Xem video:










Xem video:
Vậy chuyên nghiệp là phải như thế nào?
Không có gì sai khi trường học huy động và tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ từ phụ huynh, cộng đồng vào các hoạt động để trường phát triển mạnh hơn, phục vụ học sinh tốt hơn. Ở một nước giàu có như Mỹ, trường học cũng rất chào đón các khoản đóng góp từ thiện hoặc kinh phí từ cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Ai đóng góp cho trường? Đó có thể là phụ huynh, cựu học sinh thành đạt, các triệu phú, tỷ phú, chính trị gia, người nổi tiếng, một công ty ở địa phương hay một quỹ từ thiện. Số tiền đóng góp có thể lên tới 500 triệu USD như khoản hiến tặng của một tỷ phú ở New York cho Đại học SUNY Stony Brook hồi năm ngoái, hoặc có thể chỉ vài chục USD. Sự khác biệt trong văn hóa đóng góp cho trường học ở đây là họ có cơ chế rõ ràng, thông tin công khai minh bạch, có kiểm toán, báo cáo nên không ai phải "sống trong sợ hãi" khi hiến tặng hay khi đi xin tiền quyên góp. Cơ chế khuyến khích tốt như vậy đã phát triển thành văn hóa làm từ thiện cho trường học rất phổ biến. Người đóng góp có động lực lớn vì có thể được miễn giảm thuế, được ghi nhận, được xã hội cổ vũ.
Nguồn lực nhà nước dành cho trường công không bao giờ "đủ" được. Với sự hỗ trợ của cộng đồng, trường học sẽ làm tốt hơn nữa vai trò của mình, và người hưởng lợi là học sinh. Nguồn lực của xã hội đóng góp vào giáo dục có hiệu quả hơn nhiều so với việc tiền được huy động cho các công trình hoặc chương trình không có ý nghĩa phát triển, gây lãng phí. Vấn đề chỉ là làm như thế nào để giữ được uy tín cho trường, đồng thời giữ được động lực cho người đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Có một vài điều đáng lẽ có thể được làm tốt hơn.
Thứ nhất là phải rõ ràng giữa khoản "phải thu" và khoản "đóng góp tự nguyện". Giáo dục phổ thông thường được các chính phủ bảo trợ cho toàn dân với mức học phí tượng trưng. Ngay ở những nơi miễn phí giáo dục phổ thông thì phụ huynh cũng có thể phải đóng một số loại phí nhỏ, như trường công ở Singapore hoặc châu Âu. Đây là các khoản "phải thu" cần được niêm yết công khai để tránh mọi sự tranh cãi, hiểu lầm. Theo tôi không có gì khó để Bộ Giáo dục & Đào tạo (hoặc Sở) niêm yết danh sách các khoản này hàng năm để phụ huynh và nhà trường cùng biết và thực hiện.
Đối với các khoản tự nguyện, cần có cơ chế về việc đóng góp cho trường học như nói ở trên để tránh việc lạm thu, tránh hối lộ, tránh rửa tiền. Trường học muốn gây quỹ, muốn tiếp nhận các khoản đóng góp phải có chính sách và công bố chính sách này cho mọi người cùng biết. Quỹ của trường phải được kiểm toán độc lập, và phải được báo cáo cho các bên có liên quan. Chừng nào chuyên nghiệp hóa như vậy, mới hy vọng thu hút được những khoản lớn, thu hút được số lượng đông đảo những người đóng góp cho trường một cách hoàn toàn tình nguyện. Với cách làm chưa chuyên nghiệp hiện nay, trường học tạo ra sự ngờ vực thường xuyên mặc dù khoản đóng góp nhiều khi chỉ vài trăm nghìn, hoặc vài triệu đồng.
Thứ hai là giáo viên cần được làm đúng vai trò của họ trong trường học. Mẹ tôi là giáo viên và đã nghỉ hưu. Thời của bà, giáo viên cũng từng phải bán xổ số cho học sinh theo yêu cầu của trường hoặc theo chỉ tiêu của đơn vị nào đó. Nhưng thời đó đã lâu lắm rồi, trong chiến tranh, khi nhận thức về giáo dục còn chưa đầy đủ. Tuy vậy, tôi biết hiện nay giáo viên vẫn còn bị huy động vào việc thu học phí, chào bán sách, tiếp thị chương trình tiếng Anh, thu quỹ... Tất cả những việc đó không phải nhiệm vụ của nhà giáo, và nó làm giảm sự tôn nghiêm cần thiết của trường học và người thầy trước xã hội.
