Minh hoạ: Lê Thiết Cương
Chuyện sau đây do một đồng nghiệp rất đáng kính vừa kể lại nhân buổi họp khoa đầu năm:
Giáo sư T. là một nhà toán học lỗi lạc người Nhật. Cụ phát minh ra một chỉ số rất quan trọng, gọi là chỉ số… T. Theo lời của một anh bạn, chỉ số này thường có hai giá trị, hoặc là 1, hoặc là 2. Nhưng khi nào là một, khi nào là hai, thì huyền bí không chịu được.
Một chuyện còn huyền bí hơn, là cụ T., mặc dầu là giáo sư tại Yale hơn 30 năm, không biết nói tiếng Anh. Nói vậy thì cũng hơi quá, theo lời các đồng nghiệp lớn tuổi, thì cụ nói tiếng Anh giống như những người Nhật khác. Phải cái không phải giống như người Nhật sống ở Mỹ, mà là giống như người Nhật sống ở Nhật.
Chuyện đến hồi gay cấn là có một giai đoạn cụ T. phải làm trưởng khoa. Trong tâm lý người Việt, trưởng khoa là một chức “oách xà lách”, có quyền sinh sát. Ở Mỹ, trưởng khoa là một cách nói sang trọng cho một chức vị hay được Ngô Tất Tố nhắc đến trong các tác phẩm của ông - ấy là mõ. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các giáo sư đang giai đoạn làm nghiên cứu sung sức tìm mọi cách để trốn không phải làm trưởng khoa. Chức này thường ba năm thay một lần, và tôi có không ít đồng nghiệp xấu số cứ mỗi ngày lại gạch một gạch lên quyển lịch của họ để tính ngược cho đến khi hết nhiệm kỳ của cái chức vị không cầu mà đến này.
Nói không cầu mà đến là vì khoa toán của Yale không có nhiều người, sớm muộn thì cũng đến lượt bạn phải làm. Một ngày, số phận gõ cửa cụ T., và cụ, như những người Nhật đầy tinh thần trách nhiệm khác, đứng lên gánh lấy gánh nặng của mình.
Cái gánh này hơi nặng hơn lẽ thường một chút, vì nhiệm vụ chính của trưởng khoa là lên gặp các vị ở trên (tức là ban giám hiệu) để xin tiền. Cái này rất khó, nếu bạn lên gặp ban giám hiệu một trường đại học ở Mỹ và không nói tiếng Anh.
Cụ T. có một cách giải quyết tài tình, là cụ dùng thông ngôn. Thông ngôn là giáo sư A., người bản xứ và có khả năng diễn giải rất tốt.
Thường thì các cuộc gặp mặt giữa cụ T. và ban giám hiệu diễn ra như sau. Sau khi yên vị, cụ dõng dạc:
- I want M !!
(M. là ký hiệu chung cho yêu cầu của khoa toán vào thời điểm đó: có thể là tiền, máy tính, phụ cấp cho sinh viên vv).
Trong vòng 15 phút tiếp theo, giáo sư A. dùng hết khả năng hùng biện để giải thích cho ban giám hiệu đáng kính là tại sao khoa lại cần M. Trong 15 phút tiếp theo nữa, ban giám hiệu dùng hết khả năng hùng biện để giải thích cho giáo sư A. là tại sao trường không thể đáp ứng yêu cầu của khoa được. (Cái này là phản xạ tự nhiên của các ban giám hiệu, không phụ thuộc vào trường nào, M. là gì và giáo sư A. là ai.) Trong khoảng thời gian đó, cụ T. ngồi thẳng lưng, với vẻ mặt bình tĩnh của một samurai chân chính, và có lẽ không cần hiểu hai anh bản xứ đang líu lo gì hết. Sau nửa tiếng tranh cãi kịch liệt, hai giáo sư bản xứ quay ra, như chờ đợi ý kiến của vị trưởng khoa. Cụ khẽ nhíu mày, thở nhẹ:
– I want M !!
Chẳng cần nói, sau khi sự việc lập lại đến chu kỳ thứ ba, thì ban giám hiệu, dù hết sức ngoan cố, cũng không thể chịu nổi nữa, và phải xì tiền ra.
