Với mục tiêu đầu tiên, nền tảng DeepX Platform giải quyết bài toán phát hiện các cây có vấn đề bất thường, áp dụng với các cây giá trị kinh tế cao như dưa lưới, dâu tây, dưa kim hoàng hậu và hoa. Đầu vào bài toán là hệ thống phần mềm số hóa quy trình sản xuất trang trại; hệ thống IoT giám sát nông nghiệp thông minh; Tập ảnh qua camera và smartphone gắn tại vườn; Tập mẫu gán nhán 100.000 tập mẫu.
Thuật toán Supervised learning dự đoán đầu ra (outcome) của một dữ liệu mới (new input) dựa trên các cặp (input, outcome) đã biết từ trước. Cặp dữ liệu này còn được gọi là (data, label), tức (dữ liệu, nhãn). Nền tảng sẽ phát hiện điểm dị thường trong cây trồng như thiếu nước, thừa nước, sâu bệnh, các vấn đề dinh dưỡng, các hàm lượng trong cây.
Công dụng thứ hai của nền tảng là phát hiện các vật nuôi có vấn đề bất thường thường hoặc đếm số lượng vật nuôi qua camera, phân tích nguồn nước cho thủy hải sản. Đầu vào bài toán bao gồm hệ thống phần mềm số hóa quy trình sản xuất trang trại; hệ thống IoT giám sát nông nghiệp thông minh; tập ảnh qua camera và smartphone gắn tại trang trại; tập mẫu gán nhán 10.000 tập mẫu.
Không chỉ có vậy, DeepX Platform còn dự báo sản lượng nông nghiệp qua drone flycam hoặc qua hình ảnh vệ tinh. Với đầu vào bài toán là hình ảnh qua Flycam và Vệ tinh; hệ thống IoT giám sát nông nghiệp thông minh; tập mẫu gán nhán 10.000 tập mẫu, nền tảng sẽ giải quyết được vấn đề.
Với những thành tựu của mình, Nextfarm đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chuyển đổi số trong nông nghiệp. Chẳng hạn, Nextfarm áp dụng mô hình máy châm phân dinh dưỡng tự động tại trang trại Thạch Môn, Hà Tĩnh hay Harmony Farm (Đà Lạt), Điền Trạch Farm (Thanh Hóa). Công nhân công nhân có thể theo sát được quá trình sinh trưởng của cây trồng, người mua có thể nắm bắt được các giai đoạn của cây trồng bằng hình ảnh.
Nextfarm còn triển khai giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp cho trang trại sản xuất Nam Giang (Hà Tĩnh). Với diện tích khoảng 2ha, trang trại cho nhiều sản phẩm như nhân trần, mật ong, thịt lợn rừng. Giải pháp của Nextfarm bao gồm hệ thống thu thập vi khí hậu và điều khiển tự động; hệ thống phần mềm quản lý sản xuất và bán hàng; website thương mại điện tử.
Tại THT Cam Cây Lả (Hà Tĩnh), bộ giải pháp của Nextfarm lại có khác biệt. Nó bao gồm hệ thống quan trắc khí hậu môi trường và cảnh báo sớm. Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu môi trường để người dùng nắm được qua smartphone; cảnh báo khi có dấu hiệu thời tiết, môi trường bất thường. Hệ thống tự động tưới và cấp phân cho cây theo chương trình do người dùng cài đặt sẵn, hoạt động tự động dựa trên điều kiện môi trường hoặc điều khiển trực tiếp qua smartphone. Hệ thống số hóa sản xuất tích hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ lưu trữ dữ liệu sản xuất từ quy trình trồng, phân bón, sâu bệnh và tạo mã QR cho từng mùa vụ. Cuối cùng là hệ thống xử lý bán hàng đầu ra, bao tiêu sản phẩm tích hợp sàn thương mại điện tử.