Trường học có kế toán, có thủ quỹ và khi có chính sách huy động đóng góp từ thiện, cần có bộ phận gây quỹ riêng. Giáo viên không phải là nhân viên "sale" (kinh doanh, bán hàng) của nhà trường.
Những cách sắp xếp giáo viên làm các công việc liên quan đến thu chi tiền bạc, đòi nợ học phí như vậy là thiếu lành mạnh, làm phiền giáo viên và cần phải được chấm dứt. Chấm dứt việc này cũng sẽ hạn chế được tình trạng giáo viên lạm dụng vị thế của mình, nhũng nhiễu học sinh dưới mỹ từ "xã hội hóa".
Khi cách thực hiện sai, chỉ một chiếc laptop cũng gây phản ứng dữ dội, nhưng nếu thực hiện đúng, trường học có thể huy động được nguồn lực không giới hạn về cho mình. Tôi biết nhiều trường học thực hiện chính sách xã hội hội hóa giáo dục rất tốt nên dù là trường công, họ có thể mua sắm thêm cơ sở vật chất tiện nghi cho học sinh, ở đó gia đình có điều kiện sẵn sàng đóng những khoản rất lớn chứ không phải "chia đều" cho các gia đình.
Khác với trường tư nơi các học sinh thường có điều kiện đồng đều hơn và có khả năng trả cùng mức học phí, trường công thường bao gồm học sinh với hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác xa nhau, do vậy khả năng đóng góp cũng khác nhau. Trường có cơ chế lành mạnh và thực hiện tốt, sẽ tạo động lực đóng góp cho bất cứ ai, cả trong và ngoài trường, miễn là có điều kiện và có tinh thần tự nguyện.
Rất nhiều cá nhân thành đạt, nhiều tỷ phú từng là những học sinh nghèo trong quá khứ, từng nhận được sự hỗ trợ của xã hội để trưởng thành, và họ cũng thường quay lại đúng ngôi trường mình từng học thuở nhỏ để làm từ thiện. Chính vì sự hỗ trợ qua lại như thế này trong nhiều thế hệ mà trường học mới trở nên thịnh vượng, học sinh lứa sau được hưởng lợi từ di sản của thế hệ trước.
Đầu tư vào giáo dục được chứng minh là một trong những lựa chọn đầu tư đáng giá nhất, bền vững nhất. Quyên góp tiền, bao gồm cả vận động đóng góp hay tài trợ cho trường học, là một hoạt động cần được triển khai chuyên nghiệp. Trường học nếu muốn thực hiện "xã hội hóa" hiệu quả cần có chính sách quyên góp công khai, có nhân sự gây quỹ chuyên trách thay vì huy động giáo viên đóng những vai không có trong bản mô tả công việc của họ.
Bùi Khánh Nguyên
" alt=""/>'Xã hội hóa' một chiếc laptopTrước khi nghĩ đến những món quà có thể mua bằng tiền, chúng ta có thể chuẩn bị, gửi đến bố món quà tự tay mình làm ra. Đó có thể là những tấm thiệp nhỏ xinh, giỏ hoa, vòng tay chuỗi hạt, bức tranh tự vẽ...
Đây là những món quà chất chứa tình cảm, tâm huyết của người tặng. Vì thế, khi được nhận những món quà này, chắc chắn bố sẽ rất cảm động và trân trọng chúng.
Nếu bố còn đang tuổi làm việc, chúng ta có thể gửi tặng ông món quà là những phụ kiện thời trang. Các quà tặng như: dây thắt lưng, ví, túi du lịch, mắt kính, đồng hồ… sẽ rất phù hợp.
Đây sẽ là những món quà bố có thể mang bên người hàng ngày. Khi sử dụng chúng, ông sẽ nhớ đến những người con cùng nhiều kỷ niệm gia đình.
Với những người bố yêu thích đồ công nghệ, các thiết bị số sẽ là món quà thiết thực và lý tưởng cho Ngày của Cha.
