Annabel Yao là con gái út của ông Nhậm Chính Phi, ông chủ của Huawei - tập đoàn đa quốc gia cung cấp thiết bị viễn thông và cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Tiểu thư sinh năm 1998 này từng sống tại Anh, Hồng Kông và Thượng Hải. Hiện tại, Annabel Yao đang là sinh viên ngành Khoa học máy tính tại ĐH Harvard.
Khoa học máy tính là một ngành học nặng với nhiều căng thẳng, vì thế Annabel phải dành phần lớn thời gian để nghiên cứu. Mùa hè năm 2018, cô đã tới thực tập tại Microsoft. "Tôi rất thích lập trình, nhưng cũng thích tương tác cá nhân và có niềm đam mê với thời trang, PR, giải trí", cô chia sẻ.
Ngoài ra, Annabel còn được biết tới là một vũ công ballet, thường xuyên tham gia lưu diễn khắp thế giới. "Kể từ khi 5 tuổi, tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian cho ballet nhất có thể”, Annabel nói.
“Ái nữ” Huawei cũng cho rằng, bản thân cô phải làm việc chăm chỉ hơn mỗi ngày, cố gắng đạt được nhiều điều tuyệt vời hơn trong cuộc sống để có thể trở thành hình mẫu cho những cô gái khác.
"Là người có nhiều đặc quyền hơn những người khác, điều quan trọng đối với chúng tôi là giúp đỡ người có ít cơ hội hơn mình. Tôi muốn tham gia vào hoạt động từ thiện và thiện nguyện...", Annabel nói.
Mặc dù là "con nhà giàu" nhưng Annabel Yao luôn sống giản dị như các nữ sinh bình thường. Cô gái tuổi 20 ít khi đăng tải hình ảnh của mình lên mạng xã hội. Annabel nói: "Tôi vẫn luôn coi bản thân mình là một cô gái bình thường".
Tương lai, Annabel Yao muốn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ. “Tôi sẽ cố gắng tích hợp những kiến thức về công nghệ của mình vào công việc. Tôi không nghĩ mình sẽ trở thành kỹ sư phần mềm, có lẽ tôi sẽ làm quản lý nhiều hơn. Tôi thích xây dựng những mối quan hệ kết nối”.
Trường Giang (Theo SCMP)
Dù con gái luôn bị giáo viên mắng “dốt như lợn” hay liên tục là người có thành tích học tập tệ nhất lớp, nhưng mẹ Thanh Vân vẫn luôn khích lệ con: “Đừng lo lắng, thời điểm con trở nên xuất sắc không còn xa”.
" alt=""/>Con gái của ông trùm Huawei: 'Tôi cũng chỉ là một cô gái bình thường'Một số xác và các bộ phận cơ thể được cho là bị bán cho các công ty tư nhân với những mục đích không phù hợp.
Cuộc điều tra của tờ L'Express (Pháp) cũng cho biết, hàng chục thi thể được lưu trữ trong tình trạng “khỏa thân, phân hủy, chất đống trên những chiếc xe với đôi mắt còn mở to”. Tờ báo này còn mô tả, trung tâm như "một ngôi mộ tập thể ở giữa lòng Paris".
Trường Đại học Paris-Descartes đã thừa nhận vụ việc và lên tiếng xin lỗi các gia đình của những người hiến tặng xác.
Trong một thông báo trên trang web, trường đại học cho biết: "Đại học Paris-Descartes thật sự xin lỗi các gia đình về chuyện này. Nhà trường mong muốn làm rõ vụ việc và tái khẳng định cam kết với người hiến tặng và gia đình".
Đại học Paris-Descartes cho biết trung tâm hiến tạng này sẽ đóng cửa cho đến khi Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới của Pháp hoàn thành điều tra.
Thúy Nga (Theo BBC)
- Thấy sức khỏe ngày càng yếu dần, thầy giáo Phùng Văn Trường mong muốn được hiến thân xác cho y học để những bộ phận còn khỏe mạnh của mình một lần nữa hồi sinh trên cơ thể của người khác.
" alt=""/>Hàng ngàn thi thể hiến tặng bị chuột gặm, xé lẻ để bánTheo đuổi sự nghiệp dạy chữ, thầy Thanh mong muốn được cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục, tận tâm dạy chữ cho những đứa trẻ nơi thầy sinh sống. Thế nhưng niềm mong mỏi lớn nhất của thầy phải dừng lại khi căn bệnh ngày càng nặng thêm.
