TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết sinh viên bị đuổi học ngoài lý do kết quả học tập yếu kém còn một số nguyên nhân khác như tự bỏ học vì có hướng đi khác; lựa chọn lại ngành học sau khi đã trúng tuyển; hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa phương pháp dạy học phổ thông và đại học, không theo kịp nên nản chí và “rơi rụng” dần; bị tác động bên ngoài nên không tập trung vào việc học dẫn tới kết quả kém.
Theo ông Lý, ngay từ khi trúng tuyển, sinh viên phải xác định việc học đại học rất khác với phổ thông. Bậc đại học cần sự tự giác, tự lập kế hoạch tập và tự học, tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của giảng viên. Dù muốn hay không, sinh viên phải xác định rõ nhiệm vụ chính là học tập và nghiên cứu, không sa đà vào việc khác dẫn đến lơ là học tập để bị cảnh báo học vụ.
Về sâu xa, thí sinh khi đăng ký vào đại học cần có định hướng nghề nghiệp. Khi đặt bút đăng ký vào ngành nghề nào thì phải hiểu rõ về nghề đó. Thí sinh phải biết lượng sức mình, không chọn những nghề cao siêu vượt quá năng lực bản thân bằng cách tham khảo các tiêu chí như chỉ tiêu, chương trình đào tạo, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường...
Ông Lý khuyên thí sinh nên dành 18-20 phút để trắc nghiệm khám phá năng lực bản thân, định hướng cho cả cuộc đời, trong đó phải ưu tiên cho sở thích, sở trường của mình, cần thấy sự khác biệt giữa thích và phù hợp. Thí sinh không nên bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước để biết mình có bị "ngộ nhận" khi lựa chọn ngành nghề hay không.
Trách nhiệm của nhà trường
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, mỗi năm có khoảng 4% sinh viên bị buộc thôi học. Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo nói rằng, con số này đã giảm so với trước đây.
Theo ông, để hạn chế sinh viên bị đuổi học, những năm gần đây, nhà trường đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ sinh viên như triển khai công tác cố vấn học tập, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp, mở lớp học miễn phí, hoặc cho sinh viên chuyển ngành khác nếu đủ điều kiện.
Ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng thông tin, để hạn chế việc đuổi học, trường có nhiều giải pháp như tăng cường việc tuyển sinh đúng người, hỗ trợ tài chính, động viên sinh viên trong quá trình học tập, tạo môi trường học tập tích cực, lành mạnh, thân thiện, đồng hành cùng người học.
Ngoài ra, nhà trường cũng có thêm nhiều hoạt động góp phần gia tăng chất lượng đào tạo như hỗ trợ lãi suất cho sinh viên vay vốn học tập, nhằm hạn chế nguyên nhân ngừng học vì lý do tài chính; Xây dựng các không gian học tập mới, giảng đường mới, nâng cấp phòng thí nghiệm, khu thể dục thể thao giúp sinh viên hứng thú trong học tập và gia tăng tiếp thu kiến thức; Các chương trình cùng nhau học tập như đôi bạn cùng tiến, trợ giảng, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ, đồng hành với sinh viên.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, vẫn còn nguyên nhân khác tác động đến phía người học như mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra với việc kéo tỉ lệ nghỉ học giảm xuống.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng sinh viên bị đuổi học có một phần trách nhiệm của nhà trường mà đôi khi lý do đơn giản là giảng viên không đủ trình độ giảng dạy. Do vậy, việc đầu tiên là các trường phải có đội ngũ giảng viên chuẩn.
Thứ hai, các trường nên có kênh tư vấn hay các clip hướng dẫn sinh viên về cách đăng ký môn học, xem điểm, quản lý thời gian, cách vượt qua môn. Nếu có thể, trường nên có một bộ phận gửi email hoặc nhắn tin đến từng sinh viên.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, đã có 73 học sinh của trường được tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, và tổng cộng 214 học sinh của trường trúng tuyển vào hai ngôi trường này. Điều này khiến Trường Trung học Hành Thuỷ trở thành ngôi trường có số lượng học sinh nhập học vào đại học hàng đầu của Trung Quốc nhiều nhất toàn quốc.
Từ lâu, ngôi trường này đã được mệnh danh là một trong những trường chuyên khắc nghiệt nhất Trung Quốc. Một số người ngoài cuộc cho rằng cách quản lý của trường khiến học sinh mệt mỏi và căng thẳng. Cũng có báo đưa tin học sinh Hành Thủy chỉ được ăn trong 2 phút và đi vệ sinh không quá 3 phút... Nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là hiểu lầm.
Quản lý tốt thời gian
Một trong những ưu điểm chính của Hành Thủy là quản lý tốt thời gian học tập và nghỉ ngơi của học sinh cũng như giáo viên trong trường.
