
 |
“Maggie Millions” trúng giải độc đắc 27 triệu bảng Anh 8 năm trước. |
Margaret Loughrey vừa hoàn thành ngôi nhà mơ ước của mình ở Strabane, Bắc Ireland, thì được phát hiện qua đời ở tuổi 56 - 8 năm sau khi trúng giải độc đắc 27 triệu bảng Anh (850,5 tỷ đồng).
Người chiến thắng giải sổ xố EuroMillions, Margaret Loughrey được phát hiện đã qua đời vào hôm 2/9.
Cô đã mua vé số khi đang đi bộ trở về căn nhà gỗ của mình ở Strabane, Bắc Ireland từ Trung tâm việc làm nơi cô nhận trợ cấp 58 bảng/tuần.
Sau khi trúng số, cô đã tặng cho các thành viên trong gia đình mỗi người 1 triệu bảng và hào phóng tặng cho hàng xóm mỗi người 5.000 bảng.
 |
Cảnh sát làm việc tại hiện trường, nơi tìm thấy thi thể của Margaret Lughrey ở khu Ballycolman, Strabane. |
Paul Gallagher, một người hàng xóm và là ủy viên hội đồng địa phương, nói rằng, Margaret vừa cải tạo một ngôi nhà vô chủ có biệt danh “nhà kho” thành ngôi nhà mơ ước của cô.
Ông cho biết thêm: “Cô ấy đã sống trong ngôi nhà cũ bằng gỗ và vừa mới hoàn thành căn nhà mới. Thật tiếc khi cô ấy không được tận hưởng ngôi nhà mới của mình”.
Margaret trước đó đã chi nhiều tiền vào bất động sản, bao gồm một ngôi nhà trị giá 125.000 bảng Anh, một quán rượu và một nhà máy cũ.
Vào năm 2019, cô tuyên bố mình chỉ còn 5 triệu bảng Anh và nói rằng việc trúng số độc đắc đã “phá hủy” cuộc đời cô.
Nói về khoảnh khắc nhận ra mình trúng số độc đắc, Loughrey cho biết: “Tôi thức dậy lúc 7h sáng hôm thứ Tư và xem tivi. Tôi đã kiểm tra kỹ tờ vé số và nhận ra mình trúng giải”.
“Tôi bị sốc và đã phải kiểm tra tới 10 lần. Tôi đi bộ ra vườn sau và ngồi ngoài đó một lúc trước khi quay lại để kiểm tra thêm một lần nữa”, Margaret nhớ lại. “Rồi tôi đi vòng quanh nhà 5 tiếng trước khi gọi điện cho anh trai tôi”.
 |
Margaret Loughrey trước đó nói rằng trúng số đã “phá hủy” cuộc đời cô. |
Người phát ngôn của sở cảnh sát Bắc Ireland cho biết: “Cảnh sát đã nhận được báo cáo về cái chết đột ngột của một phụ nữ tại khu vực Ballycolman Lane, Strabane vào ngày 2/9. Hiện tại cái chết không được coi là đáng ngờ nhưng khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân”.
Margaret tuyên bố chỉ còn lại 5 triệu bảng vào năm 2019 và cô từng là nạn nhân của nhiều vụ trộm. Cô nói: “Tôi sẽ không bao giờ có được bình yên chừng nào tôi còn sống. Ngay cả khi tôi không còn một xu, tôi cũng sẽ không có được sự bình yên như trước kia. Tôi hối hận vì đã trúng số. Trước đây, tôi là một người hạnh phúc nhưng tiền bạc đã phá hủy cuộc đời tôi”.
Jason Barr, ủy viên hội đồng khu vực nói: “Xin gửi lời cầu nguyện của tôi tới gia đình Loughrey. Đó là một ngày rất buồn. Nhưng hy vọng bây giờ cô ấy có thể yên nghỉ”.
Đăng Dương (Theo Mirror)

Trúng số hơn 357 tỷ đồng, 3 năm sau cô gái nợ nần chồng chất
Không lâu sau, cô gái nhận ra giải thưởng xổ số 100 triệu nhân dân tệ (hơn 357 tỷ đồng) thực ra là một "trò lừa đảo".
" alt=""/>Kết buồn của người phụ nữ trúng số 27 triệu bảng Anh
"Ba ơi, ba đừng đi"Trời đứng bóng, Huỳnh Tuấn Kiệt (28 tuổi, bác sĩ đa khoa, ngụ huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) mới hoàn tất công việc còn dở dang từ buổi sáng của mình tại Đội cấp cứu dã chiến thuộc Trung tâm y tế huyện Vĩnh Hưng.
Không vội ăn bữa trưa, Kiệt gọi điện thoại về nhà thăm con gái chưa đầy 4 tuổi đã xa cha mẹ nhiều ngày qua. Kiệt nói, vì là bác sĩ, khi dịch bệnh bùng phát, anh không thể ngồi yên ở nhà nên tình nguyện tham gia chống dịch.
Kiệt được giao nhiệm vụ khám sàng lọc, hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19, cấp cứu cho người dân tại Đội cấp cứu dã chiến ở địa phương. Ngày quyết định lên đường tham gia chống dịch, anh chỉ lo lắng chuyện sẽ xa con, sợ bé khóc khi không có ba mẹ ở gần.
 |
Tuấn Kiệt (bên trái) và Ngọc Tầm (bên phải) quyết định gửi con ở nhà để tham gia tuyến đầu chống dịch. |
Nam bác sĩ chia sẻ: “Lúc tôi bày tỏ ý định tham gia chống dịch, ba mẹ cũng lo lắng, ngăn cản. Tuy nhiên, tôi đã thuyết phục được gia đình. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là nỗi nhớ con. Bởi, cả hai vợ chồng tôi đều tham gia chống dịch mà bé lại còn rất nhỏ”.