Một trong những ứng dụng công nghệ nổi bật của Nextfarm hiện nay là sử dụng công nghệ AI, kết hợp phần mềm IoT để kết nối các thiết bị cảm biến và thiết bị phần cứng khác nhằm điều khiển tự động trong trồng trọt và chăn nuôi. Để giúp nông dân ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, NextFarm có thể cung cấp các giải pháp tương tự ngoại nhập với chi phí thấp, tuổi thọ cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người Việt. Hiện NextVision chuyên phát triển các giải pháp quản lý trang trại với diện tích lớn với nhiều loại cây trồng bằng công nghệ. IoT giúp giám sát các chỉ số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2, pH…. Các công nghệ này hỗ trợ quản lý và điều tiết việc chăm sóc hiệu quả hơn. Giúp tăng năng suất, giảm chi phí và lao động.
" alt=""/>Nền tảng AI Việt dự báo sản lượng nông nghiệpĐánh dấu 25 năm có mặt tại Việt Nam
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, TCL kiên định chọn đây là vị trí chiến lược trong hành trình toàn cầu hóa của mình.
TCL đặt nền móng cho nhà máy sản xuất TV mới tại Bình Dương vào năm 2019 với diện tích 72.900 mét vuông với dây chuyền lắp ráp kỹ thuật số hoàn thiện nhất, trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại. Không chỉ cung cấp sản phẩm TV chất lượng cao cho thị trường Việt Nam, nhà máy còn xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu.
Cũng trong năm 2019, nhà máy TCL Moka được khởi công xây dựng tại Quảng Ninh với công nghệ tiên tiến và chất lượng vượt trội, được đầu tư nguồn lực và trang thiết bị chất lượng. Moka nhanh chóng phát triển trở thành nhà sản xuất TV ODM và sản phẩm công nghệ hàng đầu hiện nay.
Trong hành trình 25 năm có mặt tại Việt Nam, TCL mang đến các công nghệ đột phá, tạo ra những sản phẩm mới với thiết kế sáng tạo, góp phần nâng tầm cuộc sống thông minh cho người tiêu dùng.
Trong đó có thể kể tới hành trình gia nhập đường đua TV màn hình lớn và trở thành thương hiệu hàng đầu của phân khúc TV 98 inch toàn cầu, trình làng công nghệ màn hình QD-Mini LED đi kèm hàng loạt tính năng hiển thị hình ảnh và âm thanh đỉnh cao.
Không dừng lại ở TV, TCL còn chú trọng phát triển hệ sinh thái thiết bị gia dụng, cung cấp giải pháp cho cuộc sống tiện ích và đầy cảm hứng. Với hơn 3400 bằng sáng chế về điều hòa không khí, 5 công nghệ hàng đầu thế giới và hàng ngàn chuyên gia R&D, TCL nâng cấp liên tục dòng FreshIN, dòng T-Pro…
Bên cạnh đó, TCL cũng đầu tư mạnh mẽ về công nghệ giữ thực phẩm tươi ngon hơn, chống oxy hoá, kháng khuẩn mạnh mẽ trên tủ lạnh và đặt ra tiêu chuẩn mới đối với máy giặt như công nghệ giặt bằng hơi nước ngăn ngừa 99,9% vi khuẩn, nấm mốc, loại bỏ vết bẩn và làm mềm vải, đơn giản hóa việc là ủi.
Củng cố vị thế với khẩu hiệu “Time to Go Big”
Trong bài phát biểu tại sự kiện, ông Li Dongsheng - Chủ tịch Tập đoàn TCL nhấn mạnh rằng toàn cầu hóa là sự lựa chọn tất yếu trong chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp và TCL sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến lược này.
Tại sự kiện, TCL cũng đã nhắc lại khẩu hiệu và chiến lược tiếp thị trong 2024 - "Time to Go Big". Khẩu hiệu phản ánh sự kiên định của TCL đối với chiến lược toàn cầu hóa, nỗ lực duy trì vị thế trong ngành, đồng thời là cam kết cho sự phát triển trong tương lai của thương hiệu tại Việt Nam.
Bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, TCL còn mong muốn thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng thông qua những hành trình ý nghĩa. Trong đó có thể kể tới việc TCL trở thành nhà tài trợ Liên đoàn Bắn súng Việt Nam, đồng hành cùng Đội tuyển bắn súng quốc gia Việt Nam tại Thế vận hội Paris 2024.
