Mục đích chính của việc nghiên cứu, phát triển vệ tinh nano F-1 là để xây dựng đội ngũ nhân sự người Việt có khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ vũ trụ thông qua việc thiết kế, chế tạo vệ tinh và trạm mặt đất dùng để điều khiển vệ tinh.
Việc phóng thành công vệ tinh nano F-1 là sự kiện quan trọng đánh dấu năng lực chế tạo vệ tinh đầu tiên do chính những nhà nghiên cứu trẻ của một trường đại học Việt Nam thực hiện.
Thành công này góp phần chứng minh người Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ vũ trụ, mở đường cho các dự án chinh phục vũ trụ của người Việt Nam sau này. Tuy vậy, có một điều đáng tiếc khi vệ tinh nano F-1 đã bị mất tín hiệu khi được thả ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
Vệ tinh PicoDragon
Vệ tinh PicoDragon được phóng lên trạm vũ trụ (ISS) vào ngày 4/8/2013. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ngày 19/11/2013 (giờ Việt Nam), PicoDragon được đưa vào quỹ đạo. Đây cũng là vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của Việt Nam hoạt động thành công ngoài không gian.
Vệ tinh Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg. Đây là sản phẩm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam).
![]() |
Mô hình tỷ lệ 1:1 của vệ tinh PicoDragon. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong quá trình chế tạo vệ tinh PicoDragon, toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam.
Riêng việc thử nghiệm rung động, nhiệt cho vệ tinh được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Giáo sư S.Nakasuka - Đại học Tokyo và một số thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Công ty Hàng không vũ trụ IHI (Nhật Bản).
Nhiệm vụ của vệ tinh PicoDragon là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Vệ tinh MicroDragon
MicroDragon được phóng lên vũ trụ vào ngày 18/1/2019. Vệ tinh này được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ JAXA và các giáo sư của Viện Kỹ thuật Công nghệ Kyushu, KyuTech (Nhật Bản).
Để đạt được kết quả này, nhóm học viên Việt Nam đã theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu từ năm 2013 - 2017.
![]() |
Phiên bản mô hình của vệ tinh MicroDragon. Ảnh: Trọng Đạt |
MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam).
Đây là vệ tinh có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
![]() |
Các kỹ sư Việt Nam trong quá trình học tập và thực hành chế tạo vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản. |
MicroDragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm-1.020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.
Dữ liệu ảnh từ vệ tinh MicroDragon gửi về là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng thế giới, từ đó giúp Việt Nam tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Vệ tinh NanoDragon
NanoDragon là vệ tinh mới nhất do người Việt Nam phát triển. Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào ngày 9/11/2021 vừa qua.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat, lớp nano. Vệ tinh này nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng của vệ tinh NanoDragon hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).
![]() |
Mô hình vệ tinh NanoDragon vừa được phóng lên vũ trụ hồi đầu tháng 11/2021. Ảnh: Trọng Đạt |
NanoDragon là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021.
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Trọng Đạt
7 giờ 55 phút 16 giây ngày 9/11 (giờ Việt Nam), vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác đã chính thức được tên lửa Epsilon số 5 mang vào quỹ đạo.
" alt=""/>Những dự án chinh phục vũ trụ bằng vệ tinh Make in VietnamĐiều đó có nghĩa là năm 2036, Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn dân số già. 20 năm sau đó, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già, như Nhật Bản vài năm trước.
Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới (76,1 so với 71,1). Năm 2019, khoảng cách này là 5,3 tuổi (76,3 so với 71,0).
Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, thường là bệnh không lây nhiễm, cơ xương khớp, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ... Dù tốc độ già hóa rất nhanh, số lượng người cao tuổi tăng từng năm, nhưng dịch vụ y tế đáp ứng điều trị và chăm sóc dài hạn của Việt Nam rất khiêm tốn. Cả nước chưa có bệnh viện chăm sóc người cao tuổi dài hạn.
Riêng với Hà Nội, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Bộ môn Y học gia đình, Đại học Y Hà Nội, cho hay thủ đô có 250.000 người từ 75 tuổi trở lên, cần nhiều sự trợ giúp xã hội, y tế, chăm sóc nhất, ước tính Hà Nội cần ít nhất 10 bệnh viện, khoa lão, trung tâm y tế chăm sóc lão khoa chuyên biệt để phục vụ người dân.
