Ở Ván 1, Snake gây bất ngờ với sự lựa chọn Kled đường giữa cho Zz1tai trong một đội hình thiên về tấn công. Khi mà Snake chưa kịp vận hành lối chơi, họ đã bị EDG “dội gáo nước lạnh” khi Evelynn trong tay Clearlove đã có được điểm Chiến Công Đầu ở phút thứ 10.
Mặc dù Snake dần bắt nhịp được với trận đấu và có được Sứ Giả Khe Nứt, nhưng EDG vẫn là đội có nhiều hơn 2.000 Vàng và năm điểm hạ gục ở phút 20. Ngay sau đó một phút, xuất phát từ pha ngăn cản đối phương ăn Baron bất thành, Snake đã phải trả giá đắt bằng việc bỏ lại tới bốn mạng, trong khi EDG lành lặn trở về nhà với bùa lợi mạnh nhất bản đồ Summoner’s Rift.
Với việc nắm hoàn toàn quyền kiểm soát kể từ thời điểm đó, EDG đẩy thẳng vào đường giữa, hạ gục ba thành viên bên phía Snake và kết thúc ván đấu ở phút 28 trong sự bất lực của đối phương.
Ván 2 khởi đầu với một kịch bản tương tự khi EDG tiếp tục là đội có được Chiến Công Đầu, lần này thuộc về Galio của mouse. Hai bên giằng co nhau khi liên tục lao vào các pha giao tranh khiến thế trận trở về mốc cân bằng.
Tuy nhiên, hang Baron tiếp tục là điểm nhấn khi Snake lại chứng kiến EDG sở hữu bùa lợi trong sự vô vọng ở phút 25. Khi mà khả năng giao tranh tổng của EDG rõ ràng là nhỉnh hơn Snake, họ đẩy lùi Snake về sâu trong Bệ Đá Cổ rồi dễ dàng đánh sập Nhà Chính Nexus ở phút 33.
Hai tuyển thủ được nhận danh hiệu MVP bên phía EDG lần lượt là đi rừng Clearlove (KDA 5/1/12, KP 81%) ở Ván 1 và đường giữa Scout (KDA 3/1/10, KP 87%) ở Ván 2.
Trái ngược với đó, toàn bộ các thành viên của Snake đã có một trận đấu đáng quên. Đặc biệt là ở vị trí đường trên của Flandre, khi anh này kết thúc trận đấu với KDA tổng 2/10/6 với Rumble và Jarvan IV. SofMcũng chẳng khá hơn là bao khi sở hữu KDA tổng 3/7/12 khi lần lượt sử dụng Sejuani và Lee Sin.
Điểm nhanh kết quả những cặp đấu còn lại của Ngày 4 – Tuần 1 LPL Mùa Hè 2017, Team WE dễ dàng đánh bại DAN Gaming 2-0, trong khi IMayđang hòa Invictus Gaming 1-1.
Ở Tuần 2, Snake sẽ lần lượt chạm trán với DAN vào lúc 16g00 ngày 15/6 và Team WE vào lúc 17g00 ngày 17/6.
Ba Chấm
" alt=""/>[LMHT] Snake thua “sấp mặt” trước EDG trong trận khai mạc LPL Mùa Hè 2017Nhiều thị trường nước ngoài tăng trưởng cao hơn kỳ vọng
Ông Lê Đăng Dũng cho biết, năm 2017 là năm hầu hết các thị trường quốc tế của Viettel đều có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. 6/10 thị trường, tức là 60% số nước Viettel đã kinh doanh, có tốc độ tăng trưởng đạt tới 2 con số như: Cameroon (103%), Mozambique (79%), Peru (37%), Tanzania (35%), Haiti (13%), Đông Timor (12%). Nếu tính các thị trường đã kinh doanh 3 năm sau khi khai trương thì 100% đều tăng trưởng. Cần phải nhìn kết quả tăng trưởng này trong bối cảnh doanh thu trung bình ngành viễn thông thế giới chỉ tăng trưởng 4%.
Ông Lê Đăng Dũng giải thích khái niệm là các thị trường đã kinh doanh 3 năm sau khi khai trương bởi vì khi đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, đều cần có thời gian để thu hồi vốn đầu tư rồi mới có lãi: "Với các thị trường Viettel đầu tư, chúng tôi xác định khoảng thời gian này là 3 năm sau khai trương. Bởi vì, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có thời hạn từ 15-20 năm, và thường tiếp tục gia hạn thêm nữa. Vì vậy, đặt mục tiêu 3 năm sau khai trương là mới chỉ bằng 1/5-1/6 khoảng thời gian có thể kinh doanh tối thiểu ở thị trường. Với những thị trường kinh doanh dưới 3 năm sau khi khai trương, chúng tôi đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần. Từ năm thứ 3 sau khai trương, tất cả các thị trường sẽ phải có lãi".
