- Trong đêm Gala Việt - Úc,ễmQuỳnhhátlờiyêuvớichàngngoạiquốzalo pc nữ MC xinh đẹp Diễm Quỳnh, giám khảo của cuộc thi VietnamIdol đã cất giọng hát ca khúc "Lời của gió" song ca cùng Michael Hoy.
Hà Hồ, Mỹ Linh hát cùng tài năng dương cầm
- Trong đêm Gala Việt - Úc,ễmQuỳnhhátlờiyêuvớichàngngoạiquốzalo pc nữ MC xinh đẹp Diễm Quỳnh, giám khảo của cuộc thi VietnamIdol đã cất giọng hát ca khúc "Lời của gió" song ca cùng Michael Hoy.
Hà Hồ, Mỹ Linh hát cùng tài năng dương cầm
Đại diện Bộ TT&TT báo cáo kết quả hoạt động nổi bật năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết, xác định rõ công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, giai đoạn vừa qua, Bộ TT&TT đã tập trung nguồn lực từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực TT&TT, đặc biệt hướng đến trọng tâm là công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
“Với tư tưởng chuyển đổi số đưa mọi thứ từ thế giới thực lên không gian mạng, Bộ TT&TT cho rằng cần tập trung xây dựng thể chế số, bởi thể chế số sẽ mở đường cho chuyển đổi số”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho hay.
Theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành 3 luật. Trong đó, riêng năm 2023 đã có 2 luật được thông qua là Luật Giao dịch điện tử và Luật Viễn thông.
Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tập trung xây dựng và dự kiến đề xuất, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua 4 dự án luật gồm Luật Báo chí sửa đổi, Luật Bưu chính sửa đổi, Luật Xuất bản sửa đổi và Luật Công nghiệp công nghệ số.
Bộ TT&TT cũng xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược phát triển ngành. Từ năm 2020 đến nay, đã có 6 chiến lược quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm chuyển đổi số quốc gia, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính và chuyển đổi số báo chí. Dự kiến giai đoạn 2024 - 2025, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục trình 4 chiến lược quốc gia về dữ liệu số, blockchain, công nghiệp bán dẫn, phát triển hạ tầng số.
Trao đổi tại Hội nghị, ông Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệvà Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ TT&TT đã kiên định thực hiện các quan điểm ‘thể chế và công nghệ là động lực để chuyển đổi số’, ‘thể chế cần đi trước một bước’, và ‘chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là về công nghệ’.
Đặc biệt, năm 2023, Bộ TT&TT đã tập trung sức lực, chỉ đạo sát sao, tham mưu và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật có ý nghĩa quan trọng, gồm Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được thông qua tháng 5/2023 và Luật Viễn thông sửa đổi được thông qua vào tháng 10/2023. Cả 2 luật này đều có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Cùng với việc nhấn mạnh một số chính sách đáng chú ý của 2 luật Giao dịch điện tử và Viễn thông mới, ông Lê Quang Huy cũng đánh giá: Luật Giao dịch điện tử là luật cơ bản về chuyển đổi số;Luật Viễn thông được mở rộng phạm vi điều chỉnh đã đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là các xu thế hội tụ giữa kỹ thuật và công nghệ số; các chế định mới của luật này là cơ sở pháp lý để phát triển hạ tầng số.
Trước đó, trong năm 2022, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2023, trong đó đã quy định quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số, nhất là những tần số quý hiếm. “Với 3 luật trên, dưới góc độ kỹ thuật, có thể nói thế chế cho chuyển đổi số đã cơ bản được hình thành và bắt đầu được hoàn thiện”, ông Lê Quang Huy nhận định.
3 vướng mắc ‘căn cốt’ tạo rào cản với sự nghiệp chuyển đổi số
Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả tích cực trong kiến tạo thể chế phục vụ chuyển đổi số, ông Lê Quang Huy còn phân tích về 3 vướng mắc căn cốt về thể chế, là những rào cản với sự nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Các vướng mắc về thể chế được Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu ra gồm: Các thể chế để chuyển đổi số chưa thực sự có cùng tiếng nói với các thể chế về tài chính và kinh tế; chuyển đổi số chưa thực sự bao quát, toàn diện, đồng bộ, thống nhất với các hệ thống pháp luật chuyên ngành; quan điểm cần xây dựng các cơ chế sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát để tranh thủ cơ hội đã được đề cập nhiều nhưng triển khai còn chậm.
Bên cạnh kiến nghị Bộ TT&TT nhanh chóng, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn một số luật đã được Quốc hội thông qua, ông Lê Quang Huy mong rằng Bộ TT&TT thời gian tới tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện hệ thống pháp luật cho chuyển đổi số. Trong đó, ông Huy đặc biệt lưu ý Bộ TT&TT việc phối hợp hoàn thiện các chế định về chi tiêu tài chính cho chuyển đổi số, hoàn thiện pháp luật về đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành kinh tế; tổng kết đề xuất, kiến nghị với Trung ương về hoàn thiện thể chế số chuẩn bị cho văn kiện Đại hội XIV của Đảng.
Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường còn kiến nghị Bộ TT&TT tiếp tục nghiên cứu triển khai các thành tựu mới nhất trong công nghệ số để hỗ trợ cho công tác kiến tạo thể chế. “Về phía Ủy ban, chúng tôi sẽ luôn đồng hành với Bộ TT&TT thực hiện các việc được giao”, ông Lê Quang Huy cam kết.
" alt=""/>Thể chế cho chuyển đổi số Việt Nam đã cơ bản hình thànhTrong động thái mới nhất trên truyền hình, cựu cầu thủ Nordin Amrabat, cũng là anh trai ruột Sofyan Amrabat tiết lộ, sự thực là Casemiro không hề bị chấn thương như miêu tả.
Nordin cho rằng, ngay khi biết tin không có tên trong đội hình xuất phát, Casemiro tự ái và quyết định chỉ ngồi trên khán đài theo dõi các đồng đội của mình chơi bóng.
Anh chia sẻ trên Z Select: "Casemiro không hề bị chấn thương trước thềm chung kết FA Cup. Cậu ấy phát hiện ra mình không đá chính nên tự nghĩ mình nên ngồi trên khán đài. Thực tế, Casemiro đủ thể lực thi đấu."
Trước đó, Casemiro đá 10 trận gần nhất cho MU, chủ yếu ở vai trò trung vệ trong bối cảnh đội bóng khủng hoàng chấn thương dưới hàng thủ.
Thông tin trên càng làm tăng thêm đồn đoán về tương lai Casemiro, bởi anh có thể bị biến thành "vật tế thần" trong cuộc thanh lọc nhân sự sắp tới của đội ngũ lãnh đạo mới MU.
Hiện không ít CLB ở Saudi Arabia quan tâm đến cựu tiền vệ Real Madrid, trong đó có Al-Nassr, Al-Ahli và Al Qadisiya.
Al-Nassr sẵn sàng trả mức lương gần gấp đôi con số 350.000 bảng/tuần mà Casemiro nhận tại Old Trafford. Ronaldo cũng cố gắng thuyết phục người đồng đội cũ gia nhập đội bóng anh đang thi đấu.
" alt=""/>Casemiro nói dối chấn thương không đá chung kết FA CupThực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Xin ông cho biết, Công an tỉnh Cao Bằng đã có những phương án nào để triển việc thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, và hướng dẫn người dân từng bước tiếp cận, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử cùng ứng dụng VneID?
Thượng tá Lương Xuân Hảo: Trong quá trình tiến tới mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử thì xây dựng công dân số là điều bắt buộc thông qua việc trang bị cho người dân các công cụ cần thiết như căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử, tài khoản dịch vụ công để thực hiện các tiện ích trên môi trường điện tử.
