- Tại các trường tiểu học ở Nhật hầu như mỗi học kì đều có từ 1 đến 2 tiết học các bậc phụ huynh được đến trường xem cô – trò cùng học tập như thế nào. Trong lần tham quan giờ học Đạo đức của con, tôi rất háo hức …Tại Nhật không có sách giáo khoa Đạo đức mà chỉ có sách tham khảo cho môn này và phụ huynh phải mua sách.
Vừa đến cổng trường, tôi đã thấy cô giáo và học sinh cùng nhau dọn dẹp hành lang, phòng học. Việc dọn dẹp cũng chia thành nhóm và học sinh các khối lớp cùng làm với nhau. Sau đó chuông đồng hồ điểm 13h45 và các con cùng bước vào tiết học thứ 5.
 |
Các con tham gia thảo luận nhóm trong giờ học môn Đạo đức tại trường Tiểu học Morinosato (Thành phố Kanazawa – Nhật Bản) |
Chủ đề của tiết học Đạo đức ngày hôm nay là "Cùng tìm hiểu thêm về bạn bè". Lý do để cô chọn chủ đề này vì các con mới vào năm học mới được hai tuần và thông tin biết về nhau còn chưa hết.
Trong lớp con tôi theo học có 31 bạn thì chỉ có 10 bạn là học cùng con hồi lớp 2. Tại trường tiểu học Nhật trung bình 1- 2 năm danh sách lớp lại đổi một lần và các con có cơ hội được biết thêm các bạn mới trong cùng khối.
Diễn biến của tiết học
Đầu tiên, cô cho học sinh chơi trò chơi Quiz để đoán xem người được giới thiệu là ai trong lớp. Tại Nhật thông thường đầu năm các em sẽ tự viết 1 bản giới thiệu về mình với các chủ đề như: sở trường của em, sở thích, món ăn yêu thích....
Và cô giáo chọn ra 3 người để các em đoán
Người đầu tiên với sở thích như đọc sách, thích ăn nấm, chơi trò đuổi bắt …Và cả lớp không ai đoán ra được. Cô giáo phải gợi ý thêm là con gái và nói theo khẩu hình tên của bạn đó thì cả lớp mới đoán ra. Những tiếng xuýt xoa, cười nói rộ lên.
Người thứ hai thích bóng đá, piano, ăn dưa hấu, ăn bánh meron...Các bạn thi nhau giơ tay và chỉ trúng phóc là bạn B (tên con trai tôi)
Người thứ ba thích ăn sushi, yêu trẻ con, thích đọc sách...và các em cũng đoán ra được đấy chính là Cô giáo chủ nhiệm.
Tiếp đến, để giúp học sinh hiểu thêm về nhau hơn - cô giáo chia cả lớp ra thành các nhóm theo chỗ ngồi, mỗi nhóm 4-5 em. Các em sẽ được phát 12 tấm thẻ với các câu hỏi và phỏng vấn theo vòng tròn.
Câu hỏi mà các em dc nhận như sau:
1. Môn thể thao yêu thích nhất là gì?
2. Gần đây có chuyện gì làm bạn buồn?
3. Gần đây có điều gì làm bạn vui ?
4. Lớn lên bạn thích trở thành người như thế nào?
5. Bây giờ bạn có thể vẽ vật gì trông giống thật nhất?
6. Địa điểm yêu thích nhất của bạn là ở đâu?
7. Bây giờ bạn muốn có vật gì nhất?
8. Bản thân bạn cần thay đổi điều gì?
9. Cuốn băng video mà bạn thích nhất?
10. Điều gì làm bạn tự mãn nhất?
11. Gần đây bạn có thể tự làm dc điều gì?
12. Nào trong nhóm cùng vỗ tay hoan hô?
Xoay quanh 12 câu hỏi được đưa ra thì câu trả lời cũng rất thú vị. Ví dụ, trong nhóm của con trai tôi khi gặp câu hỏi: Niềm vui gần đây của bạn là gì?- Có em trả lời “Vui” - vì được bố mẹ thưởng cho 10 yên (tương đương với 2.000 đồng) vì đã giúp bố mẹ việc nhà.
Hoặc gặp câu hỏi "Mai sau lớn lên bạn thích là người như thế nào?"thì có bé tủm tỉm trả lời rất thật: Tớ muốn làm người bình thường!
Kết thúc buổi phỏng vấn theo nhóm tôi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ và ánh mắt sáng bừng của các con khi nghe bạn bè chia sẻ cùng nhau những suy nghĩ, sở thích…
Cuối cùng giờ học gần kết thúc, cô giáo phát cho mỗi em tờ giấy để cùng ghi lại cảm tưởng của mình về giờ học, về bạn bè.
Câu trả lời nhận được đều là rất vui, thú vị.
- Đào Thu Vân (NCS Đại học Kanazawa – Nhật Bản)
" alt=""/>Giờ học Đạo đức, 100% học sinh thích thú thực sự

Vừa qua, nhiều nhà khoa học Việt Nam bất ngờ nhận được thư của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam thông báo họ được vinh danh tại chương trình Đại Khánh Hội "Nhà quản lý đạo đức toàn cầu/ Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến/Đơn vị doanh nghiệp văn hóa theo tiêu chí của UNESCO" dự kiến tổ chức vào tối ngày 23/4 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, kèm theo bản thông báo được vinh danh là bảng thông báo dự trù kinh phí tổ chức chương trình, các ứng viên phải nộp 22 triệu đồng/cá nhân bao gồm sóng truyền hình trực tiếp, địa điểm tổ chức, sân khấu, âm thanh, ánh sáng, ca nhạc, khách mời, hội thảo, Cúp mạ vàng, bảng vàng vinh danh, phông phướn...
Quyền lợi khi tham gia chương trình là được tham gia Hội thảo chuyên đề về Đạo đức Toàn cầu do UNESCO Việt Nam tổ chức; Được giao lưu gặp gỡ các chuyên gia kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, y tế của các nước trong buổi hội thảo; Được nhận biểu tượng Cup, Bảng vàng vinh danh do Chủ tịch Liên Hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng (bảng vinh danh theo form mẫu Quốc tế); Được MC giới thiệu sơ lược về thông tin cá nhân và thành tích trong buổi lễ vinh danh; Được giao lưu, chụp ảnh cùng các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Được tặng vé tham dự chương trình vinh danh; Được tặng 01 đĩa DVD và 01 ảnh toàn cảnh vinh danh sau chương trình…
Ngỡ ngàng được mời vinh danh…
Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho biết, tôi nhận được cuộc điện thoại 1 giọng nữ gọi đến thông báo: Chị được vinh danh của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam... Tôi ngỡ ngàng và bảo họ nhầm vì có thể nhiều người tên trùng với mình; Giọng nữ đó tiếp tục nói: Nhiều tổ chức khác nhau vinh danh lắm cô ạ; Tôi hỏi lại: Thế tổ chức nào vinh danh, nói cụ thể tên tổ chức? Thì giọng nữ kia không nói được nữa.
PGS.TS Hoa chia sẻ thêm, sau đó, nhiều cuộc điện thoại gọi điện cho tôi, thậm chí đơn vị này còn cử người đến tận nhà tôi để gặp gỡ trao đổi nhưng tôi không đồng ý. Tôi nói thẳng rằng, tôi không phải là người đi mua danh hão đó. Không hiểu họ vinh danh kiểu gì? ai vinh danh? Vinh danh vì thành tích gì?, thậm chí họ còn gửi phiếu đăng ký đề cử xét, vinh danh Danh hiệu: Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến.” – PGS.TS Hoa bức xúc phản ánh.

|
Công Văn UNESCO gửi PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa. |
Còn PGS.TS Hoàng Đình Chiến (Trường ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh) cũng nhận được mail từ Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam thông báo, trong đó có nội dung: Liên Hiệp Các Hội Unesco Việt Nam xét dựa trên nhiều tiêu chí và nhiều tư liệu đánh giá khác nhau đã lựa chọn được 200 cá nhân và doanh nghiệp, đơn vị xuất sắc nhất cả nước trong thời gian qua ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề để tôn vinh vào ngày 23/4/2016 tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô - Hà Nội.
Theo đúng chủ trương và tôn chỉ mục đích của UNESCO thế giới, đồng thời hưởng ứng Thập kỷ Quốc tế "Thập kỷ xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa 2013- 2022 và chương trình "Đạo đức Toàn cầu" do UNESCO và Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới (WFUCA). Chúng tôi trân trọng thông báo đến Đồng Chí Hoàng Đình Chiến vinh dự được lựa chọn tham gia Lễ tôn vinh '' Nhà Quản lý theo tiêu chí Đạo đức Toàn cầu / Trí thức Việt Nam Sáng tạo và Cống hiến / Đơn vị, Doanh nghiệp, Doanh nhân Văn hóa theo tiêu chí UNESCO kính mong Đồng chí hợp tác để chương trình thành công tốt đẹp.
PGS.TS Chiến cho biết thêm, bên Ban tổ chức còn gọi điện thoại mấy lần, thông báo giá ủng hộ vinh danh và mức từ 24 triệu đồng/người, sau đó, giảm xuống 22, 20, 18 triệu đồng/người. Do đó, PGS.TS Chiến đã không đăng ký tham gia lễ vinh danh "hão" này.
Sẽ kiện vì bị đưa tên vào Hội đồng xét duyệt
Đặc biệt, trong Đề án lễ vinh danh có thông báo, Hội đồng xét duyệt “vinh danh” gồm: ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hữu Bạch, Phó viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực; PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam; TS.Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam bức xúc cho biết, tôi nhận được điện thoại giọng nữ nói là ở Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam mời tham gia vào Hội đồng xét duyệt này. Tuy nhiên, tôi thẳng thừng trả lời: Không đồng ý tham gia.
“Vậy tại sao Ban tổ chức đưa tên tôi vào danh sách Hội đồng xét duyệt, tôi sẽ kiện” – GS.TS Phạm Tất Dong nói.
Trước bức xúc trên của các nhà khoa học, PV Dân trí đã nhiều lần điện thoại liên hệ với ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam để trao đổi vấn đề này nhưng ông Thắng tắt máy.
Trả lời trên báo Thanh Niên, Ông Trần Văn Mạnh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho hay, chương trình này được tổ chức theo đề nghị của Viện Khoa học Chiến lược thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đơn vị ông đã phối hợp với Công ty cổ phần truyền thông và phát triển thương hiệu Đại Việt để tổ chức với vai trò bảo trợ chương trình. "Trong quá trình thực hiện, tiền bên đó họ thu, chúng tôi không thu. Do trong quá trình tổ chức cũng cần nhiều chi phí nên cũng cần phải có cái đó", ông Mạnh lý giải. |
(Theo Hồng Hạnh/ Dân Trí)
" alt=""/>Nộp 22 triệu đồng để được… Vinh danh Trí thức Việt Nam?