Robert Swift là Giáo sư tâm thần học và hành vi con người tại Trường Y khoa Warren Alpert, Đại học Brown (Mỹ). Ông giải thích: “Rượu uống cùng với nước sẽ loãng ra nên khi đi vào ruột sẽ không gây khó chịu. Bạn ít có khả năng bị viêm ruột hoặc niêm mạc dạ dày hơn”.
Tiến sĩ John Brick, cựu giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu về Rượu, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đại học Rutgers (Mỹ), cho biết có một lợi ích khác khi bổ sung nước giữa các lần uống rượu.
“Nguyên nhân chính của tình trạng say rượu là mất nước cùng với vitamin và khoáng chất”, Tiến sĩ Brick khẳng định. Do đó, việc bù nước sẽ giảm nguy cơ mệt mỏi do say.
Giáo sư Swift nói tình trạng mất nước do rượu có thể ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn. Họ dễ bị nôn nao ngay cả khi uống ít hơn nam giới. Một người đàn ông có tỷ lệ nước trong cơ thể cao hơn một phụ nữ có cùng chiều cao và cân nặng. Vì vậy, cùng một lượng rượu sẽ được pha loãng hơn ở đàn ông.
“Người phụ nữ sẽ có nồng độ cồn trong máu cao hơn vì cơ thể chứa ít nước hơn để pha loãng rượu. Phụ nữ dễ bị tác hại của rượu hơn rất nhiều, bị say nhiều hơn và phát triển bệnh gan do rượu sớm hơn nam giới”, Giáo sư Swift khuyến cáo.
Uống khi no bụng
Các chuyên gia cho biết hãy quên đi bữa ăn khuya sau một đêm uống rượu - như vậy là quá muộn. Thay vào đó, hãy ăn trước và trong khi uống.
Giáo sư Swift nói: “Thức ăn trong dạ dày có thể giảm các triệu chứng nôn nao. Nếu ai đó uống rượu khi bụng đói, tất cả lượng cồn không được pha loãng sẽ chuyển đến ruột rất nhanh".
“Tuy nhiên, nếu dạ dày chứa thức ăn, sẽ có dịch vị và enzym trộn lẫn thức ăn và rượu. Rượu được pha loãng trong dạ dày và chỉ một lượng nhỏ rượu được hấp thụ”, Giáo sư Swift giải thích.
Chọn loại rượu bia có ít phụ gia
Rượu chúng ta hay uống, ethanol, là sản phẩm phụ của quá trình lên men carbohydrate và tinh bột, thường là một số loại ngũ cốc, nho hoặc quả mọng.
Trong khi đó, rượu metylic chứa methanol là một chất độc hại - được sử dụng làm dung môi, thuốc trừ sâu và nguồn nhiên liệu thay thế.
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn có thể thêm vào các hóa chất và sản phẩm phụ để tạo hương vị. Lượng phụ gia thường nhỏ nhưng vẫn có nguy cơ gây hại cho một số người nhạy cảm.
Các chuyên gia cho biết nhìn chung, bia và rượu màu sẫm có xu hướng chứa nhiều phụ gia hơn và do đó có nhiều khả năng gây ra cảm giác nôn nao.
Chất bảo quản hóa học được gọi là sulfite, gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm, cũng là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình lên men với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất bia và rượu thêm sulfite vào sản phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng.
Rượu vang trắng và ngọt có xu hướng chứa nhiều sulfit hơn rượu vang đỏ, nhưng rượu vang đỏ lại chứa nhiều tanin hơn, là những hợp chất có vị đắng có trong vỏ và hạt nho. Giống như sulfite, tannin có thể gây ra dị ứng ở một số người.
Hơn 2 năm sau đó, Faith được chẩn đoán có biến thể gây bệnh của gen ELOVL1 vào tháng 7/2022.
Mẹ của bé vẫn còn ám ảnh về cuộc gọi từ nhân viên y tế vào ngày hôm đó. Rachel đang ở trong bếp chuẩn bị bữa tối thì bác sĩ gọi đến và giải thích rằng họ nghi ngờ thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở bụng Faith có thể là khối u.
