![]() |
Nữ Thái Nguyên T&T được bầu Hiển thưởng 'nóng' 100 triệu đồng sau chiến thắng trước Hà Nội II |
Bàn ấn định chiến thắng 6-0 của đội bóng HLV Đoàn Thị Kim Chi được thực hiện ở phút 80 của trận đấu.
Phía Sơn La cố gắng dâng cao tìm bàn thắng danh dự nhưng bất thành.
Với TPHCM I, sau 2 trận đã ghi tới 12 bàn thắng, chưa thủng lưới, trong khi Sơn La để thủng lưới 10 bàn và mới chỉ có 1 bàn danh dự ở trận ra quân gặp Than Khoáng sản Việt Nam.
Ở cặp đấu Thái Nguyên và Hà Nội IIđã kết thúc với tỷ số 1-0 nghiêng về các cô gái xứ chè.
Buộc chủ nhà Phong Phú Hà Nam chia điểm ở ngày ra quân, các cầu thủ Thái Nguyên có tâm lý vô cùng tự tin khi đấu Hà Nội II.
Nhưng đội bóng thủ đô là những người kiểm soát bóng nhiều hơn, thậm chí còn được hưởng phạt đền nhưng lại không thắng được thủ môn đối phương.
Và Thái Nguyên đã làm thay điều Hà Nội II không làm được, ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu do công của Thu Phương (phút 75).
Nhờ kết quả này màthầy trò HLV Đoàn Việt Triều được bầu Hiển thưởng ‘nóng’ 100 triệu đồng.
Ở 2 cặp đấu diễn ra vào lúc 18h30,Than Khoáng Sản Việt Nam có trận thắng thứ 2 liên tiếp, lần này là trước TPHCM II. Hà Thị Nhài là tác giả của cả 2 bàn thắng cho đội bóng của HLV Đoàn Minh Hải.
![]() |
TKS Việt Nam (áo xanh) thắng TPHCM II (áo đỏ) 2-0 |
TPHCM II, vẫn trắng tay sau 2 trận và thậm chí chưa ghi được bàn nào (hiệu số 0/8).
Và ở cuộc đọ sức giữa 2 ứng viên vô địch Hà Nội I và Phong Phú Hà Namđã kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về đội bóng thủ đô.
Phút 67, từ quả đá phạt chếch bên phía cánh trái, tiền vệ Thái Thị Thảo tung ra cú sút có quỹ đạo rất khó chịu đưa bóng găm thẳng vào góc cao khung thành Phong Phú Hà Nam.
Chưa đầy 3 phút sau, vẫn là Thái Thị Thảo với pha đi bóng và chọc khe rất hay để Hải Yến thoát xuống dứt điểm hiểm hóc nhân đôi cách biệt cho Hà Nội I.
Phong Phú Hà Nam nhen lên hi vọng khi thực hiện thành công quả phạt đền ở phút 79 nhưng chung cuộc vẫn phải chịu thua.
Thùy Dung
" alt=""/>Vòng 2 giải nữ VĐQG 2020: Bầu Hiển thưởng ‘nóng’ Thái NguyênTừ ngày 1/11/2020, giáo viên không còn được phê bình học sinh trước lớp, trước trường
Bổ sung trường hợp trẻ mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa
Cũng có hiệu lực từ 1/11/2020, Nghị định 105 quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non đã bổ sung thêm những trường hợp trẻ mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa.
Giờ đây, trẻ em độ tuổi mẫu giáo, không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số, sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng mỗi tháng nếu có cha, mẹ hoặc sống tại địa phương đặc biệt khó khăn, vùng ven biển, hải đảo; không có nguồn nuôi dưỡng; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo; là con liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, bệnh binh; là trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
Thời gian hỗ trợ được tính theo số tháng học thực tế, tối đa 9 tháng trong một năm.
Nhiều giáo viên mầm non được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng
Cũng kể từ ngày 1/11/2020, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.
