Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học
Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing (TP.HCM) vừa ban hành Quy tắc ứng xử của người học. Bộ quy tắc giúp sinh viên nâng cao ý thức bản thân, trách nhiệm cộng đồng, định hướng các mỗi quan hệ theo tính nhân văn, nâng cao khả năng thích ứng với xã hội. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để giám sát người học trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định của Bộ GD-ĐT.
Đáng chú ý, ở điều 6 "Ứng xử với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường", quy tắc nêu rõ: kính trọng, lễ phép, đúng mực với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường. Thái độ chào hỏi, ngôn ngữ trong xưng hô thể hiện sự "tôn sư - trọng đạo.Bộ quy tắc đặt ra 6 các cách ứng xử bao gồm: ứng xử với bản thân và gia đình; Công tác học tập và rèn luyện; Bạn bè người học khác trong trường; Cán bộ giảng viên, nhân viên nhà trường; Khách đến thăm làm việc tại trường; Cảnh quan môi trường, tài sản công.
Nghiêm cấm sử dụng các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, diễn đàn mạng để đăng tin và bình luận không mang tính xây dựng về nhà trường; phán xét, nhận định không đúng sự thật theo chiều hướng tiêu cực đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường.
Mạnh dạn báo cáo và đề nghị nhà trường làm sáng tỏ mọi hành vi trù dập, đe dọa, gợi ý tiêu cực của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường với người học...
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết quy tắc ứng xử của người học được xây dựng theo thông tư của Bộ GD-ĐT về quy chế công tác sinh viên và chỉ đạo của Bộ về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong học đường. Trước khi ban hành những quy tắc này trường đã lấy ý kiến của các tổ chức, sinh viên và nhận được sự thống nhất cao.
Về việc cấm sinh viên lên mạng xã hội nói xấu nhà trường, giảng viên, ông Đạo cho hay, việc ban hành quy định này chủ yếu nhằm tuyên truyền sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng chuẩn mực.
"Hiện nay mạng xã hội có hai chiều. Đôi lúc chỉ cần bấm like, share trên Facebook đã không lường trước được vấn đề xấu. Do vậy, nhà trường khuyến cáo sinh viên sáng suốt khi dùng mạng xã hội. Việc nói xấu người khác dù ở đâu cũng không tốt, khi phát ngôn điều phải suy nghĩ chín chắn, thấu đáo. Mỗi người đều quyền tự do ngôn luận nhưng phải chuẩn mực. Đừng vội vã, chưa hiểu vấn đề đã buông những lời nói làm ảnh hướng người khác"- ông Đạo nói.
Theo ông Đạo trước đây mạng xã hội chưa phát triển, "lời nói gió bay" nên việc lan truyền thông tin xấu chậm và có thể kiểm soát được. Hiện nay, chỉ cần một dòng tin và nhấn nút, những thông tin xấu đã lan truyền với tốc độ chóng mặt gây hậu quả không tốt.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính- Marketing cũng thừa nhận, "cấm" sinh viên lên mạng nói xấu nhà trường, giảng viên nhưng để kiếm soát được rất khó. Ông mong sinh viên nâng cao ý thức tự chấp hành ứng xử chuẩn mực trên mạng xã hội.
Lê Huyền
" alt=""/>Trường ĐH cấm sinh viên lên facebook nói xấu nhà trường, giảng viênSabrina Pasterski, 22 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh tại Harvard. Ảnh: Nextshark.
Bên cạnh việc tìm hiểu bản chất của vũ trụ và chế tạo các thiết bị mới, những thiên tài tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) còn phải xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho máy bay được phát minh ở Mỹ.
Vì thế, khi Sabrina Gonzalez Pasterski bước vào văn phòng trường trong buổi sáng tháng 1 để xin giấy chứng nhận cho chiếc máy bay một động cơ do cô cải tiến, mọi chuyện đều diễn ra bình thường. Điều đặc biệt duy nhất nằm ở việc Sabrina chỉ là cô bé 14 tuổi với mái tóc rối, cặp mắt to và bay thử một mình.
"Tôi không thể tin được. Cô bé là con gái và còn quá trẻ" - Peggy Udden (thư ký điều hành tại MIT) nhớ lại.
Đương nhiên, MIT có rất nhiều nữ thiên tài, gần 50% sinh viên hệ đại học của họ thuộc phái đẹp. Nhưng Sabrina có nét gì đó rất độc đáo khiến Peggy Udden không chỉ hỗ trợ cô trong quá trình phê duyệt, mà còn giúp cô nhận được sự chú ý từ các giáo sư.
Sau 8 năm, Sabrina Pasterski (22 tuổi) đã tốt nghiệp MIT và đang là nghiên cứu sinh tại Harvard. Nữ thiên tài thu hút sự quan tâm của cộng đồng Vật lý trên toàn thế giới.
Hiện tại, Sabrina tìm hiểu những vấn đề Vật lý khó khăn, phức tạp nhất, tương tự như cách Stephen Hawking và Albert Einstein bắt đầu sự nghiệp khoa học. Cô nghiên cứu sâu về hố đen, bản chất của trọng lực, không - thời gian.
Cô tập trung khám phá "lực hấp dẫn lượng tử" để giải thích hiện tượng trọng lực trong cơ học lượng tử. Những phát hiện mới trong lĩnh vực này có thể thay đổi đáng kể sự hiểu biết của con người về cách vũ trụ vận hành.
