 đã tỏa hương thơm nức một góc đường. Gánh cháo của bà đơn sơ, mộc mạc và hầu như không có bàn, ghế để khách ngồi lại.</p><p>Bên cạnh một đầu quang gánh đựng nồi nước cốt dừa, chén, dĩa và chiếc bàn nhỏ chứa tô xá bấu (củ cải muối), dưa mắm, muối mè… là nồi cháo đậu đen thơm nức. Thế nhưng, 50 năm qua, những chén cháo của bà đã trở nên quen thuộc và gây thương nhớ cho những ai đi ngang qua.</p><p>Minh chứng là dù bán từ rất sớm, nhưng chỉ đến khoảng 7-8h mỗi sáng, nồi cháo to của bà đã hết veo. Nhiều khách đến trễ đành nuối tiếc ra về bởi không kịp mua món ăn ưa thích.</p><p>Bà kể, bây giờ, bà bán cháo dễ dàng hơn thời còn trẻ rất nhiều. Ngày trước, bà phải quảy gánh cháo trên lưng, luồn lách qua từng con hẻm để bán. Bà gánh nhiều đến nỗi đôi vai thon gầy trở nên thô sần, chai sạn.</p><p>Đổi lại, cháo của bà đắt hàng. Ai ăn rồi cũng nhớ, muốn được ăn thêm nhiều lần nữa. Nhờ thế, bà có tiền chăm lo cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi học.</p><table class=)
 |
4h sáng, gánh cháo đậu của bà Để bắt đầu được mở bán trên một góc đường tại Quận 6, TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
 |
Gánh cháo của cụ bà đơn sơ với một nồi cháo cùng các thức ăn kèm như dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa, muối mè. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Bà kể, bà đến với nghề bán cháo đậu hết sức tình cờ.
Ngày trước, bà từng kinh qua nhiều nghề, buôn bán nhiều mặt hàng nhưng đều không đủ sống. Một lần, bà mua cháo đậu cho đứa con cả ăn. Thấy con ngon miệng, bà cũng thử rồi cảm nhận được hương vị đặc biệt của món cháo này.
Bà quyết định mày mò, mua gạo, lựa đậu, học làm dưa mắm, xá bấu, nấu cháo gánh đi bán. Sau ít ngày chật vật ban đầu, những chén cháo dịu mát, bùi, ngọt nhưng không ngấy của bà có chỗ đứng trong lòng người sành ăn cháo đậu.
Cứ thế, bà gánh cháo đi bán để nuôi 7 người con ăn học. Bây giờ, lưng đã còng, không còn chịu nổi sức nặng của gánh cháo, bà làm chiếc xe nhỏ, đẩy nồi cháo ra một góc vỉa hè bán. Nhưng chẳng vì thế mà cháo bà ít ngon, khách ít đến ủng hộ.
Ngược lại, không còn được phục vụ tận nơi như trước, khách của bà tự đến vỉa hè, mua cho được gói cháo nhỏ với giá chỉ từ 10.000 đồng để ăn cho đỡ nhớ. Hiện, bà có thêm sự giúp sức của người con gái nhưng vẫn không kịp gói cháo cho khách.
Anh Hùng, một người khách quen lâu năm của bà chia sẻ: “Tôi chưa thấy ai nấu cháo đậu ngon bằng bà Để. Trước đây, tôi hay ăn ở một gánh cháo khác. Sau này, ăn cháo của bà, tôi mê luôn. Bây giờ, tôi chỉ ăn cháo của bà nấu thôi”.
Nấu bằng cả tấm lòng
 |
Có tuổi đời ngót ngét 50 năm, gánh cháo của cụ bà vẫn đắt khách, đến nỗi chị Hoa - con gái cụ phải ra phụ mẹ gói cháo. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Để có nồi cháo ngon, bà thức dậy vào 2h sáng mỗi ngày. 2h30, bà nấu cháo và sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ cháo mới xong. Cháo đậu của bà không lỏng cũng không quá đặc mà có độ dẻo như xôi chè.
Hạt gạo trong cháo không nát, đậu còn nguyên hình nhưng rất mềm và bùi. Nấu lâu nhưng cháo vẫn giữ được hương, vị rất riêng của hạt gạo, đậu đen. Bà nói, để cháo ngon, bà phải mua gạo ngon, đậu tốt và “nấu bằng cả cái tâm”.
“Nghĩa là nấu bằng nguyên liệu tự nhiên, nấu đúng độ lửa, đúng thời gian, không thể vội vàng, làm cho có… Dù nấu bán nhưng phải nấu như nấu cho người nhà, gia đình con cái mình ăn”, bà Để chia sẻ.
