Hà Lan
Shopee, đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, đã sa thải hàng loạt nhân sự tại Trung Quốc từ ngày 19/9. Trong một tuyên bố, Shopee cho biết động thái nhằm “tối ưu hóa hiệu quả vận hành” và sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển giao. Công ty không tiết lộ quy mô cắt giảm.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ dưới 10% lao động mỗi bộ phận bị loại bỏ.
Đợt cắt giảm nhân sự mới nhất của Shopee là chủ đề nóng trên Maimai, mạng xã hội tuyển dụng tại Trung Quốc. Một người dùng tự nhận là nhân viên Shopee viết: “Vừa kết thúc cuộc họp nhóm với sếp. 7 phút. Thông báo sa thải”.
Bài viết thu hút hơn 400 bình luận và được đăng lại hơn 500 lần. Sau đó, người này tiết lộ dưới mục bình luận rằng một nhóm đã đuổi việc hơn 2/3 nhân viên.
Dù các công ty Đại lục thường “dán mác” sa thải như hình thức tái cơ cấu hay tối ưu hóa doanh nghiệp để tránh sự can thiệp từ chính phủ theo luật lao động, những báo cáo tài chính gần đây của các “ông lớn” công nghệ đã tiết lộ thực tế phũ phàng trong ngành.
Chẳng hạn, trong quý II, Tencent - một nhà đầu tư của Shopee - thu hẹp quy mô nhân sự lần đầu tiên kể từ năm 2014, sa thải gần 5.500 nhân viên. Trong cùng kỳ, nhà sản xuất smartphone Xiaomi cắt giảm hơn 900 nhân sự, tương đương gần 3%. Nhân sự Alibaba giảm hơn 9.200 trong quý.
Shopee gây chú ý tại Trung Quốc vào tháng trước khi một người chia sẻ đã bị hủy thư mời nhận việc sát nút, sau khi anh này đến Singapore. “Tôi vừa hạ cánh cùng vợ và chú chó của mình, vẫn đang ở sân bay thì được thông báo thư mời đã bị hủy”, anh viết trên WeChat.
Tại thời điểm đó, Sea – công ty mẹ Shopee – cho biết do các điều chỉnh trong kế hoạch tuyển dụng ở vài nhóm công nghệ, một số vị trí ở Shopee không còn nữa. Shopee cũng nói sẽ hỗ trợ người bị ảnh hưởng.
Theo Bloomberg và Reuters, Shopee còn dự định cắt giảm 3% nhân sự tại Indonesia, rút khỏi Argentina và đóng cửa hoạt động tại Chile, Colombia và Mexico.
Trong thông báo nội bộ, CEO Sea Forrest Li tuyên bố công ty sẽ cắt giảm các chi phí doanh nghiệp, trong khi đội ngũ quản lý cấp cao dừng nhận khoản thưởng bằng tiền mặt cho tới khi đạt mục tiêu tự chủ. Sea ghi nhận mức lỗ ròng 931,2 triệu USD trong quý II, cao hơn 42% so với dự đoán giữa bối cảnh thị trường ngày một khó khăn. Giá trị thị trường của tập đoàn đã giảm 170 tỷ USD từ khi lập đỉnh hồi tháng 10/2021.
Du Lam (Theo SCMP)
Theo DealStreetAsia, sàn thương mại điện tử Shopee thuộc tập đoàn Sea sẽ sa thải nhân sự tại nhiều thị trường nhằm xốc lại hoạt động kinh doanh.
" alt=""/>Shopee lại sa thải nhân sự tại Trung QuốcYMTC là một trong nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đang rơi vào tầm ngắm giám sát của Mỹ do lo ngại về vấn đề an ninh. Trong khi đó, Washington cũng đã tiến hành một loạt biện pháp nhằm nâng cao năng lực lĩnh vực vi xử lý nội địa, đồng thời gây khó dễ cho Bắc Kinh trong việc tiếp cận các công nghệ bán dẫn tiên tiến.
Theo nhóm nghiên cứu tư vấn thiết bị điện tử IP Research Group, YMTC có thể đã vi phạm quy định FDPR (sản phẩm trực tiếp nước ngoài), khi cung ứng chip điện thoại cho công ty nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ. FDPR được chính quyền Tổng thống Trump ban hành năm 2020, cấm các công ty bán sản phẩm sử dụng công nghệ của Mỹ cho các thực thể trong “danh sách đen”.
Nhà Trắng mô tả YMTC là “công ty hàng đầu” của Trung Quốc, do đó giới lập pháp Mỹ lo ngại doanh nghiệp này có thể sản xuất vi xử lý tiên tiến rồi bán phá giá trên thị trường, tạo áp lực cho các nhà sản xuất Mỹ, châu Âu và châu Á khác.
Các nhà lập pháp cũng tạo áp lực với Apple sau khi có thông tin cho rằng gã khổng lồ sản xuất iPhone đang xem xét mua chip nhớ từ công ty trụ sở tại Vũ Hán này.
Để đưa YMTC vào danh sách cấm vận, Mỹ cần chứng minh công ty bán dẫn này biết rõ đích cuối của các lô hàng tới công ty trong danh sách cấm vận, điều không hề dễ dàng nếu thoả thuận được thực hiện qua một bên trung gian.
Thế Vinh(Theo FT)
" alt=""/>Hãng chip nhớ hàng đầu Trung Quốc sắp bị ‘cấm vận’?