
40 năm kể từ ngày ra trường, nhiều người giờ mới gặp nhau. Nhớ lại năm 1979, chúng tôi khi ấy còn là những người lính trẻ hai mươi lăm, ba mươi tuổi từ khắp mọi miền, mọi chiến trường hồ hởi quay về thành cổ Bắc Ninh để ôn thi vào trường Sỹ quan chính trị - quân sự, với niềm khát khao cháy bỏng. Khác với các lứa học sinh khác, tất cả thí sinh được tuyển chọn vào đây đều là Đảng viên và phải có thành tích xuất sắc trong công tác.
Học đêm học ngày, học trong giờ, học ngoài giờ, thay nhau giúp đỡ kèm cặp, suốt tám tháng trời ôn luyện đã chắt lọc được hơn 100 người từ gần 600 thí sinh. Hình ảnh ôm nhau, công kênh nhau khi nhận tin trúng tuyển ngày đó chẳng khác mấy ngày họp mặt hôm nay.
Là lớp học thí điểm đầu tiên và cũng là cuối cùng kéo dài năm năm, chương trình học của chúng tôi rất nặng. Mỗi người phải dồn hết trí tuệ, sức lực để hoàn thành. Từng nhóm, từng cặp kèm nhau học bài bất kể trong hay ngoài giờ, các buổi hội thảo chuyên đề sôi nỗi, liên tục nhiều khi có phần gay gắt về triết học, đường lối, về tác phẩm văn học hoặc sự kiện lịch sử. Chính thái độ học tập nghiêm túc đó lớp chúng tôi có được kết quả mỹ mãn được đánh giá là một trong những khóa học có thành tích suất sắc nhất.
>> Họp lớp đáng giá khi không có chủ tịch, giám đốc
Không chỉ trong học tập, cuộc sống đời thường của chúng tôi khi đó đúng nghĩa là "nhường cơm sẻ áo. Từ chuyện gom tiền, gom tem phiếu đường, sữa, tới chuyện thay nhau xuống nhà bếp xin gạo, mỡ heo đóng chai mang ra nhà khách mỗi khi đồng đội có gia đình người thân đến thăm. Tất cả những chuyện đó nay được mọi người say sưa kể lại.
Phần trang nghiêm nhất của buổi họp mặt là tưởng niệm các đồng đội đã hy sinh, thăm nhà truyền thống của trường trước khi vào buổi lễ gặp mặt, làm chúng tôi xúc động, ấm lòng, nhớ mãi.
Giờ đây ngày gặp lại,tuy công việc, vị trí xã hội của mỗi người đã khác nhau nhiều, nhưng khoảng cách giữa chúng tôi chỉ là những người bạn, người lính, không có một câu nói, ánh mắt nào thể hiện thứ bậc trên - dưới nào cả.Những cái ôm, cái bắt tay thật chặt, những nụ cười rạng rỡ lúc gặp nhau cũng như lúc chia tay đã làm sống lại trong mỗi người chúng tôi thời tuổi trẻ nhiệt huyết, đắm say. Tất cả lại hẹn gặp nhau tại buổi hội khóa lần sau.
Người ta hay nói về những buổi họp lớp với cái nhìn có phần tiêu cực: từ chuyện khoe giàu, khoe sự thành đạt, đến những lời gạ gẫm hợp tác, làm ăn, thậm chí cả ngoại tình... Đúng là thực tế vẫn có những chuyện không mấy hay ho như vậy diễn ra, nhưng tôi tin đó không phải là tất cả. Vẫn còn đó những buổi họp lớp đáng nhớ, trọn vẹn. Thế nên, những người từng có ký ức đẹp thời học trò mà chưa về họp lớp hoặc đang do dự, xin hãy quyết định về đi, đừng suy nghĩ nhiều nữa.
" alt=""/>Họp lớp đáng giá vì không thứ bậc, địa vịTIN BÀI KHÁC
- có 4 cảnh sát giao thông dừng xe tôi lại nói tôi chạy xe lấn tuyến và kiểm tra giấy tờ xe. (trong khi đó vạch kẻ đường, là vạch sơn màu trắng đứt khúc, tôi chỉ lấn ra ngoài rồi vào lại bên trong)
- Tôi nói tôi chạy như vậy là đúng, CSGT nạt nộ tôi đòi đem xe tôi về đồn .
- Tôi đồng ý cho đem về đồn luôn, rồi sao đó mà CSGT không chạy xe tôi về mà khóa cổ xe tôi lại, rồi lấy chìa khóa của tôi đi .
cho tôi hỏi CSGT hành xử như vậy có đúng pháp luật hay không?
![]() |
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ thì:
“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.”
Theo quy định tại điểm c) Mục G.2 phụ lục G - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT thì:
“ Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe.”
Như vậy chỉ trong điều kiện cho phép thì phương tiện tham gia giao thông mới được đè lên vạch để vượt xe, và sau khi vượt xong phải trở lại đi đúng làn đường quy định.
Nếu bạn tuân thủ đúng những quy định nêu trên thì hành vi của bạn không vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Khoản 3 điều 3 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ: Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực. Vì vậy, hành vi nạt nộ hay tranh giành chìa khóa xe vi phạm với người dân của CSGT là vi phạm pháp luật, cần được tố giác và xử lý theo quy định.
Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Hãng Luật Giải Phóng
Bạn đọc muốn gửi cáccâu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉbanbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôitiện liên hệ).
" alt=""/>CSGT khóa xe vi phạm rồi bỏ đi là vi phạm luật?