Khối u sưng phồng vùng cổ khiến H. luôn phải xõa tóc dài che đi khối u (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Ngay khi phát hiện khối u, dù còn rất nhỏ, H. đã được mẹ đưa đi khám ở nhiều cơ sở y tế chuyên khoa nhi và ung bướu, với mong muốn có thể cắt bỏ sớm. Tuy nhiên, lần nào hai mẹ con cũng thất vọng quay về vì bác sĩ nói không mổ được do khối u nằm ở vị trí nguy hiểm.
Cô gái luôn phải để tóc dài, trời nóng mấy cũng không chịu buộc tóc vì muốn che đi khối u phồng to bên cổ. 2 năm gần đây, u phát triển to nhanh khiến cổ cô bị sưng phồng, khó cử động vùng cổ, đôi khi đau vùng cổ gáy như điện giật.
TS.BS Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, H. mắc bệnh đa u xơ thần kinh, đây là một căn bệnh khá hiếm gặp nhưng trường hợp của bệnh nhân hoàn toàn có thể phẫu thuật và nên thực hiện phẫu thuật.
Vị trí u sát với các dây thần kinh trọng yếu nên bệnh nhân phải đối mặt với những tai biến có thể gặp như liệt dây thần kinh, tê bì, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng não bộ...
Theo TS Nghĩa, dù cô gái mang khối u lành nhưng kích thước lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, hơn nữa vẫn có thể ác tính hóa, vì vậy, tốt nhất nên phẫu thuật sớm nhất.
"Tuy nhiên, đây là một ca phẫu thuật khó do u có kích thước lên tới 8cm, xuất phát từ tủy sống, nằm ngay dưới nền sọ, kẹt giữa xương sọ và xương cột sống, gần động tĩnh mạch cảnh nuôi nửa đầu bên trái, khối cơ cổ.
Vị trí u sát với các dây thần kinh trọng yếu nên bệnh nhân phải đối mặt với những tai biến có thể gặp như liệt dây thần kinh, tê bì, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng não bộ. Không chỉ vậy, điều khiến ekip phẫu thuật lo ngại nhất là nguy cơ chảy máu ồ ạt do tổ chức mủn nát, khó cầm, đe dọa tính mạng bệnh nhân", TS Nghĩa thông tin.
Sau khi giải thích cả lợi ích, nguy cơ, gia đình H. và bản thân cô vẫn mong muốn được phẫu thuật để không còn phải chịu những cơn đau, sự tự ti khi có khối u sưng phồng ngay cổ.
Ekip phẫu thuật thực hiện ca mổ rất thận trọng, chú ý từng milimet đường mổ. Các bác sĩ đã lấy trọn vẹn khối u, bệnh nhân mất ít máu nên hồi phục nhanh chóng, vết mổ liền nhanh.
Sau mổ, bệnh nhân không rối loạn cảm giác vùng đầu cổ, vận động không bị ảnh hưởng, đặc biệt đã có một chiếc cổ bình thường như bao người khác.
" alt=""/>Thiếu nữ Hà Nội ám ảnh khối u hiểm sưng phồng ở cổ suốt 7 nămVừa chuyển từ nhà mặt đất lên sống ở tầng 29 của một chung cư tại quận Nam Từ Liêm, chị Hà Phương (32 tuổi) không thể ngờ vẫn gặp "kiếp nạn" kiến ba khoang.
"Hôm đó tôi phát hiện một vệt đỏ trên tay con trai. Ban đầu, cứ tưởng cháu bị dị ứng nhưng khi tìm thấy xác một con kiến ba khoang gần cửa sổ, tôi mới tá hỏa", chị Phương chia sẻ, nói thêm rằng, không thể nghĩ ra được kiến ba khoang lên cao như vậy bằng cách nào.
Nhiều người sống ở chung cư cũng gặp vấn nạn kiến ba khoang (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Từ khi chạm trán kiến ba khoang, nhà chị Phương luôn trong trạng thái đóng kín cửa, rèm kéo chặt, đến mức gần như không dám mở cửa sổ.
Để kiến không vào nhà, gia đình chị còn phải hạn chế bật đèn gần cửa sổ vào buổi tối.
"Chúng tôi cứ nghĩ sống ở tầng cao sẽ không phải lo lắng về côn trùng, nhưng hóa ra lại không tránh được. Cả nhà giờ như sống trong lồng kính", chị Phương thở dài.