Công phu như thế nên cháo đậu của bà khiến ai ăn rồi cũng nhớ. Chị Hồ Hồng Hoa (SN 1972, con gái bà Để) cho biết, cụ bà bán cháo đậu từ năm 34 tuổi. Đến nay, bà đã bán món ăn này 50 năm nhưng chưa bao giờ ế khách.
“Thậm chí, có thời điểm, mẹ tôi mệt, có ý định nghỉ bán, khách biết được nên đến năn nỉ. Họ nói: “Cô đừng nghỉ. Cố bán cho tụi con ăn”. Thấy vậy, mẹ tôi lại ráng đi bán. Bán riết rồi bà yêu nghề, không bỏ được nữa”, chị Hoa nói thêm.
Đến bây giờ, ở tuổi 84, chân yếu, tay mềm, cụ bà vẫn không có ý định “nghỉ hưu”. Bà nói, bà bán quen rồi, ngày nào không bán là ngày ấy bà không thấy vui vẻ. Thức khuya, dậy sớm là thế nhưng bà lại thấy vui.
“Nói vậy chứ, nấu món này không cực lắm. Trước kia tôi còn kho cá để ăn kèm nhưng bây giờ chỉ làm dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa thôi. Bữa nào có chiên củ cải thì hơi cực một xíu. Nếu chỉ làm dưa mắm thì đơn giản vì tôi làm quen tay rồi”, cụ bà chia sẻ.
 |
Khoảng 7-8h sáng, nồi cháo to đã hết veo. Nhiều khách phải thất vọng ra về vì không mua được món ăn ưa thích. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Tảo tần cùng gánh cháo đã ngót ngét 50 năm nhưng đến nay, bà vẫn phải ở nhà thuê. Bà nói, quê gốc của bà ở TP.HCM nhưng cha mẹ không để lại đất đai. Đông con, gánh cháo dù đắt khách nhưng cũng chỉ giúp bà lo cho 7-8 miệng ăn nên chẳng thể mua được căn nhà để che nắng, chắn mưa.
“Gánh cháo ấy đã giúp tôi nuôi lớn 7 người con. Sau này, con cái lớn, tôi đỡ hơn chứ trước đây, khi con còn nhỏ, tôi cực lắm. Bây giờ, con tôi đều có gia đình riêng. Các con cũng không muốn tôi thức khuya dậy sớm đi bán. Nhưng tôi quen rồi, không bán không thấy vui”, cụ bà nói rồi cố vét chút cháo dính ở đáy nồi trước khi dọn hàng ra về.
 |
Dù đã 84 tuổi, bà Để vẫn chưa có ý định nghỉ ngơi vì ngày nào không bán, ngày đó bà không thấy vui. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |

Ông lão mở tiệm sách '3 không' bên con đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn
Hơn 10 năm qua, tiệm sách của ông Nguyễn Văn Cần vẫn duy trì được tiêu chí “3 không” như ngày đầu mở cửa. Bạn đọc đến với tiệm được đọc thoải mái, được thuê sách về mà không cần đặt cọc, ghi tên và trả lại.
" alt=""/>Gánh cháo đậu 50 năm gây thương nhớ ở Sài Gòn
Đa dạng lựa chọn cho người nhập cảnhSau khi Việt Nam kiểm soát được Covid-19, các hãng hàng không Việt Nam đã nhanh chóng nỗ lực mở lại các đường bay quốc tế. Người nhập cảnh trên các chuyến bay này được yêu cầu cung cấp đầy đủ các giấy tờ thủ tục, giấy xác nhận âm tính với Covid-19 trong vòng 3 ngày, đồng thời phải có phương án cách ly với đầy đủ thông tin về phương tiện di chuyển từ sân bay về nơi cách ly, địa điểm cách ly ở đâu, đã đăng ký như thế nào thì mới được nhập cảnh.
Về cơ sở lưu trú phục vụ cách ly hành khách bay các chuyến bay thương mại quốc tế, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết hiện tại trên địa bàn thành phố đang có 2 khách sạn được sử dụng là nơi cách ly cho phi hành đoàn, 8 khách sạn cho chuyên gia, người nhập cảnh có thu phí. Tổng công suất của 8 khách sạn này là 940 phòng, danh sách các khách sạn được công khai cũng như đính kèm với hướng dẫn cách ly có thu phí cho người nhập cảnh. Ngoài 8 khách sạn này thì Sở Du lịch TP.HCM cũng có đề xuất thêm 16 khách sạn sẽ được công nhận ở đợt sau với công suất 1.025 phòng.
 |
Phòng phục vụ cho khách nhập cảnh cách ly tại khách sạn Holiday Inn rộng rãi và có khoảng nhìn đẹp ra thành phố (ảnh: Holiday Inn) |
Hiện tại trên địa bàn TP.HCM các khách sạn được cách ly có các cấp bình dân, trung cấp, cao cấp từ 2 đến 5 sao với biểu giá từ 1,25 triệu đến 5 triệu đồng với từng phòng, và tùy theo chi phí dịch vụ khác. Biểu giá sẽ phụ thuộc vào chi phí, dịch vụ của người cách ly tại khách sạn.
