưa bao giờ cô nuối tiếc khi theo chồng sang đây. Cuộc sống hôn nhân của cô khá ngọt ngào. Buổi sáng, Jyri Tapio thường dậy sớm cho con ăn để Thúy được ngủ thêm. Khi nào đến giờ đi làm, anh mới bế bé vào và đánh thức vợ.
“Chồng tôi không có thói quen tụ tập bạn bè vì anh không thích để vợ một mình. Mỗi mùa hè, anh đưa 2 mẹ con đi nghỉ dưỡng 2 tuần. Cả nhà cùng chèo thuyền, câu cá, bơi để thư giãn”, Thúy cho hay.
Vượt qua định kiến, Giáp Nhật kết hôn với người phụ nữ hơn mình 11 tuổi và gây dựng được cơ ngơi khang trang.
" alt=""/>Chuyện tình 'sét đánh' của cô gái Đắk Lắk, sang Phần Lan làm dâu