Trùm kín mặt như "ninja" là cách bà Thủy (54 tuổi, sống tại quận Hà Đông) ra đường kể từ khi mặt bị tổn thương bởi kiến ba khoang.
Vết thương của bà Thủy do kiến ba khoang (Ảnh: Minh Nhật).
"Một tuần trước tôi ngủ dậy thấy đau rát ở vùng má bên phải và chỉ đến trưa, da đã phồng rộp lên thành một vệt dài. Từng bị viêm da do kiến ba khoang, nên tôi đoán được ngay thủ phạm", bà Thủy nói.
Vết thương thành vệt dài chạy dọc từ mi mắt xuống cằm, được bà Thủy mô tả, nhìn như vết sẹo rất khó coi. Do đó, một tuần nay mỗi khi có việc phải ra đường, chủ yếu là đi bộ ra chợ, bà cũng phải trùm mặt kín mít.
Giữa đêm lật tung chăn màn soi kiến
Không chỉ chịu cảnh ngột ngạt, nhiều gia đình tại Hà Nội còn mất ngủ vì kiến ba khoang. Anh Phúc Duẩn (40 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) kể về những đêm cả nhà phải "huy động" lực lượng để tìm kiếm loài côn trùng đáng sợ này.
Gia đình anh Duẩn thường xuyên rọi đèn pin tìm kiếm kiến ba khoang trong các chậu cây ở ban công chung cư (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Mỗi tối, tôi cầm đèn pin rọi từng góc tường, kiểm tra kẽ hở và các chậu cây ngoài ban công. Vợ tôi thì kiểm tra chăn màn, quần áo, còn hai đứa con nhỏ được giao nhiệm vụ soi sáng hỗ trợ. Có hôm chúng tôi bắt được vài con kiến, nhưng có đêm không thấy gì mà vẫn chẳng thể ngủ yên", anh Duẩn chia sẻ.
Phát hiện con kiến nhỏ bé ở trong nhà, nhiều người lo lắng (Ảnh: H.N).
Từng bị bội nhiễm vết thương do kiến ba khoang phải điều trị dài ngày, Duẩn nói mình bị "ám ảnh". Mỗi khi nghe thông tin kiến ba khoang vào mùa là như ngồi trên đống lửa.
Nhiều hôm đang ngủ, chỉ cần có cảm giác châm chích ở da, hai vợ chồng lại bật dậy giữa đêm soi đèn tìm kiến trong chăn màn.
Chi tiền triệu, loay hoay tìm cách diệt kiến
Với mong muốn loại bỏ kiến ba khoang ra khỏi nhà, nhiều gia đình không ngần ngại chi hàng trăm nghìn đồng, thậm chí là tiền triệu để mua các sản phẩm được quảng cáo có khả năng diệt hoặc đuổi kiến.
Nửa tháng qua, chị Thùy Dương (35 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vất vả tìm kiếm giải pháp đối phó với kiến ba khoang, nhưng kết quả lại không như mong đợi.
Các sản phẩm đuổi, diệt kiến được săn đón khi kiến ba khoang vào mùa (Ảnh: Minh Nhật).
"Tôi lên mạng xã hội tìm kiếm các biện pháp đuổi kiến. Loại thuốc nào cũng được quảng cáo là hiệu quả, an toàn, thế là tôi mua hết. Xịt chống côn trùng sinh học, bẫy kiến, máy đuổi côn trùng siêu âm, tinh dầu quế đuổi kiến… nhưng đến giờ vẫn chưa thấy có tác dụng rõ rệt", chị Dương chia sẻ.
Mỗi tuần, chị Dương lại nhận thêm vài gói hàng từ các shop online bán sản phẩm trị kiến.
"Có loại thì được bảo là công nghệ Nhật, có loại là hàng Đức. Họ nói chỉ cần dùng một lần là kiến không bao giờ quay lại. Nhưng thực tế thì kiến vẫn xuất hiện đều đều", chị nói.
Không chỉ mất tiền, chị Dương còn mất thời gian kiểm tra, sử dụng thử các sản phẩm mới.
Độc tố kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ
Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết số lượng bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gia tăng mạnh. Có ngày, khoa tiếp nhận hàng chục ca bệnh, trong đó nhiều trường hợp tổn thương nặng do xử lý sai cách.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Loài côn trùng này không cắn hoặc chích mà chỉ vô tình chúng ta bị tiếp xúc hay cọ vào chúng.
Tổn thương đặc trưng do kiến ba khoang (Ảnh: T.H.).
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn, nhưng sẽ khiến vùng da tiếp xúc tổn thương, bỏng rát.