![]() |
Ở tuổi 35 nhưng thân thể thầy Phạm Xuân Thanh khô héo vì mang ba bệnh hiểm nghèo |
Sau 2 năm đứng lớp, sức khoẻ suy kiệt, thầy Thanh được ban giám hiệu trường sắp xếp bằng cách chuyển qua phòng thiết bị thí nghiệm. Vật dụng quen thuộc mà các giáo viên và học sinh thấy thầy Thanh luôn mang theo hàng ngày là chiếc bình oxy điện phòng những lúc khó thở.
Để cứu lá phổi, thầy Thanh từng 2 lần lên bàn mổ nhưng không có kết quả. Các bệnh viện từ trung ương tới địa phương không có nơi nào không đặt chân tới.
Theo chẩn đoán từ bác sĩ, thầy Thanh mắc chứng bệnh khô phổi, xơ hóa, thủng màng phổi, dẫn tới tắc nghẽn động mạch, suy hô hấp giai đoạn cuối. Điều trị phổi một thời gian, cơ thể bị tàn phá dẫn tới suy tim, hở van 3 lá ¾ cùng bệnh xơ gan.
“Bác sĩ bảo không có cách nào cứu chữa bệnh của tôi. Nếu phẫu thuật sẽ tử vong ngay trên bàn mổ nên chỉ duy trì sự sống được ngày nào hay ngày đó bằng cách ngắt cơn. Mỗi lần như vậy phải sử dụng kháng sinh liều cao” thầy Thanh nói trong khó nhọc.
Mang trên mình 3 căn bệnh hiểm nghèo, mỗi tháng thầy Thanh vào viện 2-3 lần. Thầy nói rằng, bệnh viện như là ngôi nhà thứ hai. Đợt điều trị dài nhất kéo dài tới hơn 2 tháng, ngắn nhất cũng gần 1 tháng.
Quê gốc ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, từ ngày vào Bình Phước dạy học, lấy vợ rồi sinh con, gia đình thầy Thanh đều phải đi ở trọ. Bệnh tật hành hạ, nhập viên liên miên, sau nhiều năm chữa trị dai dẳng, gia đình thầy Thanh nay đã khánh kiệt. Bố mẹ hai bên làm nghề nông, nhà cửa xơ xác, lụp xụp, tài sản không có gì đáng giá. Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào thu nhập từ chiếc xe bán nước mía lề đường của vợ, nhưng ngày nhiều nhất cũng chỉ được một trăm ngàn đồng.
![]() |
Nhà bố mẹ ở quê thầy Phạm Xuân Thanh |
Vợ chăm chồng không đủ, nhưng vẫn phải chăm lo cho 2 đứa con còn nhỏ tuổi, vợ chồng thầy Thanh phải gửi một đứa con 4 tuổi vào chùa, đứa bé 2 tuổi ngày ngày theo mẹ đi bán nước mía.
Chi phí mỗi lần nhập viên tốn hàng chục triệu đồng, chưa kể tiền mua thuốc. 6 triệu đồng thu nhập của cả 2 vợ chồng mỗi tháng, phải dành ít nhất 1,5 triệu tiền thuốc, chưa kể tiền bình oxy ở nhà, tiền điện chạy bình oxy, viện phí.
Thầy Thanh bùi ngùi: “may mắn nhà trường tạo điều kiện cho chuyển sang phòng thí nghiệm, nên tôi có thể mang theo bình oxy để thở. Thế nhưng với sức khỏe hiện tại chắc tôi sẽ phải nằm trong đội ngũ tinh giản. Quanh năm nằm viện nên từ tháng 11/2019 tôi không còn được nhận lương nữa mà chuyển qua chế độ bảo hiểm”.
Cũng từ ngày vào Bình Phước, thầy Thanh chưa một lần về quê hương, một phần vì không có điều kiện, một phần đi đâu cũng phải mang bình oxy theo nên không đủ sức. Trong tiềm thức, thầy Thanh khao khát được sống và đứng trên bục giảng dạy chữ cho học sinh nhưng ước mơ ấy giờ quá xa vời.
Thầy Thanh chỉ có một ước nguyện, có thể sống được lâu hơn một chút, để “được ngắm con thêm một ngày cũng quý lắm”, và để làm điểm tựa tinh thần cho người vợ trẻ đã dành cả thanh xuân vì chồng.
Tuệ Minh
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: