Ngoài ra, Sở VH&TT Hà Nội yêu cầu đơn vị tổng duyệt chương trình trước 3 ngày diễn ra là không hợp lý vì: "đội chi phí ăn ở, đổi vé máy bay… cho nghệ sĩ và ê-kíp từ Sài Gòn ra". Theo Vietart, thông thường việc tổng duyệt diễn ra trước 1 ngày hoặc sáng/chiều cùng ngày biểu diễn.
“Thời gian tổng duyệt của Ngôi sao Phương Nam số 10bị thay đổi theo yêu cầu của Sở VH&TT là vào hồi 14h ngày 12/10/2022 (chương trình chính thức diễn ra 2 đêm 15-16/10/2022 - PV) cùng địa điểm Nhà hát Lớn Hà Nội và cùng ngày tổng duyệt kèm tổ chức biểu diễn đêm nhạcPhú Quang - Miền ký ứcdo bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở VH&TT phê duyệt.
Với chức vụ là người quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, bà Phạm Thị Mỹ Hoa cần biết rằng một chương trình đang tổng duyệt và chuẩn bị tổ chức thì đã được sắp xếp sân khấu đầy đủ, không thể phù hợp cho việc tổng duyệt một chương trình khác ngay trên sân khấu đó.
Thêm vào đó, chúng tôi tự đặt câu hỏi rằng: Tại sao đêm nhạc Phú Quang – Miền ký ứctổng duyệt cùng ngày biểu diễn chính thức, trong khi chúng tôi bị thay đổi thời gian tổng duyệt trước 3 ngày. Có thể thấy cán bộ giải quyết hồ sơ của Sở VH&TT đã có hành vi gây phiền hà cho chúng tôi trong việc thực hiện thủ tục hành chính và tổ chức chương trình”, đại diện Vietart nêu.
Phía Vietart cũng cho rằng, Sở VH&TT Hà Nội yêu cầu đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, cung cấp văn bản chấp thuận đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả vở cải lương Tiếng trống Mê Linhlà vi phạm quy định về thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo Nghị định số 144/2020/NĐ-CP.
Do đó, Vietart khởi kiện đòi Sở VH&TT Hà Nội bồi thường thiệt hại 672.831.879 đồng tiền chi phí sản xuất chương trình; 1.000 đồng tiền bồi thường về danh dự cho công ty; yêu cầu Sở VH&TT Hà Nội phải xin lỗi công khai.
Vì đại diện Sở VH&TT vắng mặt, chủ toạ phiên toà đã đọc ý kiến của Sở này về nội dung Vietart cho rằng “Sở VH&TT gây phiền hà, khó khăn...”. Nội dung ý kiến như sau:
“Năm 2022, Sở VH&TT tiếp nhận và xử lý 355 hồ sơ đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Các tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính đều được nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính, cán bộ tại bộ phận một của tiếp đón niềm nở, hướng dẫn tận tình theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. 100% hồ sơ trả kết quả đúng thời gian theo quy định.
Ngoài vở cải lương Tiếng trống Mê Linh, năm 2022 Vietart còn đề nghị tổ chức biểu diễn 4 chương trình nghệ thuật khác. Các hồ sơ này của công ty đều được Sở VH&TT xử lý giải quyết, trả kết quả theo đúng quy định, không chậm muộn, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc Vietart cho rằng Sở VH&TT gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân là chưa khách quan và đúng bản chất vấn đề”.
Về yêu cầu bồi thường thiệt của Vietart, Sở VH&TT không chấp thuận.
Với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Vietart trong vụ kiện, luật sư của đơn vị này cho rằng, một doanh nghiệp đi kiện cơ quan Nhà nước là hơi hiếm. Luật sư của Vietart bác bỏ toàn bộ quan điểm của bên bị kiện vì "dài dòng, không chứng minh được vấn đề".
Ngày 2/8, toà sẽ tiến hành tuyên án.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 8). Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và được phân công về làm biên tập viên của Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Tháng 8/1991, ông đảm nhiệm chức Tổng biên tập Tạp chí.
Không dùng xe công cho việc cá nhân
Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cựu sinh viên khoá 18 (1973-1977) khoa Ngữ văn là bạn đồng môn, đồng khoá với tôi hồi đại học. Hôm mới đây, anh có kể cho tôi nghe về những ngày anh là giảng viên bộ môn Văn học dân gian nhưng lại được phân công kiêm nhiệm trợ lý công tác sinh viên của khoa. Vì thế, anh đã có dịp được tiếp xúc và làm việc với nhà báo Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Anh kể:
- Tớ từng chở ông cụ (nhà báo Nguyễn Phú Trọng) đi vào khoa mình dạy suốt 2 năm, 1990 và 1991. Lúc đó tớ chưa có xe máy nên ngày ngày vẫn đạp xe đi làm. Khoa Ngữ văn khi đó giảng dạy cho sinh viên một chuyên đề về báo chí có tên là Nghiệp vụ báo chí. Chuyên đề này trước đây do cố nhà báo kỳ cựu Quang Đạm, nguyên ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân đứng lớp. Sau khi cụ Quang Đạm vào TP.HCM thăm họ hàng và bạn bè thì không tìm ra ai để dạy nữa.
