Hướng dẫn tra cứu lịch Festival Huế 2018 có những sự kiện gì, vào ngày nào
2025-04-23 15:07:43 Nguồn:NEWS Tác Giả:Ngoại Hạng Anh View:372lượt xem
20h10 tối nay (27/4) lễ khai mạc Festival Huế 2018 sẽ diễn ra trên sân khấu Quảng trường Ngọ môn - Kỳ đài và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Festival Huế là lễ hội văn hóa nghệ thuật,ướngdẫntracứulịchFestivalHuếcónhữngsựkiệngìvàongàynàbxh bundesliga du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn, và năm nay là lần thứ 10 của Festival Huế.
Kế thừa và phát huy thành công của các kỳ trước đây, Festival Huế 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản" diễn ra từ ngày 27/4/2018 đến hết ngày 2/5/2018. Festival Huế 2018 được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018); 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (2003-2018).
Dự kiến Festival Huế 2018 quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam với 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ Việt Nam; cùng với 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Bỉ, Nga, Colombia, Australia... Tổng cộng có 1.296 nghệ sĩ trong đó có 388 nghệ sĩ quốc tế, 398 nghệ sĩ trong nước và 510 diễn viên không chuyên trong tỉnh tham gia biểu diễn 38 chương trình nghệ thuật ở các sân khấu trung tâm thành phố và các huyện thị trong tỉnh.
Tham gia Festival Huế 2018 là cơ hội để khách du lịch tìm hiểu, thăm thú và trải nghiệm những giá trị độc đáo của 5 Di sản đã được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2010), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Huế cùng với 9 tỉnh, thành phố miền Trung còn là đồng chủ sở hữu 1 di sản phi vật thể vừa mới được UNESCO công nhận vào tháng 12/2017 là nghệ thuật Bài Chòi.
Bên cạnh các chương trình chính, còn có các sự kiện, chương trình hưởng ứng Festival, các chương trình xã hội hóa, các hoạt động văn hóa cộng đồng. Mỗi kỳ Festival Huế, ngoài các chương trình biểu diễn nghệ thuật, càng về sau các chương trình hoạt động văn hóa cộng đồng, các hoạt động triển lãm, các hoạt động hưởng ứng phong phú do các tổ chức xã hội, các hội văn học nghệ thuật, kể cả cá nhân nghệ sĩ tự tổ chức ngày càng nhiều.
Thực sự có thể nói Festival Huế là một tổ hợp lễ hội chuyên đề trong một lễ hội lớn, công chúng và du khách có nhiều hoạt động để thưởng thức, để hòa mình vào không khí hội hè. Trên 37 hoạt động như thế sẽ diễn ra tại Festival Huế 2018.
Lịch Festival Huế 2018 - Các chương trình, lễ hội chính
Những ai quan tâm đến Festival Huế 2018 có thể nắm được lịch chương trình cơ bản như sau:
Lễ Khai mạc: 20h00 ngày 27/4/2018 tại Quảng trường Ngọ Môn.
Lễ Tế Giao: 03h00 ngày 27/4/2018 tại Đàn Nam Giao.
Chương trình nghệ thuật "Văn hiến Kinh kỳ": 19h15 - 21h15 ngày 28/4 & 30/4/2018 tại Đại Nội Huế.
Dạ tiệc Hoàng Cung: 18h00 - 19h30 ngày 27/4; 19h00 - 21h00 các ngày 28/4 - 1/5/2018 tại Duyệt Thị Đường - Đại Nội.
Lễ hội Đường phố "Sắc màu văn hóa": 16h00 các ngày 28/4 - 1/5/2018 trên các tuyến phố chính.
Hình ảnh thầy K và nữ sinh đánh nhau trong lớp học (ảnh cắt từ clip)
Theo thông báo của Trường THPT Tầm Vu, vụ việc xảy ra vào lúc 11h10 ngày 15/2 tại lớp 10A3. Lớp học này, do thầy N.Q.K - giáo viên dạy môn toán cũng là thầy chủ nhiệm năm học 2016 – 2017.
Theo đó, trong quá trình dạy học thì lớp ồn ào, trong đó có em N.T.K.N nói chuyện lớn tiếng nên thầy K. nhắc nhở em.
