95% táo bón có thể điều chỉnh
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, táo bón rất phổ biến ở trẻ em. Khoảng 1/3 trẻ từ 4-7 tuổi bị táo bón, trong đó táo bón mạn tính thường gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi, cá biệt có trẻ 10 tuổi vẫn bị.
Trong đó chỉ có 5% táo bón bệnh lý, do các bệnh trong cơ thể như u cục ở ruột, não. 95% còn lại là táo bón chức năng, chủ yếu do ăn uống, lối sống và có thể điều chỉnh nhờ chế độ ăn, thuốc hỗ trợ, sinh hoạt.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Ảnh: T.Hạnh |
PGS Dũng cũng nhấn mạnh, trẻ được coi là bị táo bón khi đại tiện dưới 2 lần/tuần và phân phải rắn.
Với những trẻ đang bú mẹ, nguyên nhân táo bón có thể do ăn quá nhiều sữa bò, hoặc pha sữa quá đặc, ăn ít chất xơ.
Khi đi học mẫu giáo, nguyên nhân do ăn uống ít đi, đặc biệt có nguyên nhân trẻ sợ đi ngoài do bẩn, do tâm lý, do giáo viên. Ở độ tuổi tiểu học, nhiều trẻ nhịn đi ngoài vì nhà vệ sinh bẩn khiến phản xạ ngày một kém đi, vô hình trung về nhà khiến trẻ quên đi, trì hoãn từ ngày này sang ngày khác.
PGS Dũng cho biết, hầu hết trẻ đến BV khám táo bón khi đã mắc 3-6 tháng. Nếu để lâu, táo bón có thể gây nhiều biến chứng. Đầu tiên là ị đùn, khi trẻ cố nhịn dẫn đến mất kiểm soát, tạo tâm lý nặng nề, xấu hổ. Các biến chứng sau đó có thể là chán ăn, khó chịu, thay đổi tính tình...
Biến chứng nặng của táo bón ở trẻ em là rách hậu môn, chảy máu, trĩ, sa trực tràng. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng trầm trọng thêm. Với những trường hợp này, sau khi đi vệ sinh nên dùng nước, thay vì dùng giấy.
Cần kiên trì từ 2 tháng - 1 năm
Theo PGS Dũng, thực tế có nhiều phụ huynh lo lắng thái quá nên dù con vẫn đi hàng ngày nhưng phân rắn nên tự điều trị táo bón, cho con ăn rất nhiều rau dẫn đến suy dinh dưỡng phải vào viện. Nhiều trường hợp khác ăn rất nhiều rau nhưng vẫn táo.
Do đó, trong điều trị táo bón, bổ sung chất xơ chỉ có tác dụng 1 phần. Điều quan trọng cha mẹ phải tạo phản xạ cho não để đi ngoài, luyện vào giờ nhất định.
![]() |
Nên luyện cho trẻ đi vệ sinh hàng ngày vào sáng hoặc tối |
“Tốt nhất nên luyện đi ngoài vào buổi sáng vì sau 1 đêm ngủ, ruột được nghỉ ngơi, khi sáng vận động sẽ kích thích nhu động ruột tăng lên, trẻ dễ có phản xạ đi ngoài. Những gia đình có quá ít thời gian buổi sáng có thể chuyển sang tối.”, PGS Dũng chia sẻ.
Trong đó lưu ý, không được tạo áp lực cho trẻ, thay vào đó khuyến khích bé đi đúng giờ, kết hợp ăn uống cân đối, tăng cường vận động, uống nhiều nước. Vừa ngồi vừa xoa bụng để kích thích đại tràng. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ để làm mềm phân.
PGS Dũng cho biết, để chữa dứt điểm táo bón, cha mẹ cần kiên trì từ 2-3 tháng, có trẻ mất 6 tháng đén 1 năm. Sai lầm nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải là khi thấy con đỡ không điều trị tiếp khiến trẻ bị rất lâu.
BS cũng lưu ý, với những trường hợp 5-7 ngày không đại tiện, cha mẹ không nên tự ý mua các dụng cụ thụt tháo tại các hiệu thuốc, vì không có tác dụng.
Thay vào đó, cần đưa trẻ đến BV để thực hiện với các dụng cụ chuyên biệt và chỉ làm duy nhất 1 lần trong trường hợp bất đắc dĩ.
Không cần phải mất quá nhiều tiền mua các loại thuốc đắt tiền, một số loại thực phẩm đơn giản cũng có thể giúp chấm dứt hoàn toàn căn bệnh táo bón.
" alt=""/>Vì sao nhồi cả đống rau, con vẫn táo bón?Vườn Sâm Ngọc Linh giống của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được trồng tại huyện Tu Mơ Rông
Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum vừa báo cáo kết quả thực hiện chương trình năm 2022. Đối với công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tỉnh đã tổ chức 3 khóa tập huấn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; thực hành tốt nông nghiệp (VietGAP) và thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu tự nhiên (GACP) cho 195 học viên thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, hộ kinh doanh và công chức các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Từ ngày 24/11 đến ngày 27/11, Sở KH&CN tỉnh phối hợp tổ chức Khoá đào tạo Hệ thống truy xuất sản phẩm, hàng hoá; thực hành tốt nông nghiệp (VietGAP) và thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu tự nhiên (GACP). Gần 80 học viên đến từ các cơ quan, doanh nghiệp đã được hướng dẫn chi tiết các yêu cầu của các Tiêu chuẩn VietGAP (TCVN 11892-1:2017), Tiêu chuẩn GACP (Thông tư 19/2019/TT-BYT), Tiêu chuẩn Truy xuất nguồn gốc (TCVN 12850:2019), Quyết định số 100/QĐ-TTg. Học viên được giới thiệu về lý thuyết và kết hợp với bài tập thực hành tại lớp, qua đó nắm bắt đầy đủ các nội dung của khoá đào tạo để ứng dụng những nội dung đã tiếp thu vào thực tiễn tại tổ chức, doanh nghiệp.
Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2022, tuy nhiên không có doanh nghiệp đăng ký tham gia. Khảo sát 19 doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng của tỉnh trên địa bàn 8/10 huyện, thành phố để vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình hỗ trợ. Trong số 4 doanh nghiệp được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về năng suất chất lượng, 1 doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký tham gia.
Đôn đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum đăng ký hỗ trợ chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 và chứng nhận Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa thực hiện đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký kết (giá trị hợp đồng gần 200 triệu đồng).
Theo UBND tỉnh, dù thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình Năng suất chất lượng bằng nhiều hình thức, rất ít doanh đăng ký. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có tiềm năng của tỉnh phần lớn đều đã xây dựng và có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, VietGap, organic... Các doanh nghiệp nhỏ đang trong giai đoạn khôi phục sản xuất kinh doanh sau thời gian Covid-19 nên tạm thời chưa đăng ký tham gia Chương trình.
" alt=""/>Năm 2023, Kon Tum hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia