Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ. Nếu muốn được đến tận vườn thưởng thức trái cây chín, đừng quên những thiên đường dưới đây.
1. Vườn trái cây Trung An - Củ Chi
Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 40km, vườn trái cây Trung An, Củ Chi, rất hợp để bạn đổi gió ở Sài Gòn. Vườn ở Trung An chủ yếu trồng các loại trái cây làm du lịch, nên một vườn trồng rất nhiều loại trái như: dâu da, mít, chôm chôm, mận, măng cụt. Ở Trung An có rất nhiều nhà vườn cho khách tới thăm quan, hái và ăn trái cây thỏa thích.
![]() |
Giá vé vườn tham quan, hái và thưởng thức trái cây tại chỗ trung bình là 50k/người, nếu đi vào mùa trái cây rộ thì giá chỉ tầm 30k-40k/người. Tuy nhiên giá này chỉ bao gồm các loại trái cây phổ biến như dâu, măng cụt, chôm chôm, với một số vườn trồng thêm sầu riêng thì sầu riêng tính riêng.
![]() |
Đến vườn trái cây, bạn có thể chơi từ sáng đến chiều cũng được, bởi thế nếu định cắm trại, hãy mang theo sẵn nilon trải, đồ dùng. Về ăn uống, bạn có thể nhờ chủ vườn nấu ăn giùm, giá rất phải chăng.
2. Miệt vườn Lái Thiêu (Bình Dương)
Nằm ven sông Sài Gòn, cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 10km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 20km về phía Bắc, vườn trái Lái Thiêu là vựa cây trái của các loại sầu riêng, mít tố nữ, sapoche, mãng cầu…thơm ngon suốt bốn mùa. Với những khu vườn trải dài, đỏ au chôm chôm, vàng ruộm giâu gia, tím đậm măng cụt, hay mít tố nữ thơm lừng, Lái Thiêu là một trong những vựa trái cây lớn nhất miền Nam Bộ.
![]() |
Những chùm dâu da đất chín mọng trong các nhà vườn ở Lái Thiêu. |
![]() |
Mít tố nữ, đặc sản của vùng đất Lái Thiêu, quả nhỏ nhưng mùi vị thơm, ngon. |
Nhắc đến Lái Thiêu cũng là nhắc đến đặc sản Măng cụt Thuận An nổi tiếng. Ở Lái Thiêu, măng cụt được trồng rất nhiều với những khu vườn măng cụt rộng đến cả chục ha với hàng ngàn cây, mỗi cây cho hàng trăm quả. Măng cụt Lái Thiêu trái to như trái quýt, có màu tím sẫm, vỏ cứng và dày, khi cắt ra có từ 5-6 múi. Múi măng cụt có vị ngọt thanh nhưng rất đậm đà. Vốn có nguồn gốc xuất xứ ở Malasia nhưng do hợp với thổ nhưỡng Thuận An, Lái Thiêu nên măng cụt ở đây sai quả, ngon, ngọt lại có mùi thơm đặc trưng hiếm nơi sánh bằng.
3. Miệt vườn Cái Bè (Tiền Giang)
Được bao bọc bởi nhiều kênh rạch, quanh năm đắm mình trong phù sa màu mỡ của miền châu thổ sông Tiền, mảnh đất Cái Bè trù phú là vùng chuyên canh cây ăn trái cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè có các loại trái cây phong phú bậc nhất với 4 mùa thay đổi, mùa nào thức nấy đều có trái cây chín mọng thơm ngon. Cái Bè sở hữu những giống trái cây ngon lành nổi tiếng như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, cam sành, cam mật, mít nghệ và đặc biệt là vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim với những trái tròn căng mọng, vỏ mỏng bóng bẩy, vị ngọt đậm và phảng phất hương thơm của dòng nhựa trắng như sữa.
![]() |
Cái Bè có nhiều vườn cây ăn trái sum xuê |
Cùng với miệt vườn Cái Bè, chợ nổi Cái Bè cũng là một điểm thăm quan hết sức độc đáo. Nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, chợ nổi Cái Bè là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang và cũng là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi Cái Bè là nơi chuyên canh các loại quả đặc sản nổi tiếng cả nước như: vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khốm Tân Lập, cam, bưởi, quýt Cái Bè.
