
Quãng thời gian này, hai vợ chồng được hưởng cuộc sống đúng nghĩa vợ chồng son: sáng đưa đón nhau đi làm, tối về nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa rồi đi hóng gió, dạo phố.
Chồng tôi là con trai một nên chúng tôi ở cùng bố mẹ chồng. Mỗi tháng tôi đóng tiền ăn cho bố mẹ chồng là 4 triệu đồng.
![]() |
Bố mẹ chồng tôi có lối sống tiết kiệm, quanh năm tằn tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc.
Theo lời chồng kể, ngày trước bố mẹ lấy nhau, kinh tế khó khăn, thiếu thốn, phải tích cóp từng đồng, vì thế ông bà quen với nếp sống đó.
Sau này, cuộc sống khá giả hơn, ông bà vẫn không thay đổi. Trời nóng lắm ông bà mới bật quạt, bình thường hai người chỉ phe phẩy chiếc quạt nan.
Nhà ông bà đun ga, tôi sợ cháy nổ nên từ ngày về làm dâu, tôi mua bếp từ thay thế cho an toàn. Bà không vừa ý, trách tôi dùng thế tốn điện.
Con trai nói vài câu, bà không ý kiến nữa nhưng từ hôm ấy, sáng nào bà cũng lụi cụi nhóm lò, đun than. Tối đến, vợ chồng tôi về mới dùng bếp từ.
Tôi bảo mẹ chồng cứ dùng thoải mái, tiền điện hàng tháng tôi đóng góp thêm. Tuy nhiên, bà vẫn giữ quan điểm của mình.
Mẹ chồng khuyên, tôi nên tiết kiệm, vì ít nữa sinh con, chửa đẻ tốn kém. Tôi biết ý tốt của bà nhưng đời sống hiện đại, cái gì cần tiết kiệm mới tiết kiệm, còn đâu phải nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đợt này, trời nắng nóng, nhà tôi lợp bằng mái tôn. Mặc dù đã làm trần nhựa chống nóng nhưng trưa đến, hơi nóng vẫn hầm hập, phả xuống.
Tôi bàn với chồng mua 2 cái điều hòa, lắp phòng khách 1 cái và phòng ngủ 2 vợ chồng 1 cái.
Mẹ chồng biết chuyện, phản đối gay gắt. Cuối cùng, vợ chồng tôi bỏ ý định lắp điều hòa phòng khách mà chỉ lắp phòng ngủ riêng của mình.
Để mẹ chồng đỡ căng thẳng, tôi còn nhờ người đến lắp 1 công tơ điện riêng cho phòng ngủ. Đến tháng, tôi căn cứ theo số điện trên công tơ, nộp thêm tiền điện cho mẹ.
Một lần, chỉ có tôi và mẹ chồng ở nhà, thấy nóng quá, tôi khuyên mẹ chồng vào phòng nằm với mình cho mát. Con dâu động viên mãi bà mới vào nằm.
Điều tôi không ngờ là từ hôm đó, tối nào hai vợ chồng cũng phải khó xử khi bố mẹ chồng vào phòng nằm ké điều hòa cho mát.
8 giờ tối, tôi với chồng đang dọn dẹp dưới bếp, lúc lên nhà đã thấy ông bà mang chăn màn vào sắp xếp chỗ nằm.
Cháu họ ở tỉnh xa về chơi, buổi tối, bố mẹ chồng tôi cũng gọi vào ngủ cùng. Mọi thứ đều bị đảo lộn, không gian riêng tư bỗng trở thành nơi sinh hoạt chung của cả nhà.
Tình trạng đó kéo dài 2 tuần nay, hôm qua có cơn mưa, mát trời, tôi nghĩ bà sẽ không vào. Tuy vậy, bà vẫn vào, bật điều hòa.
Giờ tôi chưa biết nên góp ý với mẹ chồng như nào cho dĩ hòa vi quý, không mất tình cảm mẹ con. Tôi chia sẻ thêm, phương án lắp thêm điều hòa phòng khách vẫn bị bà phản đối vì theo bà, nhà có 1 cái là quá đủ.
Mẹ chồng tôi lại hay dỗi, tính khí thất thường. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên!!!
Trong căn phòng kín mít rộng 10m2, mồ hôi mẹ chảy đầm đìa. Tôi xót ruột, gọi thợ đến lắp cho mẹ cái điều hòa. Không ngờ, sự việc khiến anh em tôi phải to tiếng.