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các thị trường kinh doanh 3 năm sau khai trương đều có lãi. Đặc biệt, thị trường Peru kinh doanh dưới 3 năm đã có lãi. Hiện nay, chỉ còn 4 thị trường chưa có lãi là Tanzania (kinh doanh được 1 năm sau khai trương); Burundi (kinh doanh được 1 năm sau khai trương); Cameroon (kinh doanh 2 năm sau khai trương) và Myanmar thì đang trong quá trình đầu tư, chưa kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường Tanzania và Cameroon đều có tốc độ tăng trưởng rất tốt, đạt 2 con số. Cụ thể là Tanzania 35%, Cameroon 103%.
Viettel tăng trưởng nhanh hơn trung bình thế giới
Ông Lê Đăng Dũng cho rằng, doanh thu trung bình ngành viễn thông thế giới tăng trưởng 4%, Viettel tăng trưởng 38%, hơn 9 lần so với thế giới là do 3 nguyên nhân. Thứ nhất là việc tiếp tục đầu tư, củng cố mạng lưới và đặc biệt đầu tư công nghệ 4G ở tất cả các thị trường mà Chính phủ cấp phép. Hiện nay, Viettel đã cung cấp 4G ở 7/10 thị trường. Điều này giúp cho việc tăng trưởng thị phần ở nhiều quốc gia. Ví dụ như tại Châu Á, ở thị trường Lào, khách hàng tăng trưởng 28% trong năm 2017. Số lượng khách hàng của Unitel chiếm 85% trong tổng số khách hàng tăng trưởng mới ở thị trường này. Tại châu Mỹ Haiti, Viettel cũng là nhà mạng dẫn dắt tốc độ tăng trưởng thuê bao data tại Haiti với mức tăng 27%; cao gấp 2,3 lần tốc độ tăng trưởng toàn thị trường Haiti. Tại châu Phi, Nextel là nhà mạng tăng trưởng khách hàng tốt nhất Cameroon với lượng khách hàng tăng thêm chiếm 85% thị phần di động phát triển của cả nước.
Thứ hai, tất cả các thị trường quốc tế của Viettel đều đã thành công trong việc thu hút khách hàng lớn là các doanh nghiệp, chính phủ sở tại. Trong năm 2017, tổng doanh thu từ các dự án CNTT và kênh truyền mà Viettel Global thực hiện với Chính phủ các nước đã tăng gần 6 lần so với cả năm 2016.
Thứ ba, Viettel đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ gia tăng chứ không dựa vào các dịch vụ truyền thống như thoại và SMS nữa. Chẳng hạn như dịch vụ ví điện tử, Viettel đang cung cấp dịch vụ này tại 7 quốc gia bao gồm cả Việt Nam với hàng triệu người dùng.
" alt=""/>Viettel đã đầu tư bao nhiêu và thu được gì từ thị trường nước ngoài?Theo nguồn tin đã thông báo với Bloomberg, đối tác của Apple - công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan (TSMC) đã bắt đầu bắt tay vào sản xuất chip A12 - được mong chờ sử dụng trong iPhone thế hệ tiếp theo.
Loại chip này sẽ được sản xuất dựa trên quy trình 7 nanomet (nm) - dự báo sẽ mang lại tốc độ nhanh và hiệu quả hơn chip 10nm đang được sử dụng trong các thiết bị hiện tại của Apple.
Chip A12 còn giúp ứng dụng trên các thiết bị chạy nhanh hơn và thời gian hoạt động giữa các lần sạc pin lâu hơn. Đây có thể là những lợi thế mang iPhone tiếp theo của Apple lên dẫn đầu trong thị trường smartphone đang trì trệ như hiện nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trì trệ là thiếu sự đổi mới trong thiết kế phần cứng, khiến kích cỡ của các thiết bị có xu hướng dài hơn, khiến khả năng truyền tải bị giảm - thứ mà các nhà sản xuất "bào chữa" là để làm mát cho thiết bị.
" alt=""/>Apple sẽ dùng chip A12 trên quy trình 7 nanomet cho iPhone thế hệ tiếp theo?