![]() |
Nối tuyến với chợ nổi, du khách đến thăm vườn cây ăn trái xanh tươi, dừng chân ở các nhà vườn để nghỉ ngơi trong bầu không khí êm ả ở Cù lao Tân Phong, xã Đông Hoà Hiệp. Hoặc có thể viếng thăm làng nghề bánh tráng, cốm, kẹo truyền thống đến những ngôi nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm. Từ Cái Bè, du khách có thể đến Cái Mơn (Bến Tre) và Bình Hoà Phước (tỉnh Vĩnh Long).
4. Miệt vườn Cái Mơn (Bến Tre)
Được mệnh danh là xứ dừa với khí hậu quanh năm ôn hòa, Bến Tre còn là vựa trái cây lớn của miền Tây Nam Bộ với đủ loại trái cây ngon nổi tiếng như sầu riêng, chôm chôm, bưởi, xoài, nhãn, mận... Một trong những địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến huyện Chợ Lách là vườn cây ăn trái Cái Mơn (xã Vĩnh Thành). Đến đây, du khách sẽ bị cuốn hút trước những vườn chôm chôm chín đỏ, vườn dâu xanh ngắt, vườn măng cụt, bòn bon với những buồng trái trĩu quả từ gốc đến ngọn hay những liếp cam, quýt, bưởi, nhãn che khuất cả lối đi.
![]() |
Từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông rồi theo quốc lộ 60 khoảng 11km đến thị trấn Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam), tiếp tục theo quốc lộ 57 khoảng 43km là huyện Chợ Lách – vùng đất được mệnh danh là “vương quốc cây trái” và “con đường hoa kiểng – cây giống” đang là điểm du lịch thu hút rất đông khách trong và ngoài nước đến tham quan.
![]() |
Riêng bưởi da xanh Hai Hoa và sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa trồng ở nơi Cái Mơn khó nơi nào có thể sánh bằng. Ngoài ra trái cây ở đây còn có cả xoài, chuối, cóc, ổi, mãng cầu xiêm, mít, vú sữa, hồng xiêm, lêkima, táo, đu đủ… Đến Cái Mơn, bạn có thể vào tận vườn tự tay hái và thưởng thức những trái chín thơm ngon.
5. Miệt vườn Vĩnh Long
Từ trung tâm Sài Gòn, bạn chỉ mất 2 tiếng để đi tới miệt vườn Vĩnh Long. Ở khắp các nhà vườn ở đây đều có rất nhiều loại trái dây đặc sản với dịch vụ ăn tại vườn và mua cân kí. Vĩnh Long từ lâu nổi tiếng với các vườn cây ăn trái sai quả, bốn mùa xanh lá, trái chín ngọt ngào, trong đó có giống bưởi Năm Roi Bình Minh đặc biệt nổi tiếng. Bưởi Vĩnh Long ít hạt, múi bưởi đều, giòn và ngọt thanh.
![]() |
Đây còn là xứ sở của những chùm chôm chôm Bình Hòa Phước được xem là ngon nhất cả nước với nhiều giống khác nhau. Chôm chôm “tróc” trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn, khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nhãn chín.
Mùa chôm chôm qua đi, giống nhãn xuồng, nhãn tiêu cùi dày, vỏ mỏng, vàng đều, nhiều nước và ngọt lịm, cam sành Tam Bình vừa to, vừa có vị ngọt thanh tao, sầu riêng (Ri 6, Chín Hóa), quýt đường, xoài (Hòa Lộc, Cát Chu)…cũng là những loại trái cây làm nên thương hiệu Trái cây Vĩnh Long. Thậm chí ở đây cũng phục vụ các món ăn dân dã đậm chất miệt vườn như gà vườn nấu cháo, cá tai tượng chiên xù, rất tiện cho kế hoạch ăn chơi nghỉ dưỡng.
6. Vườn trái cây Long Khánh, Đồng Nai
Cách Sài Gòn tầm 80km Long Khánh là vùng trái cây nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai, vườn nằm . Long Khánh được xem là vựa trái cây của Đông Nam Bộ, do đặc trưng thổ nhưỡng ở đây nên hoa trái rất sum suê.Du lịch vườn ở Long Khánh hàng năm diễn ra nhộn nhịp nhất vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch. Đến đây vào thời điểm này, du khách tha hồ nhìn ngắm và thưởng thức những chùm chôm chôm chín đỏ, những chùm dâu màu vàng mơ, măng cụt tím thẫm ẩn hiện trong lá, mùi sầu riêng thoang thoảng trong gió.
