Theo tìm hiểu của ICTnews, chỉ cần gõ chữ “hack nick Facebook”, trên mạng xã hội Facebook sẽ cho ra vô số kết qủa là các tài khoản, nhóm Facebook công khai và cả nhóm kín nhận làm loại dịch vụ hack nick, hack đọc trộm tin nhắn Facebook trái phép này.
Bên cạnh những tài khoản được lập từ cuối năm 2015, thì một số tài khoản được lập mới, có thời gian hoạt động chỉ từ vài tháng gần đây. Có nhóm, số lượng thành viên lên tới hàng nghìn người.
Tại nhóm công khai “Hack nick…”, thông tin mời chào dịch vụ hack nick, đọc trộm tin nhắn Facebook được đối tượng quản lý tài khoản này đưa ra dành cho vô số đối tượng: dành cho các bậc cha mẹ muốn quản lý con cái; một bạn trai thích một bạn gái muốn tìm hiểu tất cả những gì liên quan tới người con gái đó, những cuộc nói chuyện, chia sẻ, những mối quan hệ...; một người chồng muốn kiểm tra xem vợ mình có chung thủy hay không; tìm hiểu đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh…
Tại tài khoản khác là “… Facebook 2016”, đối tượng làm dịch vụ còn tung ra cả bảng báo giá chi tiết với giá từ 50.000 – 100.000 đồng, nếu làm số lượng nhiều sẽ được giảm giá.
Quan sát của ICTnews cho thấy, cũng tại các tài khoản, nhóm Facebook nhận làm loại dịch vụ phi pháp nói trên, phần lớn đều nhận được vô số câu hỏi thăm dò liên quan cũng như nội dung “đặt hàng” làm dịch vụ.
Chỉ cần đặt vấn đề, ngay sau khi đối tượng nhận làm dịch vụ tiếp nhận, hai bên sẽ trao đổi riêng qua tin nhắn. Sau khi hack thành công, đối tượng làm dịch vụ sẽ chụp lại hình ảnh để chứng minh hack thành công, đề nghị chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc bằng mã số thẻ điện thoại rồi mới cung cấp mật khẩu của Facebook nạn nhân.
Việc các đối tượng làm loại dịch vụ phi pháp này hoạt động công khai ngay trên chính mạng xã hội Facebook đang gây ra hoang mang cho người dùng. Thực tế cũng đặt ra những vấn đề liên quan đến vấn đề bảo mật, chính sách xử lý của Facebook để bảo vệ người dùng, đồng thời đó còn là hoạt động “trảm” các tài khoản đang ngang nhiên công khai hoạt động, nhận làm loại dịch vụ phi pháp này.
ICTnews đã liên lạc và đặt ra các câu hỏi liên quan tới đại diện truyền thông của Facebook tại Việt Nam, tuy nhiên hiện phía Facebook chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.
![]() |
Ngày 17/6, tin báo về trực thăng rơi, Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, một phi công ưu tú của Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng 5 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp khác cùng ngồi trên chiếc trực thăng ấy. Tối 17/6, ngư dân báo thấy xác phi công quấn dây dù lênh đênh trên biển, anh trở về bên đất mẹ, không còn hơi thở.
Có lẽ chưa bao giờ người dân lại chịu một cú sốc tinh thần mạnh như vậy, đối với sự ra đi của những người họ không quen mà luôn yêu quý, những phi công bảo vệ vùng trời của Việt Nam, những con người đối với nhân dân chẳng bao giờ tính toán phần hơn thiệt.
"Đau quá các anh ơi!", Trần Phương Lâm, một người dùng Facebook tại Hà Nội viết trên trang cá nhân, anh nói khi tướng Giáp qua đời, anh cũng có cảm xúc này, lòng tiếc thương dành cho những người anh biết chắc chắn rằng luôn đặt tổ quốc lên trên mình, luôn sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng.
![]() |
Phạm Tuấn Anh, người gần đây từng có dịp tháp tùng Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và trước đó cũng gặp Đại tá Lê Kiệm Toàn viết: "Điều đáng sợ nhất đã xảy ra.
