Mới đây, Maggie MacNeil đã đánh bại “kình ngư” nổi tiếng Zhang Yufei người Trung Quốc, giúp Canada lần đầu đoạt Huy chương Vàng nội dung 100m bơi bướm nữ.
“Kình ngư” 21 tuổi gốc Hoa giúp Canada đoạt Huy chương Vàng bơi lội
Sinh năm 2000 tại Giang Tây (Trung Quốc), nhưng Maggie MacNeil bị bố mẹ ruột bỏ rơi khi mới vài tháng tuổi. Một năm sau, cô và em gái được một cặp vợ chồng đến từ Canada nhận làm con nuôi.
Năm lên 2 tuổi, cô bé bắt đầu được bố mẹ nuôi cho làm quen với bơi lội. 8 tuổi, Maggie đã tham gia vào các cuộc thi bơi lội và liên tục giành chiến thắng. Tài năng bơi lội của Maggie bắt đầu được Liên đoàn thể thao Canada chú ý.
18 tuổi, Maggie McNeil trở thành ngôi sao sáng trong đội bơi của Trường ĐH Michigan (Mỹ), bên cạnh Siobhan Haughey, “kình ngư” đang thi đấu ở Olympic cho đội tuyển Hồng Kông. Ngay khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học, Maggie đã giành Huy chương Vàng vô địch thế giới ở Gwangju (Hàn Quốc) cự ly 100m bơi bướm với thành tích 55 giây 83.
Sinh viên ĐH Thanh Hoa giành 2 Huy chương Vàng môn bắn súng
Cùng tuổi với Maggie McNeil, Yang Qian, vận động viên bắn súng sinh ra ở Chiết Giang, Trung Quốc cũng là cái tên đi vào lịch sử Thế vận hội. Cô gái sinh năm 2000, với sự tập trung và bản lĩnh, đã giành được điểm cao nhất, phá cả kỷ lục Olympic ở nội dung 10 m súng trường hơi đơn nữ.
Yang Qian giúp Trung Quốc đoạt Huy chương Vàng môn bắn súng
Yang Qian đã sớm bộc lộ niềm đam mê với môn bắn súng và tham gia trường thể thao Ninh Ba ngay từ khi lên lớp 4. Ngoài tài năng bắn súng, cô còn học rất giỏi. Năm 2018, Yang Qian trở thành sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị của Trường ĐH Thanh Hoa – ngôi trường danh tiếng nhất Trung Quốc và cũng là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Tại đây, Yang Qian vừa học vừa luyện tập môn bắn súng.
“Điều gây ấn tượng ở Yang Qian là cô ấy rất bình tĩnh, không bao giờ tỏ ra kém tập trung hay vội vàng. Còn ít tuổi nhưng Yang luôn chú trọng đến chất lượng, hiệu quả trong công việc. Tâm lý của cô ấy gần như không bị tác động bởi ngoại cảnh. Tất cả yếu tố trên giúp tạo nên một nhà vô địch bắn súng”, huấn luyện viên Yu Linhua nói về học trò.
Tại Tokyo, Yang Qian đã giành Huy chương Vàng với số điểm kỷ lục 251,8 điểm.
Ngoài ra, Yang Qian còn cùng đồng đội của mình là Yang Haoran đã đánh bại đội tuyển Mỹ với tỷ số 17-13 trong trận chung kết nội dung 10m súng trường hơi đồng đội hỗn hợp để mang về tấm Huy chương Vàng thứ 9 cho Trung Quốc.
Cựu sinh viên Harvard đầu tiên đoạt huy chương trên đường chạy Olympic
Gabby Thomas được kỳ vọng sẽ giành tấm Huy chương Vàng điền kinh tại Tokyo. Cô gái sinh năm 1996 là cựu sinh viên ĐH Harvard.
Mẹ của Gabby Thomas – TS. Jennifer Randall đã sớm nhận ra năng khiếu thể thao của con và khích lệ Gabby Thomas đi theo con đường này. Nhờ vậy, trong quãng thời gian theo học tại Harvard, Gabby Thomas đã gặt hái được nhiều thành tích.
Hồi tháng 6, tại cuộc thi Olympic Hoa Kỳ, Thomas đã chạy đường đua 200m trong 21,61s, trở thành người chạy nhanh thứ 2 trong lịch sử của môn thể thao này, chỉ sau huyền thoại Florence Griffith Joyner - người đã lập kỷ lục thế giới chạy 200m vào năm 1988.
Tuy nhiên, tại Thế vận hội Olympic năm nay, đối thủ của Gabby Thomas đều là những người từng giành Huy chương Vàng Olympic. Gabby Thomas chỉ giành được tấm Huy chương Đồng khi về thứ 3 trong trận chung kết với thời gian 21,87s, xếp sau Thompson - Herah và Christine Mboma với thành tích lần lượt là 21,53s và 21,81s.