Kế hoạch chuẩn bị cho tuổi già còn hạn chế
Bà Bùi Thị Ninh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam TP.HCM, cho hay người cao tuổi Việt Nam vẫn có tư duy đầu tư cho tuổi già bằng cách đầu tư cho con cái. “Bao nhiêu tiền bạc đều cố gắng tập trung cho việc học hành và tương lai của con, mong muốn sau này con cái sẽ chăm sóc lại mình. Việc chuẩn bị các nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho tuổi già còn khá hạn chế”, bà Ninh nói.
Nguồn thu nhập của người cao tuổi Việt Nam phần lớn đến từ sự hỗ trợ của con cháu, càng lớn tuổi, sự phụ thuộc này càng lớn; trong khi nguồn thu nhập từ việc làm càng lớn tuổi càng giảm. Nguồn từ tiết kiệm rất ít ỏi, chỉ vài phần trăm.
Điều này khiến bà Ninh cho rằng “khá báo động, lo ngại” vì lương hưu, trợ cấp xã hội còn hạn chế, nếu nguồn hỗ trợ từ con cháu hoặc khả năng làm việc giảm sẽ khiến nguồn thu nhập giảm đáng kể, thành trở ngại lớn cho đời sống người cao tuổi.
Nhật Bản là một quốc gia có dân số siêu già hiện nay. Nhóm dân số cao tuổi từ 65 tuổi trở lên của quốc gia này năm 2022 là 36,2 triệu người, chiếm 29% tổng dân số. Quốc gia này có rất nhiều kinh nhiệm trong việc xây dựng một xã hội dân số già như việc tái cấu trúc hệ thống y tế, chăm sóc lão khoa, xây dựng và quản trị cơ sở chăm sóc người cao tuổi, xây dựng các chế độ chính sách an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng...
Giáo sư Naoki Kondo, Trưởng khoa Dịch tễ học xã hội, Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Kyoto, đưa một ví dụ thú vị về việc các địa phương ở Nhật Bản thành lập các quán cộng đồng để ngăn ngừa khuyết tật chức năng ở người cao tuổi. Các quán cộng đồng này là nơi người già có thể tụ họp, tương tác, giao lưu, có thể làm giảm 50% tỷ lệ người cần chăm sóc điều dưỡng; đồng thời kêu gọi nhiều người thu nhập thấp, phụ nữ cao tuổi tham gia. Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản cũng có ngân sách để hỗ trợ địa phương thực hiện mô hình này.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá gây ra hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó có 1,2 triệu người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá. Tác hại của việc sử dụng thuốc lá không chỉ giới hạn ở gây ra các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, mà còn là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm, bệnh tâm thần, lạm dụng thuốc, cũng như gây hại cho môi trường.
"Hội chứng cai nghiện" là tình trạng nhiều người gặp phải khi bắt đầu quá trình cai. Đó là cảm giác bứt rứt, khó chịu, mất tập trung và đặc biệt là tăng cân.
Thông tin từ Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, mới đây cho biết, một trong những hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá được bệnh viện triển khai là Tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí 1800 6606.
Từ khi đưa vào hoạt động (năm 2015) đến năm 2022, Tổng đài đã tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho hơn 51.000 người; tư vấn chuyên sâu và tư vấn ngắn bằng hình thức tư vấn trực tiếp cho người bệnh có hút thuốc lá và người hút thuốc lá nhu cầu cai thuốc; thiết kế nhiều ấn phẩm truyền thông (pano, poster, tờ rơi…) tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và hướng dẫn cai nghiện thuốc lá… Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai còn là đầu mối đào tạo, tập huấn về tư vấn cai nghiện thuốc lá cho cán bộ y tế tại 63 tỉnh/thành phố.
Theo các chuyên gia, 3 yếu tố để cai nghiện thuốc lá thành công, trước hết là hiểu biết của người hút thuốc về tác hại của thuốc lá đối với bản thân và người xung quanh; thứ 2 là quyết tâm cai nghiện đóng vai trò mấu chốt; thứ 3 là sự hỗ trợ từ nhân viên y tế và những người thân xung quanh.