Với vai trò là đơn vị thường trực Tổ giúp việc cho Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Cao Bằng, đơn vị đã tham mưu với Ban Giám đốc Công an tỉnh mở nhiều đợt cao điểm thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân, thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử, hướng dẫn người dân tiếp cận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, yêu cầu sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thu nhận hồ sơ căn cước công dân, định danh điện tử; thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân, chỉ đạo Công an các địa phương tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân trên địa bàn, tiến hành đối chiếu, xác minh thông tin công dân qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các nguồn thu thập khác, đảm bảo hồ sơ đã thu nhận đầy đủ, chính xác, đúng quy định và có hiệu quả.
Hàng ngày cử cán bộ theo dõi kết quả thực hiện của Công an cấp huyện, cấp xã; kịp thời đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Công an các đơn vị gặp phải.
Kết quả đạt được đến nay như thế nào?
Tính đến ngày 10/12/2023, trên địa bàn tỉnh đã thu nhận được 477.628 hồ sơ căn cước công dân (Cao Bằng là tỉnh đứng thứ 22 trên toàn quốc hoàn thành chỉ tiêu Bộ công an giao); thu nhận 278.698 tài khoản định danh điện tử và kích hoạt được 245.710 tài khoản.
Việc cấp căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử được xác định là những cơ sở ban đầu, là nền tảng vững chắc nhằm hỗ trợ tối đa người dân có thể tiếp cận được với các tiện ích trên môi trường điện tử phục vụ chuyển đổi số để phát triển Đề án 06 theo lộ trình đã đề ra.
Quyết tâm hoàn thành sớm chỉ tiêu được giao
Việc triển khai thu nhận căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, có nhiều dân tộc thiểu số gặp khó khăn, trở ngại như thế nào và đơn vị đã có phương án khắc phục cụ thể ra sao?
Việc cấp căn cước công dân và tài khoản định danh điện tử ở vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn như: Bà con không ở nhà, đường xá khó đi lại, không có sóng điện thoại hoặc không có điện lưới...
Với tinh thần trách nhiệm, đơn vị đã tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo toàn lực lượng Công an các cấp cùng các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh quyết liệt tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện có mặt trên địa bàn cũng như kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho người dân.
Với quyết tâm hoàn thành sớm chỉ tiêu Bộ Công an đề ra, các đơn vị đã dồn toàn lực, tăng ca, làm ngoài giờ với phương châm“làm hết việc chứ không hết giờ”, “dễ làm trước, khó làm sau”…, không quản ngày đêm, lễ Tết, bố trí hàng trăm lượt cán bộ với nhiều tổ công tác lưu động và cố định, chia ca, tăng giờ làm việc, tranh thủ từng giờ, từng phút đến từng nhà, vận động từng người dân đủ điều kiện đi làm căn cước công dân, kích hoạt định danh điện tử; Hỗ trợ phương tiện di chuyển, hỗ trợ chi phí làm căn cước công dân cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, hộ nghèo trên địa bàn…, đảm bảo không bỏ rơi ai và mọi công dân đủ điều kiện đều được cấp thẻ căn cước công dân, có tài khoản định danh điện tử.
Được biết, tỉnh Cao Bằng đã đặt mục tiêu xây dựng các “mô hình điểm” về chuyển đổi số nhằm thực hiện Đề án 06. Ông có thể chia sẻ về một số mô hình tiêu biểu nhất tới thời điểm hiện tại?
Trên cơ sở các mô hình điểm của Đề án 06 Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với 22 mô hình điểm phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Đến thời điểm hiện tại đã thực hiện được 6 mô hình và nhiều mô hình đang triển khai.
Một trong những mô hình đặc biệt nhất là “mô hình công dân số” với điểm nhấn là công tác cấp căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử. Quá trình triển khai mô hình này thời gian qua đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân như: Giảm giấy tờ, chỉ sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thế nhiều loại giấy tờ như thẻ bảo hiểm y tế, thẻ ngân hàng.... Qua đó tiết kiệm thời gian thực hiện các giao dịch điện tử; giảm thiểu rủi ro để thực hiện các giao dịch thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ dữ liệu cá nhân; cho phép công dân được định danh trực tuyến trên môi trường điện tử, hạn chế ra quầy giao dịch.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bình Minh
" alt=""/>“Bí quyết” triển khai Đề án 06 của tỉnh Cao Bằng