Đại tá Lê Kiêm Toàn là một "giặc lái" thực thụ. Ông lùn, béo, đồ sộ như một con gấu. Ông rất hay đùa cười và không coi điều gì là quá nghiêm túc. Mấy năm gần đây niềm vui lớn nhất của ông Đại tá là mấy máy bay CASA của Cảnh sát Biển Việt Nam. Ông khoe CASA với Mỹ như thể mấy máy bay đó là tầu con thoi của Việt Nam vậy.
Giặc lái Mỹ cũng nể Đại tá Toàn. Và giặc lái ở đâu cũng uống rượu giỏi như nhau thì phải.
Sớm nay mình báo tin cho giặc lái Mỹ về khả năng máy bay của Đại tá Toàn đã bị tai nạn.
"Chúng ta có lẽ đã mất ông ấy. Xin hãy cùng trân trọng ông Đại tá trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng ta".
Từ "giặc lái" được để trong ngoặc kép, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với một người có khả năng điều khiển máy bay trình độ lão luyện, đáng nể phục.
Trang cá nhân của một quan chức lớn trong ngành Thông tin vốn rất kiệm lời, cũng không tránh khỏi bật ra những lời đau xót: "Vĩnh biệt em Trần Quang Khải ơi!!! Đồng đội còn 9 NGƯỜI đang tìm em em ơi!”,
Báo chí thất thần, cộng đồng mạng thất thần! “Đau quá các anh ơi”! cả mạng xã hội Facebook nhuốm màu tang tóc với những tấm ảnh đại diện, ảnh nền về hai chiếc máy bay trong màu cờ đỏ, sao vàng giữa nền trời xám u ám. Sự hi sinh giữa thời bình, tổn thất vô cùng nặng nề.
![]() |
Trên mạng xã hội Facebook, Hashtag #prayforCASA8983, #prayforSu30MK28585 là những lời cầu nguyện mong các anh bình an được tạo, được hàng nghìn người chia sẻ, nhưng rồi lại chẳng hề có phép lạ nào xảy ra, chỉ có vài dòng thơ khiến lòng đau quặn thắt được cộng đồng mạng chia sẻ nhau, như bài thơ của tài khoản mạng xã hội Phong Ba:
“Một người về, chín người đi. Biển Đông ơi, Mẹ có gì giận không
Mà sao đau đớn chất chồng. Phi cơ hai chiếc, phi công chục người
Vừa bay đã mất tích rồi. Không lời kêu cứu, không lời báo tin
Biển Đông - lạy Mẹ con xin. Sóng đừng to để dễ tìm anh em
Đêm nay lại thức trọn đêm. Con không thể ngủ được yên Mẹ à
Chẳng vì thay gác đổi ca. Mà vì nghèn nghẹn xót xa trong lòng
Thành tâm lạy Mẹ Biển Đông. Cho thêm cơ hội cứu đồng đội con
Niềm tin mãi mãi vẹn tròn. Mười anh em đó vẫn còn đợi trông...”
Hay hai bài thơ của tài khoản Vũ Phương Trang viết trước và sau khi nghe tin anh Khải hi sinh, các anh trên chiếc máy bay Casa cũng không còn nhiều hi vọng sống sót:
“Mẹ Biển ơi chúng con cạn lệ rồi!
Xin trả lại những người anh ưu tú
Chúng con sai gì.... Khiến mẹ buồn, giận dữ...
Cho con xin....Xin mẹ Biển nhân từ...
Đã bao người thức trắng mấy đêm mưa...
Ngày nắng gắt kiếm tìm người anh cả...
Đất nước con đã ngàn năm vất vả
Có gì sai... Con xin mẹ nhẹ nhàng...
Con xin mẹ an ủi sóng đừng tràn
Giông đừng tới , bão mưa đừng lớn
Chỉ một chút êm đềm biển gợn
Giúp các anh con cập bến đất liền...
Một nỗi đau chưa định nghĩa được tên...
Mẹ nỡ lòng khiến con đau lần nữa...
" alt=""/>Cộng đồng mạng khóc thương những phi công anh dũng