Em N. chẳng những không nghe mà còn có lời lẽ vô lễ giáo viên. Trước thái độ vô lễ của học trò, do nóng tính, không kiềm chế được, nên thầy K. đã cầm quyển giáo trình giơ lên định gõ vào đầu nhằm dọa và nhắc nhở em N., nhưng nữ sinh này đã đỡ lại nên không trúng vào đầu, sau đó hai bên gằng co qua lại khoảng 20 giây rồi kết thúc. Thầy K. tiếp tục dạy lớp cho đến hết tiết thứ 5.
“Đó chỉ mâu thuẫn nảy sinh nhất thời, không có mâu thuẫn trước đó. Nguyên nhân là do học sinh vô lễ, thầy giáo nóng giận không kiềm chế dẫn đến xử lý tình huống không đúng” - báo cáo của Trường THPT Tầm Vu nêu.
Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo trường tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý những người có liên quan. Kết quả họp hội đồng kỷ luật thống nhất, kỷ luật khiển trách thầy K. do “xử lý tình huống không đúng, ảnh hưởng đạo đức nghề nghiệp”. Còn nữ sinh N. bị cảnh cáo trước toàn trường vì có hành vi “vô lễ với giáo viên”.
Ngoài ra, em N.V.V – người dùng điện thoại quay cảnh thầy K và nữ sinh N. đánh nhau cũng đã bị khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường do sử dụng điện thoại trong giờ học. Em P.T.S – người tung đoạn clip nói trên lên mạng bị phê bình trước lớp do “phát tán, đưa thông tin lên mạng”. Cả hai em này cùng học lớp 10A3.
Trường THPT Tầm Vu nơi xảy ra vụ việc
Trước đó, như VietNamNet đưa tin, ngày 16/2, trên mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip ghi lại cảnh thầy giáo và nữ sinh đánh nhau trong lớp học. Nhiều học sinh đứng xung quanh, nhưng không ai can ngăn. Khi thầy giáo bỏ đi, nữ sinh này còn dùng một quyển sách ném theo.
Vụ việc được xác định xảy ra tại Trường THPT Tầm Vu. Sau đó, nhà trường đã yêu cầu thầy K. và nữ sinh N. viết bản tường trình.
Trong bản tường trình, thầy K. viết: trong tiết học Toán cuối giờ sáng 15/2 do tôi dạy thì lớp ồn ào. Trong đó, có em N. nói chuyện lớn tiếng. “Tôi hỏi em: Làm gì mà em la làng lên vậy? Em N. trả lời: Em đâu có khùng đâu mà la làng. Tôi hỏi tiếp: Em có im lặng để học hay không? Em trả lời: Không".
Thầy K. nhắc nhở: “Em dạo này hỗn quá chắc bị đòn à”. Em N. thách thức: “Thầy đánh em cái coi chơi”. Trước thái độ ngỗ ngược của N., do nóng quá, không kiềm chế được cảm xúc nên tôi đã lấy quyển giáo trình giơ lên gõ vào đầu học sinh. Tôi biết hành động đó là sai nên rất hối hận. Nếu có thể quay thời gian ngược lại, tôi chắc chắn sẽ không hành động thiếu suy nghĩ như thế để không xảy ra chuyện đáng tiếc vừa qua. Đây là bài học khá đắt với tôi”.
Còn nữ sinh N. cũng đã nhìn nhận thái độ vô lễ đối với thầy giáo dẫn đến sự việc đáng tiếc. “Do em nói chuyện hỗn láo với thầy nên thầy tức giận cầm sách đánh em. Lúc đó, em rất bức xúc vì còn nhiều bạn khác làm ồn mà thầy chỉ la có mình em nên mới phản ứng như vậy. Giờ em cảm thấy mình đã quá sai vì đã đánh lại giáo viên. Em thấy hối hận, ăn năn lắm. Phải chi lúc đó em đừng cãi lại thầy…” - nữ sinh lớp 10 trình bày.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang nhìn nhận do thầy giáo K. thiếu kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, dẫn đến thầy trò phải đánh qua đánh nhau trong lớp học, gây phản cảm trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục. Đây là một điều đáng tiếc.
Tuy nhiên, sự việc không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhà trường, gia đình, những người có liên quan đã nhận ra khuyết điểm, thông cảm và cùng có thiện chí khắc phục sự việc.
Hoài Thanh
" alt=""/>Vụ thầy giáo và học sinh đánh nhau: Khiển trách thầy giáo, cảnh cáo nữ sinh