Để đa dạng hơn lựa chọn cho người nhập cảnh trên các chuyến bay thương mại trong thời gian tới, Sở Du lịch TP.HCM khẳng định đang phối hợp để khảo sát 15 khách sạn với 982 phòng nữa trong phân khúc 1 - 2 sao. Theo Sở, các khách sạn này phải đảm bảo cơ sở vật chất, có phương án cách ly đảm bảo yêu cầu của Sở Y tế.
 |
Suất ăn giàu dinh dưỡng dành cho khách cách ly tại một khách sạn tại TP.HCM (Ảnh: Q.Vương). |
Các khách sạn trở thành các cơ sở cách ly an toàn, đảm bảo phòng chống dịch
Theo chị Hà, quản lý một khách sạn đang thực hiện công tác cách ly tại TP.HCM, Bộ Y tế yêu cầu khách sạn chỉ phục vụ mục đích cách ly phòng, chống dịch, không được phục vụ mục đích khác trong suốt thời gian có khách cách ly bắt buộc lưu trú, nhân sự phục vụ cũng phải được huấn luyện đào tạo về y tế, đảm bảo an toàn tối đa.
Khách sạn phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt thiết yếu như điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm, đảm bảo thông thống, an ninh, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người được cách ly, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý. Ngoài ra, quy định còn yêu cầu về việc có trạm gác bảo vệ trực 24/24, phân khu, tầng dành cho những người cách ly phải biệt lập, dễ quan sát, tiếp cận, xa các khu vực chức năng của khách sạn như lễ tân, khu sinh hoạt của nhân viên khách sạn, nhân viên y tế, nhà bếp, nhà ăn…
 |
Phòng nghỉ được vệ sinh sạch sẽ trước khi đón khách đến thực hiện cách ly. (ảnh: Holiday Inn) |
Các phòng cách ly phải thường xuyên mở cửa sổ, hạn chế dùng điều hòa, phải đủ các điều kiện vệ sinh. Các khách sạn cũng phải tuân thủ các quy định về việc có các “phòng đệm” để trống để đảm bảo quy định giãn cách an toàn, phục vụ riêng... Hoặc các khách sạn này phải phân tầng cho các đoàn khách khác nhau, không xếp ở chung tầng với nhau. Khách vào ở các ngày khác nhau phải xếp tầng khác nhau. Nhân viên phục vụ buồng phòng trực tiếp thì cũng cách ly 14 ngày cùng khách. Khách hoàn tất cách ly với kết quả âm tính khi đó nhân viên phục vụ khách sạn cũng mới được về.
Các khách sạn tham gia công tác cách ly tập trung đòi hỏi nguồn lực rất lớn, không chỉ về nguồn nhân lực mà còn cả các chi phí liên quan tới cơ sở vật chất, phục vụ hậu cần… Chính do những quy định và tiêu chuẩn phục vụ phòng chống dịch ngặt nghèo, nên chi phí cho mỗi phòng cách ly tại khách sạn không như giá phòng ở thông thường.
 |
Nội thất và tiện ích cơ bản được chuẩn bị đầy đủ trong mỗi phòng nghỉ. (ảnh: Holiday Inn) |
Với quy trình cách ly trả phí khi nhập cảnh trên các chuyến bay thương mại, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - Bác sĩ Phan Thanh Tâm khẳng định, quy định hiện tại khuyến khích cách ly 1 người/phòng và chỉ chấp nhận tối đa 2 người/phòng nếu chứng minh được 2 người có quan hệ gia đình.
Những nỗ lực cả từ phía các doanh nghiệp, hãng hàng không và các sở, ban, ngành liên quan để các nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu kép: chống dịch và phát triển kinh tế vẫn đang được triển khai tích cực. Khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn khó lường, điều quan trọng là cần tuân thủ đầy các quy định về cách ly an toàn, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh tốt nhất không chỉ cho người nhập cảnh mà còn cho cả cộng đồng.
Xuân Thạch
" alt=""/>Các khách sạn đã trở thành nơi cách ly tập trung an toàn thế nào?