Tùy theo sở thích và nhu cầu của bố, chúng ta có thể chuẩn bị và gửi tặng ông các món quà như: Điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ, ti vi thông minh, máy chụp ảnh…
Chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng là quà tặng thiết thực trong dịp Ngày của Cha. Những loại thực phẩm bổ dưỡng này có tác dụng nâng cao sức khỏe xương khớp, huyết áp, thần kinh, thị lực... cho người lớn tuổi.
Dịp này, bạn có thể gửi đến bố những sản phẩm bổ dưỡng như: Viên uống bổ xương khớp, viên uống hoạt huyết dưỡng não, viên uống hỗ trợ ngủ ngon, sâm, yến…
Tuy nhiên, đối với loại quà tặng này, chúng ta cần chọn mua sản phẩm chính hãng ở những địa chỉ uy tín.
Ngoài thực phẩm bổ dưỡng, chúng ta cũng có thể mua tặng bố các thiết bị chăm sóc sức khỏe như: Ghế massage toàn thân, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy lọc không khí, xe đạp tập thể dục…
Những món quà này không chỉ giúp bạn theo dõi mà còn có chức năng cải thiện sức khỏe của người sử dụng. Do đó, chúng sẽ giúp bạn trong việc bảo vệ, theo dõi, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của bố.
Nếu có đủ thời gian, kinh tế, chúng ta có thể lên kế hoạch tặng cha một chuyến du lịch bất ngờ. Sau thời gian bận bịu với công việc, bố cần nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân.
Thế nên, Ngày của Cha chính là cơ hội để bạn đưa bố đi du lịch tại địa điểm đẹp, nổi tiếng, tạo cho bố nhiều niềm vui.
Nếu được, bạn nên đưa bố đến địa điểm mà ông yêu thích, mong ước được đến tham quan. Đây cũng là dịp để bạn và bố lưu giữ thêm nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, đáng nhớ.
Nếu bố là người sống tình cảm, có chút lãng mạn thì bữa ăn cùng gia đình, người thân sẽ là món quà ý nghĩa, đặc biệt nhất.
Để thêm phần đặc biệt, bạn có thể tự tay hoặc cùng mẹ và các thành viên khác chuẩn bị, chế biến những món ăn mà bố thích. Bạn cũng có thể trang trí không gian tổ chức bữa tiệc theo các chủ đề mà bố yêu thích để bữa ăn thêm phần ấm áp, tươi vui.
Nguyên nhân là bởi một vũ công nam trong tiết mục múa thoát y đã ném trang phục xuống phía khán giả ngồi theo đúng ý tưởng biên đạo tiết mục, nhưng không may, món đồ đã gây thương tật ở vùng mắt cho bà Merle khi đang ngồi xem buổi biểu diễn của họ.
Khi xem buổi biểu diễn của vũ đoàn tổ chức ở London (Anh), bà Merle đã ngồi ở hàng ghế đầu và gặp phải sự cố đáng tiếc. Ngay khi sự việc xảy ra, bà Merle đã được đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu.
Hiện tại, luật sư đại diện cho bà Merle đã đệ đơn lên tòa án ở London. Hồi tháng 12/2014, bà Merle cùng với ba người bạn từ thành phố Maidstone, hạt Kent, Anh đã tới thăm London và quyết định mua vé vào xem một buổi biểu diễn, chính tại đây, bà Merle đã gặp phải sự việc đáng tiếc.
![]() |
Hình ảnh dàn dựng của tiết mục khiến bà Merle Groenewald (58 tuổi) gặp tai nạn |
Nói về vụ việc đã xảy ra, bà Merle chia sẻ trước tòa rằng: “Buổi biểu diễn đã không đảm bảo được không gian an toàn cần thiết giữa vũ công và khán giả, họ không thể đảm bảo chắc chắn rằng tiết mục sẽ diễn ra mà không gây nguy hiểm cho người xem”.
Trả lời phỏng vấn của tờ The Sun (Anh), đại diện của vũ đoàn bác bỏ cáo buộc của bà Merle và cho rằng những dạng tai nạn như thế này là “không thể nào lường trước hết được”.
(Theo Dân trí)
130 vũ công từ 5-18 tuổi sẽ tham gia vở vũ kịch hay nhất mọi thời đại của Tchaikovsky.
" alt=""/>Người phụ nữ kiện vũ công thoát y vì... gây thương tật