Gabby Thomas là cựu sinh viên Trường ĐH Harvard.
Tuy chưa đạt đến được giấc mơ Huy chương Vàng, nhưng Gabby Thomas đã trở thành sinh viên Harvard đầu tiên (đã tốt nghiệp) đoạt được huy chương tại đại hội thể thao lớn nhất toàn cầu.
Khi còn học tại Harvard, cô theo đuổi chuyên ngành Sinh học thần kinh và Sức khỏe toàn cầu.
“Người anh trai sinh đôi của tôi bị mắc chứng tăng động, còn em trai lại mắc chứng tự kỷ. Họ chính là lý do khiến tôi mong muốn tìm hiểu ngành học này tại Harvard”, Gabby Thomas nói.
Sau đó, Thomas tiếp tục theo học thạc sĩ về Dịch tễ học và Quản lý chăm sóc sức khỏe tại ĐH Texas.
Trường đại học đầu tư mạnh cho thể thao
Tại kỳ Olympic năm nay, nhiều vận động viên góp mặt tranh giải vô địch khi còn đang là sinh viên đại học.
Trường ĐH Lovely Professional đóng góp tới 11 tuyển thủ (tương ứng với 10% toàn đội hình) của Ấn Độ như đấu vật, khúc côn cầu, điền kinh,...
Còn tại ĐH Stanford danh tiếng của Mỹ, có tới 31 sinh viên và cựu sinh viên tham gia thi đấu ở các môn như bơi lội, chèo thuyền, thể dục dụng cụ, bóng đá, đấu kiếm,...
Kể từ năm 1912, trường đại học này đã mang về cho Mỹ ít nhất một Huy chương Vàng ở mỗi kỳ Thế vận hội. Riêng năm 2016, trường đã đạt kỷ lục khi mang về 27 huy chương cho Mỹ.
Trường tập bắn súng của ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc. Nguồn: Fanpage Tsinghua University
Ở đại học số 1 Trung Quốc - ĐH Thanh Hoa, mỗi chiều thứ Ba và thứ Tư, tiếng nổ lại vang lên xung quanh tầng hầm của nhà thi đấu khi sinh viên thực hành các bài tập cơ bản về bắn súng hơi.
Các buổi học kéo dài 45 phút là một phần trong các khóa học tùy chọn của trường dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp và rất được yêu thích. 40 suất học trong chương trình 16 tuần thường được chốt trong vòng vài giờ sau khi mở đơn ở mỗi học kỳ.
Kể từ khi thành lập vào tháng 10 năm 1999, theo thông tin trên Chinadaily, Đội Bắn súng Thanh Hoa đã đào tạo hơn 300 nhà vô địch ở các giải đấu trong nước và quốc tế. Hiện nay, 26 vận động viên trong đội bắn súng hầu hết theo học ngành Quản trị Kinh doanh. Ngoài học tập và thi đấu, họ còn giúp sinh viên có trải nghiệm được đào tạo bởi các vận động viên hàng đầu thế giới.
Một Phó Hiệu trưởng của trường từng cho rằng: “Thành tích xuất sắc của Thanh Hoa tại trường bắn đã xứng đáng với uy tín học thuật của trường ở trong và ngoài nước. Nỗ lực tiên phong trong việc phát triển các tài năng thể thao cấp độ ưu tú trong trường đại học nhằm đa dạng hóa hệ thống đào tạo nhân tài do Nhà nước quản lý có ý nghĩa lớn hơn việc giành được huy chương".
Theo truyền thống trước đây, các vận động viên ưu tú ở Trung Quốc được phát hiện ngay từ khi còn nhỏ và được đào tạo bởi hệ thống riêng, cách biệt với các trường học bình thường. Vì vậy, nhiều tài năng trẻ đã từng từ bỏ việc theo đuổi sự nghiệp thể thao nghiêm túc để tập trung vào các kỳ thi quan trọng như tuyển sinh đại học.
Thời Vũ(SCMP, AFP, Time, Chinadaily)
Kim Je Deok, vận động viên đến từ Hàn Quốc, vừa xuất sắc giành Huy chương Vàng môn Bắn cung tại Olympic Tokyo 2020. Nhưng ít ai ngờ, hiện Kim Je Deok mới chỉ 17 tuổi, đang là học sinh lớp 12.
" alt=""/>Chủ nhân huy chương Olympic học ngành gì ở trường đại học?Chia sẻ sau bàn quyết định của Reiss Nelson ở phút 90+7, HLV Mikel Arteta bảo đó là khoảnh khắc cảm xúc nhất của ông kể từ khi được bổ nhiệm làm thuyền trưởng của Pháo thủ vào 2019.