![]() |
Đến đây, bạn có thể ghé các xã Bảo Quang, Bảo Vinh, Bình Lộc… để vào thăm vườn trái cây, thu hoạch cùng người dân nơi đây. Có hai phương án để “tận hưởng" vườn trái cây. Một là dịch vụ “bao bụng” (bao ăn đến no bụng) của nhà vườn. Hai là “bao cây”, mua nguyên cả cây, ăn không hết, nhà vườn sẽ hái mang về (có lợi khi đi nhóm đông). Bên cạnh du lịch vườn, Long Khánh còn có những điểm tham quan hấp dẫn mà bạn có thể ghé thăm. Đó là Khu Văn hóa Suối Tre, mộ cổ Hàng Gòn, tượng đài chiến thắng Long Khánh...
7. Miệt vườn Vĩnh Kim - Tiền Giang
Vườn trái cây Vĩnh Kim là một trong hai vườn trai cây lớn nhất ở Tiền Giang cung cấp trái cây đặc sản cho Tiền Giang. Lạc bước vào miệt vườn thuộc xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang du khách liền bị cuốn hút bởi một không gian êm dịu, thoáng mát. Đặc biệt đến đây, bạn còn có cơ hội thưởng thức vú sữa Lò Rèn chín cây với những trái căng, vỏ mọng, vị ngọt ngào thơm ngon. Hay song song với vú sữa Vĩnh Kim còn rất nhiều loại trái cây thơm ngon khác đáng để thưởng thức.
Đến Vĩnh Kim, bạn hãy thử cảm giác tận tay hái trái trong vườn và thưởng thức những đặc sản nổi tiếng ở đây như dưa hấu Gò Công, nhãn tiêu da bò, sơ ri Gò Công, sa-pô-chê Mặc Bắc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo… Ngoài việc tham quan thưởng thức trái cây thì bạn còn có thể trải nghiệm ẩm thực miền Tây ngay tại đây với lẩu mắm bông súng, cháo hến cồn Tân Phong, cá nướng trui, rau vườn luộc, gỏi rau càng cua…
![]() |
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>7 thiên đường trái cây cực hấp dẫn có thể đi về trong ngày từ Sài Gòn2 bệnh nhân với 2 vị trí bị rắn cắn đang điều trị tại BV Bạch Mai
BS Nguyên hiện đang là mua sinh sôi, phát triển của rắn độc (tháng 4 - tháng 11). Việt Nam có khoảng 60 loài rắn độc, mỗi loại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn sẽ có các biện pháp sơ cứu cũng như sử dụng các loại huyết thanh khác nhau. Do đó, nếu bắt được rắn, người dân cần mang theo con rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhanh chóng xác định đúng loại huyết thanh.
BS Nguyên nhấn mạnh, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến viện trễ do người dân loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu như chích hút nọc đọc, đắp lá... đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) mới đưa bệnh viện, lúc này điều trị rất khó khăn và tốn kém.
Rất nhiều trường hợp tự ý buộc garô, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nếu quá 40 phút, chân tay rất dễ bị thiếu máu, gây hoại tử. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải cắt cụt chi vì buộc garô quá lâu.
Ngoài ra, người dân cần tránh trích, rạch, trâm, chọc, hút máu tại vùng vết cắn. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích rõ ràng, gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng nặng thêm, chảy máu khó cầm...
Thay vào đó cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có trang thiết bị để cấp cứu hô hấp, tim mạch hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị.
Ngay khi bị cắn, nên nằm bất động hoặc băng ép bất động chân, tay bằng nẹp, việc đi lại vận động sẽ khiến chất độc ngấm nhanh hơn. Sau đó, duy trì băng ép, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân khó thở trên đường, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...
Thúy Hạnh
- Có nhiều đồn thổi cho rằng rắn độc thích mùi sữa mẹ nên gia đình nào có trẻ nhỏ thường dễ hấp dụ rắn vào nhà.
" alt=""/>8 người bị rắn cắn, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sơ cứu nhiều người mắcHầu hết chị em nội trợ đều thường xuyên gặp phải tình trạng các loại củ, hạt quen thuộc như khoai tây, hành, tỏi, lạc, gừng… bị mọc mầm hay héo quắt do để lâu ngày. Đôi khi vì muốn tiết kiệm, chúng ta vẫn tận dụng để chế biến đồ ăn, chỉ bỏ đi phần mọc mầm hay bị mốc…
Tuy nhiên, theo lời khuyên của Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, các bà nội trợ không nên tiếc những thực phẩm đã có dấu hiệu nêu trên. Bởi khi đã héo hay mọc mầm, nhiều loại củ có chứa những độc tố rất có hại cho sức khỏe con người. Số còn lại có thể không độc hại nhưng cũng giảm tác dụng và không còn nhiều dinh dưỡng.