“Vợ tôi là điều dưỡng, công tác tại Bệnh viện dã chiến số 6, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Hưng. Cô ấy phụ trách chăm sóc bệnh nhân F0 nên không thể về nhà. Tôi thì 4-5 ngày mới tranh thủ về thăm con nên đành gửi bé cho ông bà nội chăm sóc”, anh nói thêm.
Đầu tháng 9, Kiệt được điều động đến huyện Đức Hòa hỗ trợ tiêm vắc xin. Đây là lần xa nhà, xa bé lâu nhất từ lúc anh tham gia chống dịch. Biết anh đi lâu ngày, bé gái quyến luyến, khóc "không cho ba đi".
 |
Tuấn Kiệt hỗ trợ khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm. |
Tuấn Kiệt kể: “Đến giờ xe lăn bánh, bé vẫn níu lấy chân, không cho tôi đi. Thấy vậy, mọi người cho tôi nán lại, chia tay con thêm một chút. Xe lăn bánh, bé vừa khóc vừa chạy theo nói: “Ba ơi, ba đừng đi”".
Những lúc ấy, anh xúc động, thương con lắm nhưng chỉ biết lén gạt nước mắt, buông tay con, lên đường đi chống dịch. Bởi anh biết, dịch bệnh càng nhanh được khống chế, anh càng sớm được về với con, với gia đình.
“Nhớ con thì lặng khóc một mình”
Nằm trong khu cách ly, chị Nguyễn Thị Ngọc Tầm (28 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, vợ Tuấn Kiệt) nhớ con quay quắt. Tầm cầm điện thoại, mở ảnh con lên xem cho đỡ nhớ. Đã hơn 1 tháng qua, chị bỏ lại bé gái chưa đầy 4 tuổi ở nhà để tham gia chống dịch tại bệnh viện dã chiến.
 |
Nam bác sĩ tham gia tiêm vắc xin cho người dân. |
Đây là lần thứ 2 chị vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc F0. Trước đó, sau khi hoàn thành một tháng làm việc tại đây, chị được nghỉ 7 ngày để về thăm gia đình. Đó là 7 ngày quý giá, giúp chị bù đắp lại nỗi nhớ con suốt 1 tháng ròng rã đi chống dịch.
“Những ngày đó, tôi chơi đùa với bé rất vui. Một đêm, khi 2 mẹ con đang ngủ, bé quay sang ôm tôi rất chặt. Tôi bất ngờ, hỏi nhỏ: “Sao con ôm mẹ chặt thế” thì được bé gái trả lời là: “Con ôm mẹ để mẹ không đi nữa”. Nhưng cuối cùng tôi vẫn đi”, Ngọc Tầm chia sẻ.
Dù rất thương con nhưng với trách nhiệm của một nhân viên y tế, chị không thể ở nhà. Thế nên, ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu diễn biến phức tạp, Tầm đã sẵn sàng cho ngày sẽ xa con.
“Tôi cố gắng chơi đùa với con thật nhiều rồi dùng điện thoại ghi lại những hình ảnh của con. Mục đích là lúc đi chống dịch, không được về nhà, nhớ con, tôi sẽ lấy hình bé ra xem cho đỡ nhớ”, chị nói.
Dẫu đã “chuẩn bị tâm lý” nhưng khi vào bệnh viện dã chiến, Tầm vẫn nhớ con quay quắt. Những ca trực đêm, Tầm ngồi một mình nhớ khoảnh khắc được ôm bé vào lòng mà ngủ. Buồn, nhớ con, Tầm mở điện thoại xem ảnh chụp con từ lúc bé mới lọt lòng đến khi biết gọi mẹ, đòi ba.
 |
Gia đình nhỏ của vợ chồng bác sĩ Tuấn Kiệt, Ngọc Tầm. |
Nhiều đêm, nhớ con quá, chị lặng khóc một mình. Rồi những lần hai mẹ con nói chuyện với nhau qua điện thoại, thấy bé cứ đòi mẹ, Tầm không kìm nén được nỗi nhớ, muốn bật khóc thành tiếng. Những lúc như vậy, chị khéo léo hướng máy quay điện thoại đi nơi khác, lau nước mắt rồi mới tiếp tục trò chuyện với con.
Chị tâm sự: “Mỗi lần trò chuyện với bé qua điện thoại, bé đều khóc đòi tôi về nhà. Những lúc như thế, tôi dỗ bé bằng cách “xin” con cho mình đi bắt Covid.
"Tôi nói với bé rằng: “Con ở nhà ngoan để mẹ đi bắt Covid. Mai mốt mẹ về, mẹ đưa con đi Lan Rừng (khu vui chơi thiếu nhi gần nhà chị Tầm). Nghe vậy, bé mới đồng ý", chị kể thêm.
Hiện, Ngọc Tầm đã hoàn tất đợt công tác chống dịch tại bệnh viện dã chiến lần thứ 2 của mình. Chị đang trong thời gian cách ly theo quy định y tế để có thể trở về nhà với con gái.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Những bức vẽ xúc động về tuyến đầu chống dịch Covid-19 của họa sĩ Tây Đô
Đôi tay nữ bác sĩ phồng rộp sau một ngày vất vả hay cảnh một F0 "nhí" trong bộ đồ bảo hộ chuẩn bị rời nhà đi cách ly điều trị đã được họa sĩ Thuận vẽ lại y như thật, tạo cảm xúc mạnh cho người xem.
" alt=""/>Bác sĩ lên đường chống dịch Covid