Tại chương trình Đối thoại Trẻ diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề “Tự lập và tự chủ”. |
Có rất nhiều người đến sớm chờ nghe chia sẻ từ bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: Thúy Vy |
Phải biết đặt câu hỏi “Tôi là ai?”
Với nụ cười thân thiện và chất giọng truyền cảm của một người Huế, bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ rằng tự chủ không còn là xu hướng chủ yếu trong xã hội Việt Nam hiện nay. Xã hội hiện nay đang theo kiểu giáo dục thụ động, khiến cho người trẻ cứ nghĩ rằng mình không có vấn đề, nhưng thật ra không phải. Bà cho rằng việc cho con trẻ sống như thế nào là một bài toán kép mà ta phải ý thức.
“Lấy ví dụ như ở Việt Nam, có nhiều đại gia khi con còn bé đã có sẵn ý định cho con đi qua California, Texas để du học, sau đó còn mua sẵn biệt thự, có người hầu hạ, chăm sóc tận nơi, đó là một sự bảo bọc quá mức, chẳng khác nào nhốt con vào trong hầm vàng. Trong khi ở Mỹ khuyến khích trẻ từ 15 đến 16 tuổi tự lập, thậm chí là ra ở riêng.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng “con ông cháu cha”, những đứa trẻ ăn theo thế lực của cha mẹ mà không tự đứng trên đôi chân của mình. Vấn đề là nằm ở cha mẹ, họ đã lợi dụng quyền lực không đúng lúc cho con của mình, như việc liên hệ sửa điểm thi đại học ở Hà Giang, cả quan chức Nhà nước và cả phụ huynh đều nhúng tay vào, đó là sự thiếu bản lĩnh của họ” - bà Ninh nói.
 |
Bà Ninh và nhạc sĩ Dương Thụ tại buổi nói chuyện. Ảnh: Thúy Vy |
Từ đó, bà cho rằng con trẻ đã bị tác động rất nhiều bởi sự nuông chiều, bảo bọc quá mức của cha mẹ, khiến chúng nghĩ rằng “dại gì mà tự đứng trên đôi bàn chân của mình”.
Có nhiều người đặt câu hỏi rằng thế hệ trẻ Việt Nam rất thông minh, nhưng tại sao lại không thể tỏa sáng và chiến thắng? Bà Ninh khẳng định đó là do tư duy chưa vững vàng, chưa được khơi dậy và phát huy theo đúng hướng. Bà nói: “Một vật phải mài dũa, được đánh đánh bóng thật kỹ thì mới thành viên ngọc được”.
Bà Ninh còn cho rằng thanh niên Việt Nam chỉ chăm chăm trả lời vấn đề mà không biết đặt câu hỏi. Những câu hỏi mà một số người trẻ dành cho bà phần lớn rất ngô nghê và “bằng phẳng”, không có chiều sâu hay góc cạnh nào sâu sắc.
Nhưng để đánh giá một thanh niên có đầu óc tư duy hay phản biện, bà thấy trước hết là phải biết hỏi. Người nước ngoài hỏi rất nhiều. Bởi vì họ luôn có tư duy không cho những lời thầy cô nói là đương nhiên, là chân lý, là đúng, mà phải qua bộ lọc của chính mình. Làm được điều đó sẽ cho thấy bạn có sự trưởng thành của tư duy.
Và bà muốn tất cả mọi người giành một vài giây tự suy ngẫm câu hỏi quan trọng nhất: “Tôi là ai?”.
Cuộc đời mỗi người là mỗi con đường khác nhau, có con đường bằng phẳng, cũng sẽ có con đường gập ghềnh, nhưng dù là con đường như thế nào đi nữa thì họ phải biết bản thân là ai. Đó là kim chỉ nam trong cuộc sống. Hiểu rõ về bản sắc riêng của mình là một trong những nền tảng cơ bản giúp cho giới trẻ biết cách tự chủ. Người trẻ muốn tự chủ trước tiên phải tìm ra chân dung của mình, văn hóa, bản sắc, ngôn ngữ của mình.
Tự chủ là sống thật và tự tin
Sau khi được hỏi những nhân tố để trở thành người tự chủ, bà Ninh cho rằng đó là sống thật, thực tế, đúng với bản chất chứ không ngụy tạo bởi bất kỳ vỏ bọc nào.
“Hiện nay, người ta thường đổ lỗi cho xã hội hiện đại làm tha hóa bản chất con người. Nhưng thực chất, cuộc sống hiện đại là một lợi thế chứ nó không có lỗi, tất cả tùy thuộc vào con người. Có những người cách họ thể hiện trên mạng xã hội và ngoài đời thật rất chênh lệch nhau, vì nói dối trực tiếp với một người nó sẽ khó hơn là nói dối với một cái laptop.
Sống thật quyết định nên bản lĩnh của một con người, có bản lĩnh thì mới dám tự chủ” - bà Ninh khẳng định.