Tất cả học sinh của trường đều theo chế độ nội trú, đảm bảo mỗi ngày học sinh đều ngủ đủ 8 tiếng, tập thể dục 1 tiếng và xem chương trình thời sự nửa tiếng.
Học sinh lớp 10 và 11 mỗi ngày chạy 2 lần, mỗi tuần có 3 tiết thể dục, 2 tiết hoạt động tập thể, cứ hai tuần lại về nhà một lần.
Hàng ngày từ sáng tới tối, tiếng chuông của Hành Thủy báo lên hơn 40 lần, thời gian ngắn nhất là 2 phút.
Chế độ học tập và nghỉ ngơi này duy trì cho tới một ngày trước khi thi đại học.
![]() |
Học sinh Trường Trung học Hành Thuỷ |
Hiệu trưởng nhà trường - ông Hi Hội Toả cho biết giai đoạn học trung học là rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ và xương. Chỉ có ngủ ngon thì các em mới có đủ năng lượng và tâm trạng thoải mái để tập trung học tập. Hiện nay, có rất ít các trường trung học phổ thông, kể cả nhiều trường ở các thành phố lớn, có thể đảm bảo cho học sinh ngủ đủ 8 tiếng rưỡi mỗi ngày như ở Hành Thuỷ. Học tập sinh sống theo quy củ đã giúp học sinh trường trung học Hành Thuỷ có ý thức tốt về thời gian, quy tắc và tính độc lập.
Triệu Bân Hàn, một học sinh tốt nghiệp Trung học Hành Thuỷ được nhận vào Trường ĐH Cát Lâm, cho biết ba năm học ở Hành Thủy đã giúp anh hình thành thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm, có sự kết hợp hài hoà giữa học tập với nghỉ ngơi.
Thầy Hải Quốc Trị, giáo viên Ngữ văn ở Hành Thuỷ, thì chia sẻ rằng "Khi những người khác đang chơi game thì học sinh Hành Thủy đang ngủ trưa. Khi những người khác mua sắm và theo đuổi trào lưu thì học sinh Hành Thủy đang xem tin tức. Khi những người khác sáng đèn và thức khuya, học sinh ở Hành Thủy đang ngủ ngon. Khi những người khác đang ngủ gật trong lớp, học sinh Hành Thủy lại đang chăm chú nghe giảng bài...".
“Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, học sinh Hành Thủy có vẻ như đang rất vất vả, nhưng thực chất các em lại không cảm thấy vậy mà ngược lại, các em luôn tràn đầy năng lượng” - giáo viên này khẳng định.
Ông Hi Hội Toả cho biết thêm: "Sau khi đến thăm Trường Trung học Hành Thuỷ, có người còn nói rằng nhìn thấy ánh sáng trong mắt học sinh Hành Thủy.
Khi nào trong đôi mắt sáng lấp lánh? Đó là khi giáo viên và học sinh có niềm tin, giáo dục có sức mạnh, trường học có hy vọng. Người khác cảm thấy thầy trò Hành Thuỷ đang sống trong “đau đớn và địa ngục”, nhưng họ thực sự không biết rằng thầy trò của trường đều cùng đang tận hưởng niềm vui của sự chăm chỉ. Chăm chỉ nhưng không đau đớn, vì môi trường này thực sự tốt như vậy” - vị hiệu trưởng này nói.
Nhiều hoạt động bổ trợ
Ngoài ra, nhà trường cũng chú trọng nhiều hơn đến giáo dục đạo đức để bồi dưỡng phẩm chất học sinh trong cuộc sống thực tế.
Hằng năm, trường tổ chức hơn 70 hoạt động như huấn luyện quân sự, đi bộ đường dài, cuộc thi tâm lý trong khuôn viên trường, bình chọn 10 ngôi sao học đường xuất sắc..., nhằm thúc đẩy học sinh phát triển toàn diện, tạo động lực trưởng thành cho các em.
![]() |
Trường Trung học Hành Thuỷ |
Dù học có căng thẳng đến đâu, thì mỗi tuần vẫn có một tiết học chính trị, một buổi họp lớp, một buổi sinh hoạt tập thể hoặc lớp giáo dục đạo đức, và 2 lớp đọc sách.
Nhiều phụ huynh cho biết con em đã thay đổi sau hơn một tháng nhập học, biết yêu quê hương, kính trọng cô giáo, biết ơn cha mẹ và có tinh thần học tập tích cực.
Hướng đến những học sinh có khả năng học hỏi nhiều hơn, trường đã thành lập nhóm đào tạo Olympic vào năm 2004 và lớp Olympic vào năm 2008. Trong năm gần đây nhất, học sinh của trường đã giành được 29 huy chương vàng và 31 huy chương bạc cấp quốc gia. 19 người đã vào đội tuyển quốc gia và trực tiếp được ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh tuyển sinh.
