










Năm ngoái, khi giá nhà giảm xuống một chút, gia đình nhà trai dành hết số tiền tiết kiệm để mua được một căn nhà ở thành phố. Tuy nhiên, nhà gái vẫn chưa ưng ý vì cho rằng, tên con gái mình phải được viết trong sổ đỏ của căn nhà đó, kèm theo tiền sính lễ mới được làm đám cưới.
Lý do gia đình nhà gái gây khó dễ là bởi, trong làng nơi cô gái sinh sống, nhiều người cùng tuổi với cô đều lấy chồng sung túc, được chồng mua xe hơi, ở nhà lớn và tiền sính lễ rất cao, khoảng 300 nghìn tệ (gần 1 tỷ đồng). Hơn nữa, cô gái là một trong số hiếm các cô gái trong làng đi học đại học. Vì vậy, bố mẹ cô gái yêu cầu nhà trai phải trả đủ số tiền sính lễ 500 nghìn tệ (hơn 1,6 tỷ đồng) mới chấp nhận hôn lễ.
Hai bên xảy ra cãi vã vì gia đình nhà trai không có đủ số tiền sính lễ đó. Cuối cùng, cha mẹ của chàng trai thẳng thắn: "Tôi không tin con trai mình độc thân mãi, kết hôn hay không cũng được".
Đôi trẻ yêu nhau 8 năm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và chưa bao giờ có ý định từ bỏ nhau. Chỉ bởi hai bên gia đình mâu thuẫn tiền sính lễ mà cặp đôi phải chia tay.
Họ không đành lòng nên ôm nhau khóc thảm thiết. Cô gái còn bày tỏ với người yêu: "Sao anh không vay tạm trước số tiền đó rồi sau này tính tiếp?".
Thấy bạn gái vừa khóc lóc vừa nói, chàng trai cũng bối rối: "Nhưng số tiền quá lớn, dù anh có muốn cũng không biết vay ai". Cô gái khóc nói tiếp: "Chúng ta thực sự phải chia tay sao? Chúng ta đã ở bên nhau 8 năm rồi".
Chàng trai chỉ biết ôm bạn gái đau khổ: "Nếu số tiền sính lễ vẫn không thay đổi thì anh thực sự không còn cách nào khác là phải chia tay. Anh không làm được gì hơn nữa. Anh xin lỗi em".
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Ai nấy cho rằng việc người lớn đòi số tiền sính lễ quá lớn là nguyên nhân khiến hạnh phúc của con cái họ bị ảnh hưởng. Nhiều người dành lời khuyên cho cặp đôi, nên tự quyết định hạnh phúc của riêng mình, đừng quan tâm tới tiền bạc hay hôn lễ nữa, chỉ cần họ được ở bên nhau là đủ.
Tiền bạc là điều quan trọng khi bước chân vào hôn nhân nhưng nó không phải thứ quyết định hạnh phúc. Làm cha mẹ càng không nên mang tiền bạc ra để cân đong đo đếm hạnh phúc của con cái. Nếu cả hai không thực sự giải quyết được và phải chia tay thì đúng là một cái kết buồn trong tình yêu.
Chồng Tây của nữ diễn viên kề cận, chăm sóc cô suốt sự kiện. Cả hai không ngại dành cho nhau những cử chỉ tình tứ trong suốt sự kiện. Lan Phương tiết lộ chính bạn đời là người động viên mình nhận lời đóng phim khi cô còn lưỡng lự.
Tại sự kiện, Lan Phương không khỏi xúc động khi nhớ lại ê-kíp đã có lúc phải giữ lớp hoá trang quỷ dị suốt 32 tiếng trên set quay. Từ một người sợ xem phim kinh dị, cô dần làm quen và thích nghi khi đóng vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp.
Trong phim, Lan Phương đóng Thập Nương - vai phản diện có khả năng tà thuật. Dù thời lượng xuất hiện không nhiều, nhân vật được khán giả yêu thích, đồng thời mang đến dấu ấn mới trong diễn xuất của cô.
Kẻ ăn hồnlà câu chuyện về hàng loạt cái chết bí ẩn ở một ngôi làng bí ẩn, nơi có kẻ đang âm thầm luyện loại ma thuật cổ xưa: 5 mạng đổi bình rượu sọ người. Trong đó, Thập Nương – cô gái áo đỏ là kẻ nắm giữ bí thuật luyện nên loại rượu mạnh nhất và là nguồn cơn của mọi chuyện.
Tác phẩm từng qua 3 lần kiểm duyệt mới chính thức ra rạp. Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết anh và ê-kíp đã sửa "một chút" theo yêu cầu của Cục Điện ảnh song không ảnh hưởng đến nội dung phim.
Sau buổi công chiếu đầu tiên, phim nhận được phản hồi khá tích cực từ truyền thông. Tính đến tối 14/12, doanh thu suất chiếu sớm của phim đạt hơn 5 tỷ đồng.
Phim có sự góp mặt của các diễn viên Lan Phương, Hoàng Hà, NSƯT Chiều Xuân, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, nghệ sĩ Viết Liên, NSND Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Tiến... Phim do bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân thực hiện, dự kiến khởi chiếu 15/12.
Lan Phương trong phim 'Kẻ ăn hồn'
Người dân làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh: Mạnh Dũng).
Thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với thực tiễn nên đã sớm đi vào cuộc sống. Việc thực hiện chính sách đã đạt được nhiều kết quả tích cực, kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu nêu trên được xây dựng trên cơ sở quy định về trợ cấp mất việc làm trong Bộ luật Lao động.
Đối với trợ cấp thất nghiệp, thời gian hưởng trợ cấp tối thiểu là 3 tháng, với số tiền là 60% tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, tương đương 180% tiền lương.
Đối với mức hưởng trợ cấp mất việc làm tối thiểu là 2 tháng tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi nghỉ việc, tương đương 200% tiền lương.
Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu chỉ đóng 1 tháng mà đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không bảo đảm cân đối thu, chi Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu 3 tháng nhằm bảo đảm cho người lao động ổn định cuộc sống tạm thời, và có đủ thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, tốt hơn.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, những quy định của Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, bao gồm việc thời gian hưởng tối thiểu là 3 tháng đối với người lao động đóng ít nhất là 12 tháng.
Tiếp thu kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết sẽ nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện dự Luật Việc làm sửa đổi.
" alt=""/>Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bộ LĐ