











=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thúy Ngọc

=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thúy Ngọc
Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Fraser and Partners, chung cư này có tên C6, tức toạ lạc tại số 6 phố Charles, không chỉ có sàn gỗ mà vật liệu gỗ còn được sử dụng như một thành phần chính trong kết cấu của công trình 50 tầng, cao 191m này. Gỗ ép chéo hay gỗ dán nhiều lớp được sử dụng làm dầm, đồ mộc, đinh tán… chiếm 42% tổng vật liệu của công trình.
Theo thông tin từ công ty thiết kế, chung cư C6 sẽ sử dụng ít bê tông hơn công trình thông thường khoảng 45%. Diện tích gỗ được sử dụng tại công trình khoảng 7.400m2, tương đương 580 cây gỗ được khai thác ở các vùng lâm nghiệp quản lý chặt chẽ.
Đối với tác động đến môi trường, Fraser and Partners khẳng định chung cư C6 có khả năng “cô lập” gần 10,5 triệu kg carbon.
Theo thiết kế, chung cư C6 có quy mô 200 căn hộ, tính bền vững được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau trong thiết kế xuyên suốt từ tầng hầm đến tầng thượng. Nguồn cung cấp điện cho chung cư là 100% năng lượng tái tạo.
Thay vì nhà đậu xe thông thường, cư dân tại đây sẽ được chia sẻ sử dụng đội xe gồm 80 chiếc Tesla Model 3 với các cổng sạc EV có sẵn ở mỗi bãi đậu. Ngoài không gian giải trí và ẩm thực, tầng thượng của toà nhà còn có vườn hoa rộng hơn 500m2.
Sau khi hoàn thành, chung cư C6 sẽ soán ngôi tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới hiện nay là toà nhà Ascent tại Wisconsin, Hoa Kỳ với chiều cao gần 87m. Nó cũng sẽ vượt qua chiều cao của một công trình bằng gỗ khác hiện đang được xây dựng tại Sydney, Australia với độ cao 180m.
Mặc dù C6 sẽ trở thành toà nhà bằng gỗ cao nhất thế giới khi hoàn thành nhưng Fraser and Partners không quá chú trọng vào việc lập kỷ lục về độ cao. Công ty kiến trúc này cho biết họ muốn chia sẻ tất cả tài liệu kỹ thuật của công trình này với kỳ vọng sẽ có những công trình xuất sắc hơn trong tương lai.
Vẫn chưa có thông tin gì về thời điểm toà nhà C6 hoàn thành nhưng chắc chắn rằng khi các chủ sở hữu căn hộ chuyển về đây sinh sống, công trình mang tính bước ngoặt này sẽ truyền cảm hứng cho các kiến trúc sư vẫn quen với triết lý thiết kế truyền thống.
Đầu tháng 8 tôi đã đổ xăng đầy bình, tới mức kim xăng đã bị đẩy qua cả vạch F. Thế nhưng sau hơn 1 tháng chỉ đỗ một chỗ nổ máy một tuần/lần, tôi thấy kim xăng hao hụt đi đáng kể so với lúc thường xuyên hoạt động. Từ chỗ kim vượt vạch F, nay đã tụt mất 4 vạch. Trong khi lúc hoạt động, với 4 vạch này tôi có thể đi quãng đường khoảng 40 km.
Theo lý thuyết sử dụng ô tô mà tôi nắm được, lái xe với vòng tua máy thấp và ổn định sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tôi luôn cố gắng lái xe ở vòng tua từ 1.500 đến 1.800 v/p. Trong khi đỗ một chỗ và nổ máy, đồng hồ động cơ luôn ở mức 800 v/p. Tức là sẽ phải tiết kiệm xăng hơn lúc chạy. Vậy tại sao tôi lại cảm thấy tốn hơn?
Độc giả Phạm Thế Anh(quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Không ít nguyên nhân khiến ô tô ngốn xăng xuất phát từ những thói quen sử dụng xe không đúng cách của tài xế.
" alt=""/>Ô tô nổ máy một chỗ có tốn xăng hơn lúc chạy?