Đó là 3 điểm củng cố thêm khát vọng chinh phục ngôi vương Premier Leaguemùa này, trước sự đeo bám quyết liệt của Man City, thậm chí còn có MU sau đó. Nếu đánh rơi 2 điểm, Arsenal khi ấy sẽ chỉ còn hơn Man xanh 3 điểm, chứ không phải duy trì được 5 điểm như hiện tại.
Điều thú vị, từ chiến thắng của Arsenal cũng lộ ra chuyện vị thuyền trưởng của họ mê tín đến nỗi mặc đúng một bộ đồ từ giữa tháng 2 vì sợ nếu thay thì đội nhà mất… vận hên.
Cụ thể, HLV Mikel Arteta đã mặc đúng một bộ quần áo bên ngoài đường piste kể từ chiến thắng 4-2 của Arsenal trước Aston Villa hôm 18/2. Điều này được chính ông tiết lộ.
“Tôi là người làm việc theo nguyên tắc và thói quen của riêng bản thân. Tôi không thay quần áo mỗi khi Arsenal thắng. Tôi mặc nguyên bộ quần áo ấy cũng như giày ở trận đấu tiếp theo. Nếu chúng tôi thua, tôi mới đổi bộ khác”.
HLV Gary O’Neil của Bournemouth đã nói đùa rằng, ông không dám… lại gần vị thuyền trưởng Arsenal vì bao ngày vẫn mặc mãi một bộ quần áo!
Arsenal có được 63 điểm sau 26 trận đã chơi tại Ngoại hạng Anh, hơn Man City 5 điểm và MU 14 điểm, nhưng thầy trò Erik ten Hag mới đá 24 trận và tối nay sẽ chiến derby nước Anh với Liverpool.
Ở vòng kế tiếp, Arsenal tiếp Fulham, trong khi Man City gặp Crystal Palace dễ thở hơn, còn MU tiếp Southampton.
" alt=""/>Arsenal thắng, Mikel Arteta tiết lộ hơn nửa tháng chưa thay đồ![]() |
Bruno Fernandes vừa trở lại tập luyện cùng Sporting Lisbon |
Tuy nhiên, ông khẳng định, CLB sẽ không để chàng tiền vệ 24 tuổi ra đi với giá rẻ. MU đã gửi lời đề nghị 31 triệu bảng nhưng số tiền Sporting Lisbon yêu cầu là 53 triệu bảng.
Fernandes về cơ bản đã đồng ý các điều khoản cá nhân với đội chủ sân Old Trafford. Nếu cập bến Manchester, anh sẽ nhận mức lương 100.000 bảng/tuần.
Chủ tịch Varandas chấp thuận ngồi lên bàn thương lượng với MU. Mặc dù vậy, đôi bên chưa ấn định ngày cụ thể để chốt giá chuyển nhượng.
GĐĐH Ed Woodward muốn hoàn tất thương vụ đưa Sean Longstaff về "nhà hát của những giấc mơ" rồi sau đó mới dồn sự tập trung sang Bruno Fernandes.
![]() |
MU đang chờ thời điểm thích hợp để nổ "bom tấn" Fernandes |
Sở dĩ phía Quỷ đỏ cố tình trì hoãn là bởi lãnh đạo CLB muốn biết rõ tương lai Pogba khi anh trở lại tập trung cùng đồng đội, rồi mới tiến hành tiếp kế hoạch mua sắm thời gian tới.
Arsenal đua tranh giành chữ ký Marcelo
Hậu vệ cánh trái người Brazil tuyên bố muốn rời sân Bernabeu hè này, khi vị trí anh bị đe dọa với sự xuất hiện của tân binh Ferland Mendy.
Marcelo đã có 13 năm phục vụ cho Los Blancos. Tuy nhiên, giờ phong độ đang dần giảm sút do vấn đề tuổi tác. HLV Zidane xác nhận, mùa tới Marcelo chỉ là sự lựa chọn thứ hai bên hành lang cánh trái, sau Mendy.
![]() |
Arsenal quan tâm đến Marcelo |
Tờ Sport của Tây Ban Nha cho hay, hiện cả Arsenal, Juventus, Paris Saint-Germain và AC Milan đều quan tâm đến cầu thủ 31 tuổi này.
Marcelo vẫn đang trong kỳ nghỉ hè sau khi không được HLV Tite triệu tập vào tuyển Brazil dự Copa America 2019. Những ngày qua, đại diện của anh đã có buổi làm việc với chủ tịch Florentino Perez.
Arsenal quan tâm đến Marcelo bởi hậu vệ trái là vị trí mà HLV Unai Emery đang cần bổ sung lực lượng. Thời gian qua, họ đã nhắm đến cầu thủ trẻ người Scotland là Kieran Tierney (Celtic).
* An Nhi
" alt=""/>Tin chuyển nhượng tối 5