Ban đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ sẽ thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1-5mm. 1-3 ngày sau sẽ hình thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này cảm giác đau, rát càng tăng.
Theo BS Thành, nhiều người sai lầm khi coi viêm da tiếp xúc là bệnh zona. Điều trị bằng acyclovir là không đúng, khiến tổn thương lan rộng hơn.
"Một số người còn chủ động bắt kiến ba khoang với hy vọng chữa được bệnh nấm da, hạt cơm… Cách làm này rất nguy hiểm, có thể khiến cho độc tố của kiến ba khoang phát tán, gây sốt, nhiễm trùng ở da", BS Thành phân tích.
Trên thực tế, theo chuyên gia này, viêm da do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng một tuần nếu xử trí đúng cách, tuyệt đối không nên đắp lá cây hoặc tự ý bôi thuốc theo quan điểm dân gian để tránh bị nhiễm trùng và sẹo.
Kiến ba khoang vào mùa: Cần làm gì?
Để hạn chế nguy cơ, BS Thành đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Kiểm tra kỹ quần áo, chăn màn: Sau khi phơi quần áo, cần rũ mạnh để loại bỏ kiến bám vào. Kiểm tra khăn rửa mặt, chăn màn trước khi sử dụng.
- Đóng kín cửa, lắp lưới ngăn côn trùng: Sử dụng rèm cửa, lưới chống côn trùng tại các cửa sổ và lỗ thông khí. Hạn chế bật đèn gần khu vực cửa vào ban đêm.
- Vệ sinh môi trường sống: Phát quang cây cối, bụi rậm xung quanh nhà. Giữ nhà cửa sạch sẽ, không để vật dụng thừa tạo nơi trú ẩn cho côn trùng.
- Xử lý đúng cách khi phát hiện kiến ba khoang: Không dùng tay không chạm vào hoặc đập kiến. Thay vào đó, hãy dùng khăn giấy hoặc vật dụng để loại bỏ. Nếu kiến tiếp xúc với da, cần rửa ngay bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc xà phòng nhẹ để loại bỏ độc tố.
- Thăm khám sớm: Khi vùng da có dấu hiệu đỏ, rát hoặc mụn nước nghi ngờ do kiến ba khoang, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.
"Điều quan trọng là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. Nếu nhìn thấy kiến ba khoang trên người thì không nên dùng tay không để đập, mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến bò ra giấy sau đó lấy ra khỏi người.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Sau đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng", BS Thành nhấn mạnh.
" alt=""/>Người Hà Nội khổ vì kiến ba khoang: Giữa đêm cả nhà soi đèn tìm kiếnChung cư Golden City 3 tại thành phố Vinh (Ảnh: Nguyễn Phê).
Chiều 7/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Thế Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vinh cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại bể chứa chung cư Golden City 3 cho thấy có nhiều vi sinh vật, không phải do nguồn nước cung cấp từ đường ống.
Như Dân tríđã thông tin, sáng 26/9, Trung tâm Y tế thành phố Vinh nhận được thông tin từ Trạm Y tế xã Nghi Phú về việc tại chung cư Golden City 3, xóm 19, xã Nghi Phú có nhiều người xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Sau khi nhận được thông tin, cán bộ, lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Vinh phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, xác minh sự việc. Qua điều tra, giám sát, tại chung cư Golden City 3 có khoảng 350 người/107 hộ gia đình sinh sống.
Bể nước được cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả có nhiều vi sinh vật (Ảnh: Phan Nguyễn).
Trong 2 ngày 25-26/9, có 59 người/36 hộ gia đình xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy. Đến nay, tất cả các trường hợp nêu trên đã ổn định sức khỏe.
Theo cơ quan chức năng thành phố Vinh, trong 3 ngày 24-26/9, các hộ gia đình tại chung cư này không tổ chức liên hoan, ăn uống chung.
Trước đó, ngày 23/9, tại thành phố Vinh có mưa lớn, ngập lụt nhiều nơi; bể nước của khu chung cư nêu trên, nước lụt cũng mấp mé ngập.
Đến ngày 25/9, người dân thấy nước sinh hoạt có mùi hôi; một số gia đình mua nước về sử dụng nấu ăn, không bị các triệu chứng trên; các hộ có người sử dụng nước sinh hoạt của chung cư, xuất hiện các triệu chứng nêu trên.
" alt=""/>Đã có kết luận vụ hàng loạt người ở chung cư nghi bị ngộ độc