![]() |
Theo Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi, nhìn chung các loại củ, hạt mọc mầm hầu hết đều giảm hàm lượng dinh dưỡng, tăng nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác |
Bác sĩ cũng nêu ra một số chất độc hại trong từng loại củ héo, mốc hay mọc mầm dưới đây:
Lạc
Đối với củ lạc đã mốc hay mọc mầm, tuyệt đối không nên sử dụng bởi chúng thường có chứa nấm Aspergillus flavus - loại nấm có khả năng tạo Aflatoxin, độc tố có nguy cơ gây ung thư gan rất cao.
Hạt lạc khi đã có dấu hiệu này, mùi vị cũng rất khó ăn và dù đã được làm chín như luộc, rang hay chế biến thành kẹo thì chúng ta vẫn thường bỏ đi ngay lập tức nếu ăn phải.
Bác sĩ nhấn mạnh, không chỉ riêng lạc mà cả hạt gạo khi bị mốc cũng đều rất độc, chỉ nên bỏ đi chứ không tiếc, kể cả việc tận dụng để cho lợn ăn cũng không nên.
Gừng
Bác sĩ cho biết, theo một số tài liệu thì củ gừng khi mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một trong những chất rất hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải.
![]() |
Khi gừng mọc mầm, dinh dưỡng bên trong củ cũng không còn nguyên vẹn (Ảnh: Internet) |
Đối với củ gừng tươi, chúng không chỉ tăng thêm mùi thơm khi chế biến món ăn mà còn có nhiều công dụng như kích thích tiêu hóa, giải độc, trị một số bệnh về dạ dày… Nhưng khi đã mọc mầm hoặc bị héo, dinh dưỡng cũng như các tác dụng trên của gừng đều giảm đi đáng kể. Bởi vậy nếu có cố tận dụng để chúng cũng không mấy tác dụng.
Khoai tây
Khoai tây khi mọc mầm là đã trải qua các phản ứng hóa học và không còn ăn toàn để ăn. Trong củ khoai tây mọc mầm hay trong khu vực vỏ màu xanh lá cây của củ có chứa chất solanine – một chất gây ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… ở người. Nếu ngộ độc nặng sẽ dẫn đến các vấn đề về thần kinh và tiêu hóa như mê sảng, đau đầu, tê liệt, đau bụng, hạ thân nhiệt... khá nguy hiểm.
Bởi vậy, những củ khoai đã mọc mầm, chúng ta tuyệt đối không nên tiếc mà hãy vứt bỏ. Còn với củ chỉ bị màu xanh lá cây trên vỏ, thực sự cũng không tốt nhưng nếu muốn tận dụng thì trước khi chế biến phải cắt bỏ hết phần màu xanh, bổ nhỏ củ rồi ngâm nước trong ít nhất 30 phút.
Bác sĩ lưu ý thêm, với khoai tây đảm bảo dinh dưỡng (không mọc mầm, không bị vỏ xanh…) thì chúng ta chỉ nên rửa nguyên củ sau khi nạo vỏ để bảo toàn được dinh dưỡng, khi đã bổ thành miếng nhỏ không nên rửa lại nữa.
Hành, tỏi
Tương tự như các loại củ khác, hành tỏi khi đã mọc mầm thì phần củ cũng thường óp, không còn chắc, căng và tươi như bình thường.
![]() |
Củ hành mọc mầm sau một thời gian sẽ teo tóp hơn hẳn những củ hành bình thường khác |
Các loại củ làm gia vị nói chung thường có công dụng làm tăng mùi thơm của món ăn, kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh, bổ sung nhiều loại vitamin, kháng sinh, khoáng chất… Nhưng khi mọc mầm, chúng đã bị biến chất nên lượng dinh dưỡng trong đó giảm đi đáng kể và các tác dụng trên cũng không được phát huy.
Đề cập đến độc tố trong củ hành, tỏi mọc mầm, bác sĩ cho biết hiện tại chưa tìm thấy nghiên cứu nào cho rằng có các chất độc hại trong hành, tỏi mọc mầm.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>cảnh báo nguy cơ ung thư từ củ, hạt mọc mầm