
Hãy dang tay chờ đón, thay vì chỉ trích…
Đó là ý kiến của khá đông độc giả thường xuyên theo dõi tin tức từ VietNamNet. Bạn Hoàng Nhật là một ví dụ: “Tái xuất là đúng vì dù sao Hoài Linh cũng là một nghệ sĩ có tài. Hãy dang tay chờ đón anh với những phút thăng hoa trên sân khấu, thay vì ngồi đó mà chỉ trích anh ấy”.
![]() |
Dư luận quan tâm sự tái xuất của Hoài Linh sau những ồn ào liên quan tới việc “om” tiền từ thiện. |
Tán đồng ý kiến này, độc giả Quang Minh chia sẻ: “Mừng vì Hoài Linh quay lại sân khấu phục vụ khán giả. Tôi không phải là fan của ai hết. Nhưng những nghệ sĩ như Hoài Linh giúp đời còn hơn vạn lần dân thường như tôi đó. Cám ơn!”.
Các bạn đọc như Phương Tuyền hay Minh Dikami lại khuyên những người “tẩy chay” Hoài Linh cần mở lòng: “Đánh kẻ chạy đi ko ai đánh người chạy lại. Cuộc sống vô thường lắm, nên hãy tập bao dung”; “Hãy mở lòng ra, khi người ta làm, cống hiến thì không nói. Chờ người ta có sai sót thì tìm cách vùi dập, không cho người ta con đường sống. Hãy suy nghĩ nhiều hơn và bớt sân si lại”…
Ngoài ra, nhiều độc giả cũng khen ngợi tài năng của Hoài Linh. Bạn Tuan Anh động viên “anh Bốn”: “Hoài Linh là một nghệ sĩ đa tài, đã đóng góp rất nhiều cho làng giải trí Việt Nam, đem nụ cười đến cho nhiều người. Anh vừa bỏ công và bỏ của để giúp đỡ đồng bào mình, chỉ vì những lý do bất khả kháng và chủ quan anh ấy chậm thực hiện thôi. Mọi người nên bỏ qua sự cố chấp, hãy ủng hộ để anh ấy đem lại nhiều tiếng cười cho mọi người. Mình tin rằng còn rất nhiều người tin và ủng hộ Hoài Linh. Hãy cố gắng và tỏa sáng anh nhé”.
Độc giả Hương Nam khuyên nam diễn viên bỏ qua những lời đàm tiếu: “Chúc mừng Hoài Linh. Chú chẳng làm gì sai nên quay lại để đóng góp thêm cho đời. Đừng bận tâm với những kẻ cào bàn phím và giỏi chỉ trích”. Còn bạn Thành Tâm thì cho rằng Hoài Linh không có lỗi: “Không thấy Hoài Linh có lỗi gì. Anh không những không biển thủ mà còn đóng góp cả cả nửa tỷ mặc dù bệnh tật ngặt nghèo trong thời gian đó”.
“Đừng bao giờ xuất hiện nữa”!
Đây cũng là ý kiến của một bộ phận độc giả VietNamNet khi đón nhận thông tin mới nhất về Hoài Linh. Bạn Sĩ Minh là một trong những người đầu tiên nêu ý kiến này: “Nếu là tôi, tôi sẽ không bao giờ xuất hiện trước công chúng nữa”.
Độc giả Trần Quang Nhật đặt câu hỏi về lòng tự trọng: “Hoài Linh không có lòng tự trọng nhỉ? Anh nên học người Nhật cách thoái ẩn sau scandal”.
Ý kiến này được nhiều bạn đọc tán đồng. Bạn Nhat Nguyen, Lê Bé… đồng loạt chia sẻ: “Đúng là không có lòng tự trọng. Haizzz showbiz Việt”. Bạn Lan Trinh than thở: “Một trong những người làm mình mất niềm tin vào giới nghệ sĩ”, còn độc giả tên Thanh lại cho rằng: “Nghỉ hưu luôn đi. Tái với xuất gì nữa”.
Bạn tên Bình thì: “Xin lỗi anh, tôi không bao giờ xem anh diễn nữa”. Cùng quan điểm, bạn Nguyễn Sơn cho biết: “Dù có thời gian dài rất thích ông nhưng từ nay sẽ không bao giờ xem những gì liên quan về ông nữa”. Trong khi đó, vấn đề độc giả Phạm Hiếu đặt ra rất đáng quan tâm: “Có nhiều fan cuồng chấp nhận bỏ qua hết sai trái để thần tượng của mình được tung hoành trở lại nhỉ? Riêng tôi thì sai là sai. Không phải cả đời làm đúng thì có quyền được sai 1 lần. Ví như bác sĩ cứu bao nhiêu mạng người thì được phép giết một mạng à?”.
Sai đã có pháp luật trừng phạt!
Ngoài những ý kiến nêu trên, nhiều độc giả lại cho rằng nên phân biệt rõ ràng cái sai và tài năng cũng như cống hiến của Hoài Linh. Bạn Minh Phủ chia sẻ: “Khi không vi phạm pháp luật mọi người đều có quyền được sống và làm việc đừng ép người quá đáng”. Còn độc giả Trần Thắng quan niệm: “Sống giữa một xã hội có pháp luật phải tuân thủ pháp luật. Ai sai phạm pháp luật thì bị xử lý. Ai không sai phạm không bị xử lý, rõ ràng là như thế. Không phải ai thích nói gì thì nói”.