Năm nay, trường có hơn 1.500 học sinh đạt 828 danh hiệu và giải thưởng cấp tỉnh trở lên trong các cuộc thi nghệ thuật, thể thao, kỹ thuật và câu lạc bộ, phá vỡ hơn 60 kỷ lục.
Những học sinh tốt nghiệp từ Trường Trung học Hành Thuỷ những năm gần đây đã trở thành trụ cột của nhiều ngành công nghiệp. Nhiều người tin rằng, trong 10 hoặc 15 năm nữa, học sinh của trường sẽ trở thành những tài năng hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vân Anh tổng hợp và dịch
Trường Trung học Hành Thuỷ (Hà Bắc, Trung Quốc), được mệnh danh là “siêu xưởng luyện thi đại học” khi có tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thuộc diện nhiều nhất cả nước.
" alt=""/>Bí quyết của trường chuyên có hàng trăm học sinh trúng tuyển ĐH hàng đầu thế giớiNhiều phụ huynh van nài thầy Anthony Fok để con em họ được học môn Kinh tế ở trung tâm gia sư của thầy
Bạn sẽ không thể theo học lớp Kinh tế của thầy Anthony Fok trong năm nay, bởi vì các lớp đã kín chỗ cho tới tháng Ba năm sau. Có rất nhiều học sinh muốn theo học thầy Fok, thậm chí là van xin nhưng thầy không nhận bất cứ ai vào danh sách chờ nữa – thầy giáo 31 tuổi cho hay.
Thầy Fok hiện đang dạy 4 ngày mỗi tuần – từ thứ 5 tới Chủ nhật - cho hơn 200 học sinh lớp JC 1 và JC 2 mỗi năm. Mỗi lớp có khoảng 20- 40 học sinh. Học phí là 380 USD cho 4 buổi, mỗi buổi 90 phút.
Anh không muốn tiết lộ chính xác số lớp đang dạy hay tổng số lớp ở trung tâm gia sư của mình. Tuy nhiên, trung tâm của anh phải đăng ký nộp thuế GST vào năm nay khi đạt mốc doanh thu 1 triệu đô/ năm. Mặc dù anh đã phải giảm bớt lịch dạy vì đang theo học Tiến sĩ.
Ngoài những buổi học trên lớp, thầy Fok cũng cho học sinh số điện thoại để các em liên hệ khi gặp bài khó. “Có những lúc tôi hướng dẫn các em miễn phí. Công việc này đòi hỏi phải làm việc 24/7”- anh chia sẻ.
Lần đầu tiên anh xuất hiện trên báo giới là vào tháng 6/2008 khi mới 24 tuổi. Báo chí bầu chọn anh là 1 trong 5 “siêu gia sư” của Singapore.
Từ một trung tâm gia sư chỉ có 25 học sinh vào năm 2004, anh phát triển lên tới 600 học sinh hiện tại. Ngạc nhiên hơn nữa, anh bán toàn bộ cổ phần của mình ở trung tâm này cho cộng sự vào năm 2007 rồi đi dạy toàn thời gian ở Trường Trung học Hong Kah. Ở đây, anh dạy cả môn Nguyên tắc kế toán và Toán học.
Sau 5 năm giảng dạy, đam mê kinh doanh lại nổi lên, anh lại bỏ trường để thành lập JCEconomics.com vào năm 2012.
“Học sinh đến với tôi vì các em biết rằng tôi dạy những kiến thức ngoài kiến thức cơ bản ở trường. Tôi dùng các câu chuyện hằng ngày để liên kết lý thuyết với cuộc sống thực. Bằng cách này, học sinh sẽ nổi bật trong các kỳ thi nếu sử dụng thông tin thực tế”.
Tin nhắn
Bây giờ ngày nào thầy Fok cũng nhận được vô số tin nhắn của học sinh và phụ huynh. Anh nói đùa rằng không biết có nên tuyển một người chuyên trả lời tin nhắn không.
Một số phụ huynh thậm chí còn đề nghị anh một mức học phí cao hơn để con họ được nhận vào lớp. Có lần, một phụ huynh giàu có còn đề nghị sẽ trả 20.000 USD nếu anh đảm bảo giúp con họ đạt điểm A chỉ trong vòng 1 tháng. Nhưng anh đã từ chối.
“Đây không phải là một loại màu nhiệm có thể thay đổi mọi thứ vào phút cuối” – anh nói.
Khi được hỏi về chuyện anh hiện đang là một trong những gia sư hàng đầu tại Singapore, thầy Fok – người hiện vẫn đang sống trong căn hộ HDB (chương trình nhà ở thiết yếu dành cho người dân Singapore) – tỏ ra ngần ngại.
“Danh hiệu siêu gia sư được đặt ra bởi báo chí, sau đó là phụ huynh sau một bài báo cách đây 7 năm” – anh nói rằng không dám nhận danh xưng này.
“Tôi luôn cho rằng gia sư nên là một sự bổ sung cho việc giáo dục một đứa trẻ, chứ không phải là một sự bắt buộc. Nó hoàn toàn không phải là một con đường bắt buộc để thành công, tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn đang xem gia sư là một cách cần thiết để con em mình nổi trội trong cuộc đua” – anh nói.
Và anh cũng không phủ nhận rằng công việc này mang lại nhiều giá trị vật chất cho mình.
“Tiền bạc là một lợi ích phụ mà tôi nhận được trong công việc khó khăn này. Rốt cuộc thì tôi đang điều hành một doanh nghiệp và tôi phải làm việc chăm chỉ để mang lại cho học sinh của tôi kết quả mà các em đã đặt mục tiêu. Phụ huynh bây giờ không còn băn khoăn nhiều về chi phí nữa. Thay vào đó, họ muốn biết kinh nghiệm và chất lượng của gia sư”.
Vì tình yêu, không phải vì tiền bạc
![]() |
Cô Chuah mở trung tâm gia sư môn toán cho học sinh tiểu học |
Khi xin nghỉ việc ở một trường tiểu học vào năm 2009, Janice Chuah lo rằng mình sẽ không kiếm đủ tiền để lo cho gia đình.
Vì thế, bà mẹ 3 con bắt đầu gia sư môn toán. Cô bắt đầu công việc chỉ với 5 học sinh. Mọi chuyện dần tốt đẹp hơn và bây giờ cô là chủ của một trung tâm gia sư riêng với 600 học sinh. Có tất cả 70 lớp, mỗi lớp chỉ từ 6-7 học sinh. Chi phí trung bình khoảng 32 đô mỗi giờ. Mỗi buổi học kéo dài khoảng 90 phút, trừ lớp cho học sinh lớp 6 mỗi buổi khoảng 2 giờ. Mỗi học sinh học khoảng 1-2 buổi/ tuần. Chuah không muốn tiết lộ thu nhập nhưng thừa nhận rằng việc kinh doanh của cô đang rất tốt đẹp.
Cô giáo này cho rằng kết quả ngày hôm nay không phải là nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh của cô. “Bởi vì tôi không có gì cả ngoài niềm đam mê” – Chuah chia sẻ.
Trung tâm của cô đang ngày một nổi tiếng vì kết quả của học sinh rất tốt và thời gian chờ đợi để được học ở trung tâm này lên tới 1 năm.
“Chương trình lớp 1 tập trung dạy các khái niệm theo cách vừa học vừa chơi. Nó giúp trẻ có một nền tẳng chắc chắn về các khái niệm toán học và giúp trẻ tự tin ở môn học này” – cô giải thích.
Danh sách đợi
Cô Chuah nói rằng, trước đây, một số phụ huynh đã cố phá vỡ danh sách đợi bằng việc gọi cho giáo viên hoặc đến trung tâm trực tiếp mỗi tuần. “Một số thậm chí nói với chúng tôi rằng họ sẵn lòng trả học phí cả năm để con họ có một suất học”.
Chuah khẳng định, nhiều giáo viên bỏ nghề để trở thành gia sư “đang làm công việc này thực sự vì tình yêu với việc giảng dạy”, chứ không phải vì tiền.
“Nhiều bài viết trong những năm qua nhìn gia sư với một cái nhìn không mấy tích cực. Họ khiến cho dư luận có ấn tượng xấu rằng họ đang kiếm lời trên những lo lắng của phụ huynh và họ giống như một cái máy thu tiền”.
“Đó là những con sâu làm rầu nồi canh trong ngành công nghiệp này. Nhiều gia sư chỉ muốn trang bị cho học sinh kiến thức cũng như các giá trị đạo đức đúng đắn, chuẩn bị cho các em bước vào tương lai”.
Cô Chuah cho biết nếu như có những học sinh rất cần được giúp đỡ nhưng không có chỗ ở trung tâm của cô, cô sẵn lòng giới thiệu các em sang những trung tâm đối thủ của mình cũng tốt không kém. “Chúng tôi thà bị thua thiệt về mặt kinh doanh còn hơn là bỏ rơi một đứa trẻ đang cần giúp đỡ. Có một trường hợp mà chúng tôi biết rằng em bỏ học vì mẹ em – trụ cột chính của gia đình – qua đời, chúng tôi đã hoàn lại số tiền học phí để gia đình em trang trải trong giai đoạn khó khăn”.
“Chúng tôi cũng miễn phí học phí để giúp em hoàn thành chương trình ôn thi tốt nghiệp tiểu học vào năm ngoái”.
“Không cần phải kiếm được một số tiền lớn. Bạn sẽ biết mình là ai khi học sinh đến và nói “cảm ơn” – cô Chuah nói.