Cô kể: "Họ yêu cầu tôi đưa Faith đến bệnh viện vào tối hôm đó để lấy máu. Faith đang chơi ở nhà bà ngoại. Khi tôi đến đón con, bé đang vùng vẫy trong bồn tắm. Khi mẹ tôi hỏi chuyện gì đang xảy ra, tôi như sụp xuống”.
Các xét nghiệm đã loại trừ Faith bị ung thư nhưng bệnh viện không thể xác định được nguyên nhân cho đến khi tiến hành xét nghiệm di truyền. Bé mắc nhiều chứng bệnh phức tạp, bao gồm loạn trương lực cơ chi dưới, bệnh thận giai đoạn 3, các vấn đề về da và bàng quang.
Các bác sĩ không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra khi Faith lớn lên. Hiện cô bé đã 5 tuổi nhưng vẫn phải sử dụng xe lăn, mắc bệnh thận giai đoạn 3. Mới đây, bé trải qua ca phẫu thuật để chỉnh chân bị cong.
“Đôi khi Faith hỏi tôi khi nào cháu có thể đi lại được và chân hết run”, Rachel kể. Sắp tới, bé chuẩn bị tập vật lý trị liệu để có thể chuyển sang sử dụng khung đi lại.
Dù sức khỏe không tốt nhưng tại trường học, Faith vẫn được đánh giá là một học sinh thông minh, có tiến bộ trong đọc và đếm.
Gần đây, gia đình nhận được tin vui từ bệnh viện rằng lỗ trong tim của Faith đang đóng lại một cách tự nhiên mà không cần phẫu thuật. "Tôi chỉ tự nhủ mỗi ngày rằng nếu Faith làm được thì tôi cũng có thể làm được. Nụ cười của con thắp sáng mọi căn phòng, tiếp cho chúng tôi sức mạnh”, Faith nói.
Đến nay, nguyên nhân và cơ chế của hội chứng trái tim tan vỡ chưa được xác định. Tuy nhiên, người ta nhận thấy 90% bệnh nhân là phụ nữ 55-75 tuổi, có thể liên quan đến hormone sinh dục nữ. Theo đó, estrogen không chỉ tạo ra những đặc trưng của phái đẹp, mà còn bảo vệ hệ tim mạch. Estrogen ở phụ nữ tuổi mãn kinh cũng suy giảm nên trái tim không được bảo vệ như trước.
Bên cạnh đó, khi stress hoặc căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tăng các hóa chất trung gian vận mạch, trái tim co bóp mạnh hơn, giúp cơ thể sẵn sàng đáp ứng với tình trạng sắp đến. Tuy nhiên, các hóa chất trung gian tiết ra quá nhiều sẽ khiến tim căng thẳng quá mức, dễ bị tổn thương.
“Người ta từng ghi nhận trường hợp được mời lên phát biểu trước đám đông đã quá căng thẳng và bị takotsubo”, bác sĩ Định nói.
Hội chứng trái tim tan vỡ cũng có thể xảy ra khi người bệnh trải qua đại phẫu. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từng ghi nhận một phụ nữ bất ngờ lên cơn đau ngực, nghi nhồi máu cơ tim trong thời gian nằm viện. Siêu âm tim lại ghi nhận hình ảnh đặc trưng của hội chứng trái tim tan vỡ.
Bác sĩ Định chia sẻ, bệnh nhân đã bị căng thẳng quá mức vì vừa phẫu thuật trước đó. Sau điều trị khoảng 2 tuần, tình trạng được cải thiện.
Thống kê ghi nhận, trong số các trường hợp chẩn đoán nhồi máu cơ tim, khoảng 2% là hội chứng trái tim tan vỡ (do triệu chứng giống nhau). Tỷ lệ tử vong thấp, phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục và không gặp di chứng sau khoảng vài tuần điều trị.