" alt=""/>Tâm sự của cô con dâu khó xử vì vì mẹ chồng nằm ké điều hòaTrọng tâm của chuỗi hoạt động là tuyên truyền, đưa tin về các hoạt động chuyển đổi số trên nhiều phương tiện thông tin, mạng xã hội, hệ thống màn hình LED, các cửa hàng công nghệ... Lãnh đạo địa phương sẽ trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với Tổ công nghệ số cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn đồng thời phát động chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Hiện tại, Long An duy trì khoảng 1.000 tổ, có vai trò hỗ trợ, tư vấn người dân tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm số như cổng thông tin điện tử, các ứng dụng số, mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt và phòng tránh rủi ro trên không gian mạng. Tỉnh xác định việc phát triển các tổ với quy mô rộng đóng vai trò quan trọng trong phổ cập đời sống số đến người dân, kể cả ở những xã, ấp vùng xa.
Tỉnh miền Tây Nam bộ dự kiến sẽ ra mắt đội "IT Xanh" hỗ trợ chuyên môn cho Tổ công nghệ cộng đồng. Trong đợt này, 188 đội sẽ được triển khai để hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt VneID, ứng dụng "Long An Số", cài đặt chữ ký số miễn phí.
Địa phương sẽ liên kết nhiều doanh nghiệp về công nghệ, tổ chức triển lãm trưng bày, giới thiệu các giải pháp, sản phẩm số. Trên ứng dụng Long An Số, người dân, thanh niên có thể tham gia cuộc thi trực tuyến với nhiều quà tặng. Trang thông tin số hóa lịch sử tuổi trẻ Long An dự kiến ra mắt tháng tới.
“Con bé đáng yêu, nhưng nó như thể có một cái công tắc biến thành con người khác hoàn toàn. Mắt tôi bị thâm đen, những vết xước và bầm tím trên khắp cơ thể. Thật kinh khủng và đau lòng” - chị Caroline, năm nay 37 tuổi, chia sẻ.
Caroline luôn cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chính quyền nhưng không thành công. “Nếu tôi bị chồng bạo hành thì lại khác. Việc con cái bạo lực với cha mẹ thật khủng khiếp, nhưng chuyện đó thường không được nói ra” - cô nói.
“Tôi cảm thấy mình đang phản bội con gái nếu như nói ra điều đó”.
Caroline chia sẻ, tính nết Daisy thay đổi năm cô bé 13 tuổi. “Con bé bắt đầu vượt qua các ranh giới và biết chửi thề”.
Caroline chia tay chồng từ năm Daisy 4 tuổi. Cô cũng có thêm một cậu con trai 8 tuổi với người bạn đời tiếp theo.
Ban đầu, cô xem những hành vi hiếu thắng của Daisy là sự nổi loạn của tuổi dậy thì. Nhưng Daisy bắt đầu có hành vi đánh, đâm đầu vào Caroline khi con bé không được phép ra ngoài hoặc sử dụng điện thoại.
Caroline được giới thiệu đến các cơ quan hỗ trợ sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên nhưng Daisy không hợp tác.
Năm 14 tuổi, cô bé bắt đầu dùng dao và xoong để tấn công mẹ mình. “Con bé ném bất cứ thứ gì có trong tay. Đôi khi con bé hét lên rằng nó ghét tôi. Tôi liên tục sống trong tình trạng cảnh giác cao độ”.
Khi bạn bè, người thân hỏi tại sao cơ thể cô có những vết xước và bầm tím, cô đã kể cho họ nghe sự thật. Nhưng chẳng ai giúp gì được cô.
Cao gần 1,8 mét, Daisy sử dụng chiều cao của mình để đe dọa người mẹ chỉ cao chưa đầy 1,6 mét. Cô bé cũng bắt đầu tấn công cậu em trai 6 tuổi. “Con bé dí đầu thằng bé xuống và đấm nó. Đôi khi, con bé đánh thức em dậy lúc nửa đêm và nói rằng sẽ giết nó”.
Quá sợ hãi, Caroline đã cho cậu con trai ngủ chung cùng bố mẹ.
Các chuyên gia tin rằng, tình trạng con cái lạm dụng cha mẹ phổ biến hơn ở những đứa trẻ đã chứng kiến bạo lực từ sớm. Chị Caroline cho rằng Daisy có xu hướng bạo lực là do đã chứng kiến bố đẻ đánh mẹ.
Mặc dù chị có cảm giác tội lỗi về việc không rời bỏ chồng cũ sớm hơn, nhưng chị không cho rằng điều đó có thể biện minh cho hành động của con gái. “Tôi công nhận rằng những trải nghiệm bất lợi có thể ảnh hưởng đến hành vi của con trẻ, nhưng chúng ta không thể cho phép chúng sử dụng điều này như một cái cớ” - cô nói.
Trong một cuộc gặp với các dịch vụ xã hội hồi cuối tháng 7/2019, Daisy đã bình tĩnh tuyên bố rằng cô bé đã nghiên cứu cách giết mẹ mình “chỉ trong vài giây” bằng cách làm nghẹt thở và sử dụng các sản phẩm vệ sinh. “Con bé nói rằng chuyện đó rất “vui””.
Caroline cảm thấy ớn lạnh và đã gọi cảnh sát.
Cô đề nghị chồng thứ 2 và con trai trú tạm ở nhà người thân, đồng thời bỏ hết các thiết bị gây nguy hiểm ra khỏi nhà. Trong nhà chỉ còn lại Caroline và Daisy.
Không những buồn, Caroline còn cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng.
Hai ngày sau, cảnh sát bắt giữ Daisy. “Con bé khóc khi bị còng tay, nhưng chúng tôi không thể tiếp tục như thế nữa”.
Cô bé được đưa tới một trung tâm giáo dưỡng dành cho thanh thiếu niên vào mùa hè năm ngoái.
Trước khi thực hiện cách ly vì dịch bệnh, Caroline tới thăm con gái 1 lần/ tuần. Hai mẹ con gọi Facetime cho nhau hằng ngay. “Tôi muốn con bé được về nhà, nhưng rủi ro quá lớn”.
![]() |
Caroline là kiểu phụ huynh không ngại sự thật, nhưng nhiều bà mẹ khác lại muốn chuyện đó trở thành một bí mật.
“Người ta sẽ bị ‘sốc’ nếu biết chuyện” - chị Miranda Rogers có con trai 16 tuổi cho hay.
Chị bị cậu con trai sử dụng bạo lực từ năm nó lên 9 tuổi. “Tôi lo lắng bị mọi người đánh giá, hoặc tôi có thể bị mất con”.
Người ngoài nhìn vào có thể thấy Miranda có một cuộc sống đáng ngưỡng mộ với người chồng yêu thương và cậu con trai thông minh. Nhưng cô tâm sự: “Đêm xuống, tôi nằm trên giường tự hỏi mình đã làm sai ở chỗ nào khiến thằng bé trở nên như thế. Tôi yêu nó vô điều kiện, nhưng thằng bé càng lớn hơn thì tôi càng lo một ngày nào đó, nó sẽ đánh gãy xương tôi”.
Đáng kinh ngạc hơn, việc con cái lạm dụng cha mẹ như Caroline hay Miranda đã trải qua là tình trạng phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Ở Anh, các số liệu của cảnh sát tiết lộ, bạo lực gia đình - cụ thể là từ phía con trai với cha mẹ - tăng 30% kể từ năm 2010 lên 5.294 ca vào năm 2019. Trong khi tỷ lệ này từ phía con gái với cha mẹ cũng tăng gấp đôi lên 1.598 ca.
Trong bối cảnh hầu hết các trường trung học đều đang đóng cửa cho đến tháng 9, những đứa trẻ tuổi “teen” đang bị chán nản vì phải ở trong nhà quá nhiều.
Thời gian này, ông Michelle John - giám đốc Cơ quan Hỗ trợ Phát triển giáo dục phụ huynh, một tổ chức hỗ trợ những phụ huynh bị con cái dùng bạo lực - đang nhận được khá nhiều email từ các bậc cha mẹ tuyệt vọng.
71% trẻ em sử dụng bạo lực với cha mẹ là con trai, 29% là con gái. Ông Michelle cho biết, nhiều phụ huynh sợ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, bởi vì họ không chỉ có nguy cơ mất con, mà còn có nguy cơ mất việc và tổn hại uy tín. Lý do là vì chính quyền thường đứng về phía đứa trẻ.
Những đứa trẻ có cha mẹ làm các công việc liên quan đến cộng đồng như bác sĩ, luật sư thường lợi dụng nghề nghiệp của cha mẹ để tố cáo rằng mình bị cha mẹ kiểm soát và đe dọa sẽ báo cáo về hành vi lạm dụng của họ. Trong khi đó, luật pháp chưa hề có những quy định rõ ràng về khái niệm con cái lạm dụng cha mẹ.
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
" alt=""/>Con cái bạo hành cha mẹ ngày càng tăng ở Anh