Nhà Vật lý trẻ cũng gây chú ý với những thiên tài đang làm việc tại NASA. Jeff Bezos - người sáng lập công ty thương mại điện tử Amazon và công ty hàng không vũ trụ Blue Origin - chào đón Sabrina gia nhập đội ngũ nghiên cứu bất cứ khi nào cô sẵn sàng.
Nhiều người không đam mê Vật lý hoặc đọc các tạp chí khoa học sẽ ít biết đến Sabrina Pasterski. Cô thuộc thế hệ người Mỹ gốc Cuba đầu tiên. Sabrina sinh ra và lớn lên tại một vùng ngoại ô thành phố Chicago.
![]() |
Sabrina tự lái chiếc máy bay do cô chế tạo năm 14 tuổi. Ảnh: Nextshark. |
Nhà khoa học trẻ không có tài khoản Facebook, LinkedIn hay Instagram, thậm chí không dùng điện thoại cảm ứng.
Tuy nhiên, cô thường xuyên cập nhật các thành tựu của bản thân trên trang web PhysicsGirl, bao gồm kỹ năng "phát hiện nét tao nhã trong đống hỗn độn".
Sabrina Pasterski nổi bật trong thế hệ nhà Vật lý trẻ ở Mỹ. Danh tiếng của cô lan truyền rộng rãi giữa các sinh viên, giáo sư, chuyên gia trong ngành. Nữ thiên tài cũng nhận hàng trăm nghìn USD do Quỹ Hertz, Smith và Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ.
Sabrina cho biết, cô luôn sẵn sàng với những thách thức mới. "Tôi thường xuyên nỗ lực nhằm mở rộng giới hạn của bản thân. Điều đó dẫn tôi đến với Vật lý" - cô nói.
Mặc dù có bản lý lịch ấn tượng, trong lần ứng tuyển đầu tiên, Sabrina vẫn phải nằm trong danh sách chờ của MIT. Giáo sư Allen Haggerty và Earll Murman rất kinh ngạc. Thông qua Udden, họ được xem đoạn video ghi lại quá trình Sabrina chế tạo máy bay.
"Chúng tôi đã há hốc mồm khi xem clip. Tài năng của cô bé vượt ra ngoài mọi bảng xếp hạng" - Haggerty nói.
Nhờ vậy, hai vị giáo sư bị thuyết phục và quyết định nhận nữ sinh tài năng này. Cuối cùng, Sabrina tốt nghiệp MIT với số điểm trung bình tối đa - 5.00.
Cô là con duy nhất trong gia đình, có vài người bạn thân và chưa từng có bạn trai, uống đồ uống có cồn hay hút thuốc lá. "Tôi muốn bản thân luôn tỉnh táo, hiểu rõ những gì mình nên hay không nên làm" - cô nói.
Các nhà cố vấn tin Sabrina Pasterski sẽ nổi danh trong giới Vật lý. Hiện tại, cô có nền tảng tốt.
Lời hứa của Bezos là sự đảm bảo chắc chắn. Trong khi đó, phần lớn sinh viên ngành khoa học tại Mỹ vẫn phải đối mặt với tương lai ảm đạm sau khi tốt nghiệp.
Theo khảo sát cộng đồng mới nhất của Cục Điều tra Dân số Mỹ, chỉ khoảng 26% tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngành khoa học tìm được công việc đúng chuyên ngành. Gần 30% tiến sĩ Vật lý và Hóa học thất nghiệp.
"Vật lý rất thú vị. Nó không giống như những công việc văn phòng thông thường. Khi mệt mỏi, bạn có thể nghỉ ngơi. Nhưng khi không ngủ, bạn dồn hết tâm trí để nghiên cứu nó" - Sabrina chia sẻ.
(Theo Zing)
Xem thêm:
Các thiên tài tiêu khiển ra sao?" alt=""/>Nữ sinh Harvard được dự đoán sẽ kế nghiệp EinsteinTrường THPT Trưng Vương là ngôi trường có lịch sử đặt biệt. Năm 1917, trường được thành lập tại Hà Nội với tên gọi trường Nữ Sư phạm. Sau đó, trường được đổi tên là trường Nữ Trung Học (College de Jeunes filles) tọa lạc tại phía nam Hồ Hoàn Kiếm trên con đường Đồng Khánh.
Năm 1948, trường được đổi tên là Nữ Trung Học Trưng Vương.
Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, một bộ phận Ban Giám hiệu và học sinh Trưng Vương rời Hà Nội vào miền Nam. Trong khi chưa có cơ sở học chính thức, Trường Trưng Vương tạm tổ chức các hoạt động dạy và học tại Trường Gia Long (nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Mỗi trường tổ chức hoạt động dạy và học vào một buổi khác nhau.
Năm 1957, Trường nữ Trung Học Trưng Vương chính thức về tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1958, Trường có đầy đủ các cấp lớp học từ Đệ Thất đến Đệ Nhất. Nữ sinh Trưng Vương nổi tiếng với nét duyên dáng, thanh lịch, luôn đạt giải cao trong các hội thi về văn chương, nữ công gia chánh toàn quốc. Nơi đây cũng là một trong những cơ sở đấu tranh cách mạng của phong trào học sinh - sinh viên đô thị.
Năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, trường tiếp tục hoạt động và là Trường Nữ Trung Học thêm ba năm.
Năm 1979, Trường Trưng Vương chính thức trở thành trường cấp III, là Trường Trung học Phổ thông Trưng Vương ngày nay.
Năm 2021, trường có trong danh sách những công trình đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP.HCM.
VietNamNet sẽ tiếp tục giới thiệu tới độc giả đề kiểm tra giữa học kỳ II, đề thi cuối năm, cuối cấp từ lớp 6-12 toàn quốc.