Phó giáo sư Bùi Duy Tân của anh em mình một hôm nói với tớ: Anh Phú Trọng, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, từng viết một cuốn sách gọi là "Nghiệp vụ viết báo". Bây giờ Vĩ ra gặp, mời anh Trọng về dạy xem có được không?
Tớ ra gặp và được anh Phú Trọng bảo: Được trở về phục vụ khoa ta thì còn gì bằng nữa, anh sẵn sàng!
Anh còn mời tớ 'em cứ chủ động ra sớm, ăn cơm cùng anh chị để vào trường cho kịp giờ giảng, đỡ lo nấu'. Bởi anh biết vợ tớ bận đi làm, không về trưa mà thằng con mới 3 tuổi thì gửi nhà trẻ nên cũng là cảnh buổi trưa "cơm nguội"...
Người viết bài này có hỏi: Vậy khoa ta trả thù lao giờ lên lớp cho anh Phú Trọng có khá không?
Thầy Hùng Vĩ hồi tưởng:
- Cụ có lấy tiền hay không thì bây giờ tớ cũng không biết nữa. Chắc là không. Vì tiền giờ lên lớp thì khi tổng kết năm học mới tính, thậm chí có khi sang năm sau mới tính cho năm trước. Ngày đó, trường chậm lương 2 tháng cũng là thường. Sau này, mình mời ông Nguyễn Xuân Kính dạy chuyên đề Văn học dân gian cũng đâu có tiền. Phải đến 1995, các giờ thừa, giờ mời mới được tính.
Từ đó, mỗi tuần cứ 2 buổi, tớ ra phố chở anh bằng xe đạp vào Thượng Đình để anh lên lớp. Lớp thì ở tầng 4 nhà Liên hợp, nhìn thẳng sang nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Giờ học buổi chiều lúc đó quy định vào lớp là 12h30 nên 11h tớ đã phải ra phố Nguyễn Thượng Hiền, thi thoảng ăn cơm cùng anh chị do vợ anh, chị Mận nấu rồi đưa anh đi.
Lần đầu thấy tớ chưa kịp ăn nên anh bảo, "cứ ăn cơm cùng anh chị rồi ta vào trường cho kịp". Tớ cũng khéo léo hỏi anh chuyện phương tiện đi lại về lâu dài xem thế nào thì anh nói luôn: Việc anh lên lớp thế này là do anh nhận lời riêng với khoa, là tư cách cá nhân. Mà đã là chuyện cá nhân thì không nên dùng xe công(lúc này Phó tổng biên tập Tạp chí đã có xe riêng, vì ngang cấp Phó Ban của Trung ương Đảng - NV).
Tớ chở anh Phú Trọng bằng xe đạp suốt cả Chuyên đề báo chí với 70 tiết mỗi năm và kéo dài như vậy 2 năm liền. Một tuần 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết, đến tận năm 1991, anh Trọng vẫn dạy.
Khi ấy, lịch học 5 tiết mỗi buổi chia là 3/2. Phần 2 tiết thường cho các môn cơ bản và thầy cô của khoa giảng. Phần 3 tiết thường dành cho khách mời để họ hoàn thành nhanh hơn và cũng bõ một nửa ngày đi lại của giảng viên bên ngoài vào.
Sau này, khi đã ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ phong cách đó. Đi dự hội lớp hồi đại học, không khi nào ông đi ô tô. Ông nhờ xe ôm do các bảo vệ chở đi chứ không phải bắt xe ngẫu nhiên ở ngoài đường.
"Có lần, qua trợ lý Nguyễn Huy Đông, tớ báo rằng ông Nguyễn Tiến Hải, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, bạn thân của ông Nguyễn Phú Trọng ốm. Ông Nguyễn Phú Trọng công tác ở miền Nam ra liền đến thăm ông Hải ở bệnh viện bằng xe ôm do bảo vệ chở. Trước đó, Tết nào ông cũng đến thăm ông Hải bằng xe ôm"- nhà báo Vũ Lân, đồng môn với chúng tôi kể.
Những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mà những người bạn đồng môn với tôi kể lại liên quan đến nhà báo Nguyễn Phú Trọng thật giản dị và cảm động, cho thấy quan điểm rành rẽ chuyện công - tư và cũng rất nguyên tắc của một nhà báo sau này trở thành Tổng bí thư của Đảng.
>> Kỳ sau: Nhà báo Nguyễn Phú Trọng: Chia nhuận bút công bằng, luôn nghĩ đến người giúp việc
Người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước quả là một chính khách nổi trội về trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, uy tín cao... và có lối sống rất đỗi giản dị, gần gũi.
" alt=""/>Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú TrọngKỷ vật
Suốt 4 năm qua, bức tường rào bằng bông trang đỏ rực trước căn nhà cấp 4 tại ấp Tân Long (xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) khiến người dân địa phương đặc biệt thích thú. Vào dịp Tết, hai hàng bông trang đồng loạt bung nở khiến ai cũng trầm trồ, ghé lại chụp ảnh, ngắm hoa.
Chủ nhân của bức tường rào là anh Lê Hữu Phước (33 tuổi). Phước cho biết, bức tường rào bằng hoa tươi đỏ rực vừa là kỷ vật của bà nội vừa lưu giữ những kỷ niệm khó quên của mẹ anh. Thế nên, suốt 10 năm qua, anh luôn cố gắng chăm sóc, gìn giữ và tạo dáng cho hoa nở đều, đẹp, đúng dịp Tết.
Khi còn sống, bà nội của Phước trồng 1-2 bụi bông trang để có hoa cúng rằm.
Sau này, khi biết cách nhân giống, cha mẹ của Phước trồng thêm bông trang để có hoa chưng vào những dịp lễ, Tết. Từ đó, những cây bông trang đỏ luôn hiện hữu, gắn bó với tuổi thơ của Phước.
“Mười năm trước, gia đình tôi xây ngôi nhà nhỏ. Mẹ tôi muốn làm hàng rào trước sân bằng bê tông nhưng chưa có điều kiện kinh tế. Thế là mẹ trồng những gốc bông trang đỏ thành hàng dài với ý định thay cho hàng rào bê tông”, Phước kể.
Lúc đầu, hàng rào không đẹp như mong muốn. Cây ít, tán không dày, cho bông không nhiều khiến hàng rào trông mấp mô, nham nhở. Phước tìm tòi cách trồng, chăm sóc loại hoa còn có tên gọi khác là mẫu đơn đỏ này để áp dụng vào bức tường hoa của mình.
Sau gần 10 năm chăm sóc, cắt tỉa, Phước có được bức tường rào với tổng chiều dài 35m, chiều cao 1m. Hiện nay, bức tường bông trang đỏ luôn được Phước cắt tỉa vuông vức, thẳng tắp trông rất bắt mắt.
Báo hiếu
Sau khi định hình được hàng rào bằng những gốc trang dày đặc, Phước bắt đầu tính đến chuyện cho hoa nở đồng loạt đúng vào dịp Tết. Để làm được điều này, Phước trải qua nhiều thời gian tìm hiểu, thử nghiệm.
Anh chia sẻ: “Bông trang dễ trồng, chăm sóc, chỉ cần tưới nước, bón phân, xịt thuốc là được. Tuy nhiên, để hoa nở đồng loạt, đúng dịp Tết, tôi thường cắt đọt toàn bộ cây vào giữa tháng 9 âm lịch rồi tưới nước, xịt thuốc trị sâu bệnh.
Sau khi cắt đọt, tưới nước khoảng 100 ngày, cây sẽ đồng loạt nở hoa. Hoa nở từ 20 tháng Chạp đến qua Rằm tháng Giêng mới tàn. Năm nay là năm thứ tư, bức tường rào của tôi cho hoa đồng loạt đúng vào dịp Tết”.
Năm nay, do thời tiết thất thường, bức tường bông trang đỏ của Phước cho hoa không bằng mọi năm. Tuy vậy, bức tường rào vẫn đặc biệt thu hút người yêu hoa đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Ngoài dãy bông trang rực rỡ, thẳng tắp theo con đường làng, Phước còn trồng thêm rất nhiều gốc bông trang đỏ được tạo dáng cây thông đẹp mắt. Do nhà sát đường quốc lộ, dịp Tết vừa qua, Phước đón nhiều lượt khách hiếu kỳ đến chụp ảnh, ngắm bức tường hoa của mình.
Phước chia sẻ: “Gia đình tôi ai cũng thích hoa. Đặc biệt là mẹ. Thấy tôi chăm sóc hàng bông trang của mình đẹp, cho hoa đúng dịp Tết, được mọi người thích, được lên tivi, mẹ vui lắm. Thấy mẹ vui, tôi cũng hạnh phúc.
Vì còn có tên là mẫu đơn đỏ nên bông trang biểu tượng cho tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho con cái. Thế nên, tôi cố gắng chăm sóc, nâng niu bức tường hoa như một cách lưu giữ kỷ vật của bà nội và nhắc mình luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ”.