Độc giả LaLa cho rằng quyền ủng hộ hay ngược lại phụ thuộc vào chính từng độc giả: “Ai không ủng hộ cứ tiếp tục không. Còn ai ủng hộ thì cứ tiếp tục ủng hộ Hoài Linh. Có gì đâu phải tranh luận, tuỳ cách nhìn của mỗi người mà thôi”. Bạn Hyahj nêu ý kiến: “Tài năng là để cống hiến, chuyện ngoài lề để ngoại đạo đánh giá đi. Xem thì xem không xem đi chỗ khác, mắc mớ gì không diễn”.
Đặt mình ở vị trí của Hoài Linh, bạn Anh Tú chia sẻ: “Nếu là tôi, sẽ không còn đủ niềm tin để đứng trước hàng triệu khán giả nữa. Khi mà cái Tâm không còn sáng nữa thì còn đâu cái Hồn để biểu diễn nữa. Nhột lắm”.
Ý kiến của độc giả tên Bắc mở ra một góc nhìn mới, có thể coi là dấu kết tạm thời cho câu chuyện này: “Có ba trường phái. (1) Thất vọng đả kích mạnh. (2) Thông cảm và bỏ qua lỗi. (3) Không quan tâm. Suy cho cùng dù thế nào thì đây cũng là vết sẹo lớn, lâu lành lắm!''.
Lê Cúc(tổng hợp)
NSƯT Hoài Linh sẽ góp mặt trong vở diễn "Lạc giữa biển người" - tác phẩm dự thi Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 - vào ngày 7/1 sắp tới.
" alt=""/>NSƯT Hoài Linh tái xuất sân khấu: Khán giả có nên rộng lòng dang tay?Xét về số ngày nghỉ lễ của Việt Nam, chúng ta đang có 11 ngày nghỉ trong năm, xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Điều đó cho thấy, chúng ta cần điều chỉnh tăng số ngày nghỉ cho phù hợp là điều nên làm, ít nhất là khoảng 15 ngày một năm. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn các ngày nghỉ ra sao và như thế nào cho phù hợp với quốc gia là chuyện cần tính toán kỹ chứ không thể chọn đại hoặc gán ghép cho nó đủ số ngày để lấy chỉ tiêu theo quy định.
Bởi lẽ, ngày lễ phải mang tính bao quát và hài hòa giữa các yếu tố như: văn hóa, xã hội, kinh tế... Ngày nghỉ cũng phải phù hợp cho tất cả đối tượng, chứ không phải dành riêng hay ưu ái cho một nhóm ngành, đối tượng nào.
Tôi cho rằng, nghỉ lễ Quốc khánh như hiện nay là đủ, không cần thiết phải nghỉ thêm quá dài bởi sau lễ còn nhiều việc phải lo. Tâm lý du lịch của người dân cũng giảm bớt bởi đa số họ đã thực hiện trong hè. Việc đưa trẻ đến trường ngày nay cũng mang tính tượng trưng là chủ yếu. Kể cả lễ khai giảng các trường cũng tinh gọn dần vì đa số học sinh đã nhập học chính thức trước đó một tuần. Vấn đề nữa là giáo viên cũng cần nghỉ lễ như mọi người theo quy định.
Hiện nay, chúng ta nghỉ lễ 11 ngày gồm: Tết Dương lịch (một ngày), Tết Nguyên đán (năm ngày), giỗ tổ Hùng Vương (một ngày), ngày Thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động (hai ngày), Quốc khánh (hai ngày). Vậy có thể thêm ngày nghỉ lễ vào dịp nào?
>> Công ty tôi lãi lớn từ khi giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ
Yếu tố chọn ngày nghỉ lễ:phải phù hợp văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Việt, đa số người dân cùng hưởng lợi; phải mang ý nghĩa, nhân văn, giáo dục...; phải phù hợp với mọi lứa tuổi, thành phần, dân tộc...; phải mang tính đặc sắc, văn hóa riêng của quốc gia; phải đề cao lòng biết ơn các thế hệ đi trước.
Chọn ngày nghỉ thế nào?Như đã phân tích trên, nếu không đủ hội đủ các tiêu chí trên, đề nghị tăng thêm số ngày nghỉ vào các ngày nghỉ hiện tại cũng là một giải pháp hay. Tuy nhiên, chúng ta có ba kỳ nghỉ dài, đó là: Tết Nguyên đán, 30/4 - 1/5 và Quốc khánh. Trong đó, kỳ nghỉ quan trọng nhất vẫn là Tết Nguyên đán - ngoài việc tăng kích cầu mua sắm, tiêu dùng và du lịch, đó còn là dịp đoàn tụ, sum họp gia đình lớn nhất, ý nghĩa nhất trong năm. Thời tiết cũng là phù hợp cho việc du lịch để tăng trưởng kinh tế.
Suy cho cùng, Tết vẫn là ngày lễ mà người Việt bận rộn và cần thời gian nhất. Do đó, việc tăng ngày nghỉ vào dịp Tết Nguyên đán là hợp lý nếu được bình xét trên mọi phương diện, so với các ngày lễ còn lại trong năm. Hiện nay, chúng ta nghỉ Tết năm ngày là quá ít, nếu được tăng lên bảy ngày sẽ phù hợp cho người lao động xa quê, giảm bớt áp lực cho việc đi lại.
" alt=""/>'Nghỉ Tết bảy ngày để người Việt thảnh thơi'