“Người nước ngoài thường đặt rất nhiều câu hỏi, thậm chí họ còn hỏi một cách dồn dập như muốn làm khó mình, vậy theo bà, trong trường hợp đó thì nên ứng xử như thế nào?” - một khán giả đặt câu hỏi.
“Họ muốn hỏi bao nhiêu thì hỏi, mình vẫn phải bình tĩnh và lựa 3 trong 10 câu hỏi để trả lời, thậm chí có thể hỏi ngược lại họ. Điều này khiến cho người khác cảm thấy mình là một người tự tin và nắm rõ vấn đề thì mới có thể đặt ra câu hỏi cho họ được” - bà Ninh hồi đáp.
Theo bà Ninh, người nước ngoài thường nói với bà sau chuyến du lịch rằng tuy chất lượng phục vụ ở Thái Lan có phần hơn nhưng họ vẫn cảm thấy thích con người Việt Nam hơn bởi không rụt rè và khúm núm.
"Phong thái vững vàng rất có lợi cho giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết nêu lên chính kiến của mình, phải biết nói “không”, đó cũng là một trong những nhân tố khiến chúng ta trở nên tự chủ hơn. Nhưng không nên hiểu tự chủ, tự lập là tỏ ra không ai có thể làm gì được mình mà phải biết học cách lắng nghe. Giới trẻ nên là một người đa chiều, đa dạng, tự tin thì mới không bị chèn ép".
 |
Khán giả đặt câu hỏi tại buổi nói chuyện. Ảnh: Thúy Vy |
Bà Ninh còn nói rằng có bốn điều mà người trẻ cần phải rèn luyện để có thể trở nên tự chủ và tự lập.
“Thứ nhất, người trẻ phải phấn đấu để giỏi trong bất cứ chuyên môn nào mà mình mong muốn. Thứ hai, phải luôn luôn tịnh, có nghĩa là giữ một cái đầu lạnh, một trái tim ấm áp. Thứ ba, luôn quan sát, suy ngẫm học hỏi từ trường học, sách vở, học từ cuộc đời và hơn hết là phải biết lắng nghe. Và thứ tư, cần phải lãnh đạo bản thân trước khi lãnh đạo thiên hạ”.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh bắt đầu sự nghiệp với vai trò giảng viên đại học tại Trường ĐH Sorbonne (Paris) và Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn. Sau đó, bà hoạt động ngoại giao hơn 20 năm, chuyên trách về các vấn đề toàn cầu và các tổ chức đa phương. Bà hiện là thành viên hoặc chủ tịch của một số tổ chức và mạng lưới Việt Nam và quốc tế. Ngoài việc gắn bó với các hoạt động hàn gắn vết thương chiến tranh, bà còn tích cực hoạt động trong các lĩnh vực phát triển bền vững, bình đẳng giới, sự vươn lên của thanh niên, và thương hiệu quốc gia – với vai trò Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM và Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam. |
Thúy Vy

Bài phát biểu tốt nghiệp lay động của thủ khoa trường sư phạm
Thanh Việt, thủ khoa năm 2019 của Trường ĐHSP Hà Nội nói rằng "không phải cứ đứng trên bục giảng là được gọi bằng thầy cô".
" alt=""/>Cha mẹ nuông chiều, trẻ Việt 'chẳng dại' tự đứng trên đôi chân của mình

- Dù đau đớn với những di chứng mà vụ nổ ở phòng thí nghiệm để lại trên thân thể và cách hành xử của nhà trường, song D.A (lớp 12A2, Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) vẫn bày tỏ không muốn các bạn có liên quan bị đình chỉ học hay hạ hạnh kiểm.Các học sinh có liên quan công khai xin lỗi
Theo chia sẻ của D.A - nữ sinh bị bỏng nặng sau giờ thực hành Hóa học tại trường do các bạn cùng lớp nghịch đồ trong trong phòng thí nghiệm, ngày 8/2, cả 4 bạn học sinh có liên quan đã đứng trước toàn bộ lớp xin lỗi em.
 |
Vụ nổ trong phòng thí nghiệm khiến D.A bị bỏng từ phần đầu đến bụng. |
D.A viết: “Thực sự điều đó đã khiến từng giọt nước mắt tớ rơi, từng cố gắng nỗ lực của tớ trong 1 tháng qua trở nên xứng đáng, mặc dù tớ hiểu lời xin lỗi do ảnh hưởng nó không còn đúng ý nghĩa nữa nhưng khi tớ nhìn kĩ vào mắt các bạn ấy tớ vẫn thấy sự hối lối ở đó. Cảm ơn các cậu, vì đã xin lỗi tớ, và tớ sẽ chấp nhận nhận lấy hậu quả này, dù tớ không hề làm ra chỉ vì những lời xin lỗi chân thành đó.
