Đáng chú ý, các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu).
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) có 2 mục tiêu lớn nhất đối với ngành công nghiệp ô tô mà nhiều năm trước vẫn chỉ là kỳ vọng thì nay đã làm được. Một là, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu ô tô đi nhiều nước. Hai là, Vinfast và Thaco (bên cạnh những dòng xe lắp ráp) đã có thương hiệu riêng.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ôtô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu...
Bên cạnh đó, quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/3 quy mô thị trường ôtô của Thái Lan, 1/4 của Indonesia… Điều đó dẫn đến ngành công nghiệp ô tô khó có thể tăng cường tỷ lệ nội địa hóa để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn
Để phát triển ngành ôtô trong nước cũng như nâng tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm, Bộ Công Thương đề xuất cần tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn về dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực.
Trong câu chuyện tạo dung lượng thị trường và kích cầu tiêu dùng cho ngành ôtô, vấn đề hàng đầu là bảo vệ thị trường trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế; triển khai phương án quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ trên cả nước, khuyến khích giao thương hàng hóa giữa các vùng miền nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy tiêu dùng ôtô.
Trong bối cảnh dung lượng thị trường tại Việt Nam, tổng quy mô cả xe du lịch và xe thương mại khoảng 400.000 xe/năm thì khó có thể đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Chính vì vậy, một số DN ôtô kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, với mục đích để mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất và kêu gọi các đối tác mới hợp tác đầu tư và phát triển sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam nhằm tăng sản lượng, bảo đảm điều kiện cần thiết để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Ông Lê Ngọc Đức - Tổng giám đốc Công ty CP Thành Công Motor Việt Nam - đề xuất, trong bối cảnh các FTA có hiệu lực, áp lực ôtô nhập khẩu đang ngày càng lớn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng chính sách thúc đẩy nội địa hóa; chính sách ưu đãi nhập khẩu linh kiện cần gia hạn và duy trì trong thời gian tới, tạo động lực cho DN lắp ráp ôtô; bổ sung mặt hàng ôtô vào danh mục khuyến khích sản xuất, từ đó nâng tầm công nghiệp ôtô.
Theo đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất điều chỉnh các quy định về thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa của ôtô sản xuất trong nước, tạo dung lượng cho thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô thông qua các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực DN nội địa đủ sức tham gia chuỗi cung ứng ngành ô tô, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa." alt=""/>Ngành công nghiệp ô tô: 2 điểm nghẽn cần giải quyếtNgoài những bước nhảy đẹp mắt, chương trình còn "bật mí" câu chuyện thú vị của các cặp thí sinh về niềm đam mê khiêu vũ, lý do để họ theo đuổi bộ môn thể thao tưởng như quá khó cho lứa tuổi trên 40, thậm chí có trường hợp thí sinh trên 80 tuổi. Đó cũng là những câu chuyện xúc động về cuộc sống, tình yêu, tình bạn…của các cặp thí sinh. Từ những câu chuyện có thật, Vũ điệu vànghy vọng có thể chuyển tải đến khán giả, nhất là khán giả lớn tuổi, nguồn cảm hứng, động lực tích cực để luyện tập thể thao, lạc quan, sống vui, khỏe và đẹp.
Các cặp thí sinh có tuổi vượt qua chính mình để thi khiêu vũ.
Từ 400 cặp thí sinh cả nước tham gia vòng sơ tuyển, BTC chọn ra 12 cặp thí sinh xuất sắc và chia làm 2 bảng. Bảng 1 gồm 6 cặp thí sinh ở độ tuổi từ 40 - 50. Bảng 2 gồm 6 cặp thí sinh ở độ tuổi từ 50 trở lên.