Bích Đào
" alt=""/>TCL đánh dấu 25 năm có mặt tại thị trường Việt NamBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số quan trọng nhất là từ “chuyển đổi”. Chỉ người đứng đầu mới có đủ uy tín, thẩm quyền để thay đổi thói quen, cách làm việc, mới đủ quyền lực để huy động nguồn lực, chi phí thực hiện quá trình chuyển đổi. Điều này cũng khiến chuyển đổi số dễ dàng hơn khi chỉ phụ thuộc vào duy nhất một người.
“Anh Công phải chuyển đổi số trước trong VCCI, biết nó là gì, trải nghiệm, cảm nhận nó, trước khi kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số. Muốn chuyển đổi số thành công, người đứng đầu phải thực sự muốn làm, trực tiếp làm và trực tiếp dùng, thành thạo sử dụng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nếu VCCI tuyên bố chuyển đổi số và thực hiện thành công, điều này sẽ tạo cảm hứng, niềm tin cho các hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ TT&TT sẽ giúp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuyển đổi số toàn diện trong 3 tháng.
Sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thành công, Bộ TT&TT và VCCI sẽ chính thức triển khai thỏa thuận vừa ký kết, kêu gọi 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, từ đó tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo ông Phạm Tấn Công, VCCI nhận thức rõ, chuyển đổi số là cơ hội để tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp công nghệ, chuyển đổi số là thị trường, trong khi với các doanh nghiệp khác, đây là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
“Tôi rất muốn và rất tin, muốn chuyển đổi số từ nhiều năm trước, nhưng còn loay hoay vì có những vấn đề cũ chưa giải quyết xong, bởi những câu chuyện phía sau, do nhận thức, e ngại nhiều thứ”, Chủ tịch VCCI trăn trở.
Với những chia sẻ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, người đứng đầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, ông cảm thấy yên tâm hơn, biết phải bắt đầu từ đâu để làm chuyển đổi số. Trong lịch sử 60 năm tồn tại, VCCI luôn sở hữu tinh thần tiên phong. Do đó, Chủ tịch VCCI khẳng định, người VCCI dám làm, dám tiên phong và dám chuyển đổi số.
Bộ TT&TT và VCCI bắt tay hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp số Việt Nam
Theo thỏa thuận hợp tác, Bộ TT&TT sẽ tư vấn, hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình chuyển đổi số cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. VCCI sẽ đề xuất giải pháp, môi trường, chính sách tạo lập, hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT & Truyền thông (Bộ TT&TT), nội dung thỏa thuận hợp tác còn bao gồm việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số với thị trường trong nước.
Định kỳ hằng năm, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Bộ TT&TT sẽ cung cấp danh sách các giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu cho VCCI tham vấn, lựa chọn triển khai.
VCCI sẽ thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp hội viên đối với sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số, chuyển kết quả sang Bộ TT&TT để tổng hợp, gửi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, giải pháp phù hợp.
Hai bên sẽ cùng tuyên truyền, phổ biến, thúc đẩy chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam. Định kỳ hằng năm, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, diễn đàn, hội thảo kết nối cung cầu, giới thiệu các sản phẩm công nghệ số Việt Nam tiêu biểu cho cộng đồng doanh nghiệp.
VCCI sẽ lựa chọn đặt hàng 10 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu trong 10 lĩnh vực để triển khai thí điểm, phục vụ chuyển đổi số.
Theo một nội dung quan trọng trong thỏa thuận hợp tác, Bộ TT&TT sẽ tập hợp cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh, cung cấp giải pháp, dịch vụ công nghệ số cho thị trường nước ngoài; các doanh nghiệp công nghệ số tiềm năng, có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để làm cơ sở phối hợp với VCCI hỗ trợ.
VCCI sẽ giúp các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở nước ngoài; nghiên cứu, khảo sát thị trường, kết nối và giới thiệu đối tác thương mại, cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.
Tại sự kiện, ông Phạm Tấn Công khẳng định, sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng là một trong những nhóm doanh nghiệp dân tộc quan trọng cần thúc đẩy, hỗ trợ trong bối cảnh cả nước đang tiến hành công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số.
“Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các sản phẩm phẩm công nghệ số Make in Viet Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.