Cụ T. là vị trưởng khoa ưu việt nhất của khoa toán trong mọi thời đại.
(TheoVũ Hà Văn/ Tia sáng)
" alt=""/>Nhật ký Yale: Hoa hậu và Giáo sưChúng tôi có với nhau một cậu con trai. Ngày thằng bé ra đời, cả nhà mừng vui khôn xiết. Mẹ tôi rơi nước mắt xúc động vì có cháu đích tôn, điều mà bà luôn ao ước. Ai cũng khen tôi tốt số vì sau khi cưới, sự nghiệp lên như diều gặp gió. Từ một người đàn ông bình thường tôi trở thành tấm gương mẫu mực để các gia đình nhắc đến. Trong đầu tôi luôn biết ơn vợ vì nhờ có cô ấy chăm sóc bố mẹ, con cái tôi mới có thể yên tâm công tác.
Công việc tốt hơn đồng nghĩa với việc tôi có thêm nhiều mối quan hệ. Trong một lần đi nhậu với bạn, có người trêu con trai nhìn không giống tôi. Họ còn “cà khịa” vợ tôi xinh đẹp như vậy ra ngoài thiếu gì anh theo. Vì tức giận tôi đã cãi nhau một trận với người đó.
Thế nhưng chính câu chuyện ấy đã khiến tôi chột dạ. Có người bạn thân làm xét nghiệm ADN nên tôi nảy ra ý định thử nhờ bạn.
Trước đây tôi nghe nói vợ có một mối tình sâu đậm nhưng rồi đột nhiên chia tay. Không muốn vợ buồn nên tôi chưa từng hỏi và rất tôn trọng quá khứ của cô ấy. Sau đám cưới của chúng tôi vài tháng thì người đàn ông ấy từ nước ngoài trở về. Những ngày đó, tôi thấy vợ có chút mờ ám, hay buồn, hay ra ngoài về muộn.
Trời xui đất khiến thế nào tôi lại thử làm xét nghiệm huyết thống cho mình và con trai. Tôi biết đó là một việc làm tội lỗi và nếu lộ ra ngoài thì gia đình sẽ tan nát. Thế nhưng tôi vẫn cứ liều vì đúng là khuôn mặt con trai không có điểm nào giống tôi.
Ngày cầm tờ giấy kết quả xét nghiệm ADN trên tay, tôi muốn gục ngã. Tôi và con trai thực sự không có quan hệ huyết thống. Cứ ngỡ mình có một gia đình hoàn hảo nhưng không ngờ tai họa ập đến. Tôi ném tờ giấy vào mặt vợ khiến cô ấy thẫn thờ…
Có lẽ chưa bao giờ vợ nghĩ có ngày hôn nhân lại rơi vào bi kịch bởi tình yêu của chúng tôi quá hoàn hảo. Cô ấy khóc lóc, quỳ gối cầu xin tôi tha thứ, thú nhận vì một lần trót dại qua đêm với người yêu cũ mà ra nông nỗi này. Cô ấy còn nói bản thân từng nghi ngờ vì thấy con giống với người yêu cũ nhưng chưa dám mang con đi xét nghiệm vì sợ phát hiện sự thật đau lòng.
Vợ tôi vẫn luôn sống trong ân hận suốt những năm tháng qua vì một lần ngoại tình. Nhưng cô ấy thề sống thề chết yêu tôi, thương tôi, chưa từng qua lại lần thứ hai với người đàn ông đó.
Giá như con trai là con của tôi thì tôi có thể tha thứ mọi chuyện. Nhưng con lại là con của người ta, bảo tôi phải làm sao để chấp nhận chuyện này?
Giờ đây nếu tôi công khai tất cả thì người tổn thương sẽ là bố mẹ tôi. Bố mẹ già rồi, liệu ông bà có qua nổi cú sốc này? Liệu rằng bố mẹ có chấp nhận được sự thật về đứa con trai bà tự hào, con dâu bà yêu quý và đứa cháu đích tôn bà hết lòng bao bọc? Tôi thực sự không biết làm sao bây giờ?
Độc giả giấu tên