Chương trình có 12 tập, bao gồm nhiều chủ đề thi khác nhau. Mỗi chủ đề, các cặp thí sinh sẽ tự hình thành, đưa ra ý tưởng cho bài thi cũng như chọn vũ điệu cho riêng mình. Từ ý tưởng đó, các biên đạo múa mới cố vấn, phát triển và hỗ trợ dàn dựng cho các thí sinh để bài thi phù hợp với sân khấu truyền hình và gây ấn tượng với giám khảo, khán giả.
![]() |
Cặp biên đạo múa Xuân Thảo - Đình Lộc nổi bật với chất trẻ. |
Theo đó, biên đạo múa Lý Phương Châu phụ trách cố vấn các cặp thí sinh của bảng 1 (40 - 50 tuổi) còn cặp Á quân Thử thách cùng bước nhảy Xuân Thảo - Đình Lộc phụ trách thí sinh của bảng 2 (50 tuổi trở lên).
![]() |
Lý Phương Châu vừa là biên đạo múa vừa là quản lý nhóm nhảy MTE. |
Qua từng đêm thi, 4 cặp thí sinh xuất sắc nhất sẽ bước vào đêm chung kết xếp hạng để tranh giải quán quân. Tổng giải thưởng của chương trình lên đến gần nửa tỷ đồng, trong đó giải thưởng dành cho quán quân trị giá 190 triệu đồng.
Đảm nhận vai trò host của chương trình Vũ điệu vànglà MC Đại Nghĩa. Ngoài sự duyên dáng và sâu sắc, MC cũng là người khá am hiểu về bộ môn khiêu vũ. Anh thường đứng về phía các thí sinh để đối trọng lại với ban giám khảo. Hiện tại, thành phần ban giám khảo chưa được công bố.
Vũ điệu vàng ra đời tròn cột mốc 10 năm game show nhảy, khiêu vũ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Chương trình cũng là làn gió mới khi thị trường game show đang khan hiếm chương trình giải trí dành cho người lớn tuổi. Vũ điệu vànglên sóng tối 6/10 trên kênh HTV7.
Cẩm Lan
- Hiện đoạn clip nhảy cover trên nền nhạc "ON" của Khánh Thi - Phan Hiển đang thu hút hàng ngàn lượt xem chỉ trong vòng 1 giờ đăng tải.
" alt=""/>Game show khiêu vũ đầu tiên cho cặp nhảy trên 40 tuổiViệc lùi thời gian lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe ô tô giúp giảm bớt khó khăn cho các cơ sở đào tạo - Ảnh minh họa
"Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như đời sống của người lao động của các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến việc sản xuất, lắp ráp thiết bị và ảnh hưởng đến thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm theo QCVN 105:2020 của Bộ GTVT", Tổng cục Đường bộ VN cho hay.
Để kịp thời hỗ trợ các cơ sở đào tạo, Tổng cục Đường bộ VN và 51/57 Sở GTVT thống nhất kiến nghị Bộ GTVT cho phép các cơ sở đào tạo lái xe thực hiện trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô theo đúng thời gian quy định tại Khoản 2 Điều 47 Thông tư số 12/2017 của Bộ GTVT cộng với thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 trong năm 2021.
Việc lùi thời gian thực hiện quy định trên giúp cơ sở đào tạo phục hồi hoạt động sau thời gian tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo thời gian thực hiện các trình tự, thủ tục đầu tư mua sắm thiết bị theo quy định và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu thiết bị đưa sản phẩm đi thử nghiệm và chứng nhận hợp quy trước khi cung cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe.
Khoản 2 Điều 47 Thông tư số 12 ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 2 Thông tư số 01/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015 và Thông tư số 12/2017 của Bộ GTVT quy định cơ sở đào tạo lái xe phải trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/1/2022.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ 1/1/2022 đến hết 30/6/2022, ô tô kinh doanh vận tải hành khách tiếp tục được giảm 30% mức phí sử dụng đường bộ so với hiện hành. Mức giảm với xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo,... là 10%.
" alt=""/>Kiến nghị lùi thời gian lắp thiết bị giám sát học lái xe ô tô