Mẹ tớ từng nói: “Đây là giây phút để nhìn nhận ra đâu là bạn bè thật sự của mình”. Mẹ tớ đã đúng, tớ nhìn rõ bản chất từng người một. Tớ không cô đơn như các bạn trên mạng nói, vẫn có 1 hội bạn chí cốt sẵn sàng đưa tớ đi net dù tớ tay phế chơi dở. Vẫn có vài cô bạn từ lúc bị tai nạn đến tận ngày hôm nay hỏi han tớ, mua quà ăn sáng cho tớ, có nhiều người bạn quan tâm tớ. Họ không máu lạnh, nhưng họ đứng giữa tớ và nhà trường, là người đứng giữa nên không thể lên tiếng. Mặc dù tớ cũng biết có những bạn, những người chưa nhìn thấy vết thương của tớ được 1 lần, chưa nhìn thấy lúc tớ cấp cứu giữa đêm hết lần này đến lần khác, về cơ bản là không biết những nỗi đau về thể xác và tinh thần của tớ , nhưng họ vẫn hùng hồn đi kể lể lấy danh nghĩa là bạn cùng lớp để kể rằng tớ nói điêu nói dối. Những người đó, cũng không phải máu lạnh, tớ nghĩ, đó xuất phát từ tình yêu thầy cô , nhưng họ không phải bạn tớ”.
Theo D.A, em cũng đã bày tỏ ý kiến với cô hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng rằng không muốn các bạn phải bị đình chỉ học hay hạ hạnh kiểm.
 |
Phòng thí nghiệm nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Thanh Hùng. |
D.A chia sẻ thêm: “Sau tất cả, dù có những giáo viên chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, thì vẫn có những giáo viên hết lòng vì học sinh. Hôm nay tớ nhận được 1 tấm thiệp của cô giáo - cô giáo đầu tiên chủ động đến thăm tớ sau tai nạn, nó thật sự có giá trị nhiều hơn cả tiền bạc, vật chất vì nó chạm tới trái tim của tớ bằng sự quan tâm chân thành.
Các cậu có thể đánh giá phán xét những người cậu biết bản chất , nhìn chung sự việc này xảy ra đến đây lỗi lớn nhất là do cách xử lý của người lớn, nhưng bây giờ tớ cũng không nghĩ đến việc lỗi lầm thuộc về ai nữa rồi
Như tớ nói, tớ đã kết thúc sự việc ở bài đăng trước, sau này dù họ có muốn đăng rằng tớ ăn vạ, hay cố tình làm to chuyện, hay nói dối thì tớ cũng đều không quan tâm nữa. Nếu thật sự tớ nói dối trên diễn đàn thì cô hiệu trưởng cũng đã không lên xin lỗi tớ như vậy mà là bắt tớ xuống xin lỗi”.
 |
Sự việc xảy ra do các em học sinh nghịch cồn được đặt trong phòng thí nghiệm. Ảnh:Thanh Hùng. |
Sự việc sẽ được giải quyết trong tuần này
Qua tâm thư, D.A cũng gửi lời cảm ơn đến mọi người đã an ủi, động viên em. Nhờ sự quan tâm của mọi người, dù sự công bằng không tìm đến với mình nhưng trong tim em đã cảm thấy đủ công bằng.
Chia sẻ thêm về tình hình sức khỏe hiện tại, D.A cho biết hiện ngoài những chỗ đã bị hoại tử nên lâu lành thì em đã ổn hơn nhiều.
“Bác sĩ khen những vết thương của tớ tốt hơn nhiều so với ban đầu bác sĩ nghĩ. Tớ đỡ đau nhiều rồi. Cảm ơn những người đã hỏi thăm sức khoẻ của tớ”, D.A chia sẻ.
Liên quan đến sự việc nữ sinh bị bỏng nặng tại trường sau giờ thực hành nhưng hơn 1 tháng mà Trường THPT Phan Đình Phùng không đưa ra các hình thức kỷ luật, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu giải quyết xong ngay trong tuần này.
Về các em học sinh có liên quan đến vụ nổ, ông Chử Xuân Dũng cho biết đã yêu cầu nhà trường xác minh kỹ, xem xét và báo cáo chi tiết để có phương án giải quyết phù hợp.
Ông Chử Xuân Dũng cho biết, theo báo cáo của nhà trường, giáo viên dạy môn hóa học xin phép được nghỉ dạy tiết hôm đó, một cô giáo khác được phân công dạy thay. Do đó, trách nhiệm quản lý lớp là của giáo viên dạy thay.
“Quan điểm của Sở là nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm, hết sức khách quan nhưng trên tinh thần giáo dục với các em học sinh tránh sự việc tương tự. Chúng tôi cũng yêu cầu nhà trường tập trung ổn định việc học tập cho các em học sinh, đặc biệt tạo điều kiện để em D.A có tâm lý tốt nhất sớm quay lại trường”, ông Dũng nhấn mạnh.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nữ sinh bị bỏng nặng: 4 bạn học công khai xin lỗi