Điều kiện để được hỗ trợ bao gồm: có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non; có hợp đồng lao động với người đại diện trường; trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân tại khu công nghiệp.
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng
Kể từ ngày 15/11/2020, sinh viên từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022 sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của trường, tiền sinh hoạt phí mỗi tháng 3,63 triệu đồng, theo Nghị định 116.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Sinh viên đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ. Trường hợp chuyển sang ngành đào tạo khác, bỏ học, không hoàn thành chương trình đào tạo cũng phải bồi hoàn.
Tăng mức thưởng với học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế
Từ ngày 1/11/2020, mức tiền thưởng đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế sẽ tăng lên, theo Nghị định 110.
Cụ thể, Nghị định quy định học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học được thưởng theo mức như sau: Huy chương Vàng hoặc giải Nhất: 55 triệu đồng; huy chương Bạc hoặc giải Nhì: 35 triệu đồng; huy chương Đồng hoặc giải Ba: 25 triệu đồng; Khuyến khích: 10 triệu đồng.
Học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic châu Á các môn học, kỳ thi kỹ năng nghề châu Á được thưởng theo mức sau: Huy chương Vàng: 35 triệu đồng; huy chương Bạc: 25 triệu đồng; huy chương Đồng: 10 triệu đồng; Khuyến khích: 8 triệu đồng.
Học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được thưởng theo mức sau: Giải Nhất: 4 triệu đồng; giải Nhì: 2 triệu đồng; giải Ba: 1 triệu đồng.
Chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm
Có hiệu lực từ ngày 20/11/2020, Thông tư 36 quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính).
Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy.
Đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) trên 50 phút giao hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy đổi cho phù hợp.
Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 270 đến 420 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 810 đến 1.260 giờ hành chính). Trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên, học sinh chỉ được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên.
" alt=""/>Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã chia sẻ về vấn đề này.
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Chúng tôi rất thận trọng
Phóng viên:Thưa ông, ông Lê Vinh Danh đã có đơn kiến nghị gửi nhiều cơ quan cho rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam không có thẩm quyền tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014 – 2019, cũng như không có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh. Quan điểm của Tổng Liên đoàn về việc này như thế nào?
Ông Ngọ Duy Hiểu:Trong vụ việc xem xét, xử lý kỷ luật các viên chức quản lý ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng và các công việc khác nói chung, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, khách quan, chặt chẽ, theo thẩm quyền, tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Xử lý kỷ luật cán bộ ảnh hưởng đến uy tín tổ chức và cá nhân, liên quan tới sinh mạng chính trị của con người, nên chúng tôi càng phải thận trọng.
Chúng tôi cũng đã nhận được văn bản của ông Lê Vinh Danh, trong đó ông Danh có nêu thẩm quyền xem xét kỷ luật ông phải thuộc về Chính phủ.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã và đang nghiên cứu, áp dụng chính xác các quy định của Đảng, Luật Viên chức, các Nghị định liên quan để xử lý các viên chức quản lý vi phạm tại trường, trong đó có ông Lê Vinh Danh.
Có ý kiến băn khoăn về việc Tổng Liên đoàn không áp dụng Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018 để xử lý ông Lê Vinh Danh. Chúng tôi khẳng định: Chỉ có Luật Viên chức và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viên chức quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật và các hình thức kỷ luật đối với viên chức. Luật Giáo dục ĐH không quy định về xử lý kỷ luật viên chức.
Tại điểm d, khoản 2, Điều 16 Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi, bổ sung) về thẩm quyền Hội đồng trường của trường đại học công lập quy định “Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học”.
Bãi nhiệm, miễn nhiệm không phải là hình thức kỷ luật viên chức. Trường hợp ông Lê Vinh Danh không phải là trường hợp xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm mà là xem xét, xử lý kỷ luật trên cơ sở quyết định xử lý kỷ luật của Đảng.
Việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh cũng được nghiên cứu, áp dụng theo quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác. Trong quá trình xem xét, xử lý, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ trong việc áp dụng pháp luật.
Chúng tôi khẳng định, việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với các viên chức quản lý tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ, bám sát các nguyên tắc, quy định của Đảng.
Khoảng một tuần nữa sẽ công khai kết luận xử lý các cá nhân Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Phóng viên:Thưa ông, đến nay việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh đã thực hiện đến khâu nào? Với những đóng góp của ông Lê Vinh Danh cho sự lớn mạnh của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, quá trình xem xét, xử lý kỷ luật của Tổng Liên đoàn có quan tâm, đánh giá đến yếu tố này không?
Ông Ngọ Duy Hiểu:Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật các viên chức quản lý của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có sai phạm, trong đó có ông Lê Vinh Danh. Có thể không quá một tuần nữa, chúng tôi sẽ có kết quả xử lý đối với từng cá nhân vi phạm để công khai rộng rãi với dư luận.
Chúng tôi trân trọng và ghi nhận những đóng góp của ông Lê Vinh Danh với tư cách là hiệu trưởng hơn 10 năm đối với sự lớn mạnh và đổi mới của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật, chúng tôi đánh giá đầy đủ, toàn diện, đúng mức những đóng góp của ông Lê Vinh Danh; đánh giá công bằng trong mối quan hệ biện chứng giữa thành tích, đóng góp và tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân vi phạm, thái độ sau vi phạm và ý thức khắc phục hậu quả.
Phóng viên:Theo ông, việc xử lý kỷ luật ông Lê Vinh Danh có ảnh hưởng đến sự phát triển của Trường ĐH Tôn Đức Thắng không? Thời gian tới, Tổng Liên đoàn sẽ có giải pháp gì để tiếp tục ổn định và phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
Ông Ngọ Duy Hiểu:Việc xem xét, xử lý kỷ luật ông Lê Vinh Danh là điều không ai mong muốn, nhưng trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ vi phạm của ông Lê Vinh Danh, đối chiếu với các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các trường ĐH-CĐ TP.HCM đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Căn cứ vào Quyết định xử lý kỷ luật của Đảng, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét xử lý theo thẩm quyền. Việc xử lý ông Lê Vinh Danh và những cán bộ, giảng viên khác của trường chắc chắn tác động ít nhiều đến tâm tư, tình cảm của một bộ phận cán bộ, giảng viên, song Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cơ quan chức năng cùng đội ngũ giảng viên, sinh viên nhà trường quyết tâm nỗ lực vượt qua khó khăn để tiếp tục đưa Trường ĐH Tôn Đức Thắng phát triển trong thời gian tới.
Tuyển sinh năm học 2020 được tiến hành trong bối cảnh đang xem xét, xử lý kỷ luật và tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng, nhưng vẫn tăng 11% so với năm 2019.
Trong thời gian tới, sau khi hoàn thành việc xử lý kỷ luật, Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ổn định tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong toàn trường cụ thể như: Thành lập Hội đồng trường, kiện toàn Ban Giám hiệu nhiệm kỳ 2020 – 2025 theo quy định của Luật Giáo dục Đại học; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, quản trị trường; tập trung khắc phục các sai phạm do cơ quan kiểm tra, kiểm toán chỉ ra; lãnh đạo để Hội đồng trường phát huy kết quả đạt được, tiếp tục hoàn thiện chiến lược và kế hoạch phát triển, đảm bảo Trường phát triển liên tục, lành mạnh và vững chắc trong những năm tới.
Lê Huyền (thực hiện)
Ông Lê Vinh Danh, gửi đơn khiếu nại tới Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về Quyết định tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
" alt=""/>Tổng Liên đoàn nói gì thẩm quyền đỉnh chỉ chức hiệu trưởng đối với ông Lê Vinh Danh