Trên thị trường smart home, tủ lạnh thông minh là cái tên quen thuộc, chẳng hạn mẫu Samsung Family Hub có giá khoảng 5.500 USD, trang bị màn hình cảm ứng kết nối Wi-Fi cho phép theo dõi thực phẩm chứa trong tủ, liên lạc với gia đình, giải trí.
Ngay cả khi bạn thừa sức bỏ ra số tiền lớn như trên, đây vẫn chưa phải thời điểm phù hợp để đưa tủ lạnh thông minh về nhà. Nguyên nhân đơn giản là bạn còn nhiều điều chưa chắc chắn, ví dụ vòng đời sản phẩm, điều gì xảy ra khi công ty ngừng hỗ trợ? Giải pháp thay thế phù hợp là gắn một chiếc máy tính bảng vào cửa tủ lạnh và tải sẵn nhiều ứng dụng nấu ăn để tham khảo hay gắn loa Bluetooth để phát nhạc theo sở thích.
![]() |
Cảm biến nước thông minh phục vụ nhiều mục đích, trong đó có theo dõi sự rò rỉ hay nước tràn. Nhược điểm lớn nhất của chúng là phụ thuộc vào nguồn điện và Wi-Fi để hoàn thành nhiệm vụ. Chuyện gì xảy ra khi điện tắt vì bị ngập nước? Tốt nhất, bạn có thể nhờ một người bạn để ý nhà sau khi có mưa lớn.
Chỉ chưa đến 7 ngày ra mắt, DesignBold – một ứng dụng thiết kế của người Việt đã đạt được doanh thu hơn 80.000 USD.
Theo tính toán của founder startup này, dự tính đến cuối năm 2016, DesignBold sẽ phá kỷ lục của Flappy Bird Nguyễn Hà Đông – game Việt từng một thời làm đảo lộn cuộc sống người chơi trên thế giới.
Cha đẻ của dự án, Hùng Đinh – CEO JoomlArt cho biết, DesignBold không phải là hiện tượng mà được xây dựng để đem lại giá trị lâu dài:
- Chào anh. Những ngày qua, cái tên DesignBold không chỉ khiến cộng đồng startup Việt mà cả cộng đồng design thế giới xôn xao khi được so sánh với Flappybird của Nguyễn Hà Đông. Anh có thể chia sẻ ý tưởng làm nên sản phẩm đặc biệt này?
- Đầu năm 2015, tôi tham gia một khóa học kéo dài 1 tháng ở Israel. Giảng viên yêu cầu 5 người từ các nước khác nhau vào một nhóm và đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp của nhóm mình.
Vốn có ý tưởng về một nền tảng công nghệ thiết kế từ trước, tôi đề xuất và được các thành viên rất ủng hộ. Cùng với kinh nghiệm trong ngành đang khởi nghiệp, tôi tiến hành làm luôn. Chỉ trong vòng một tháng, bản thử nghiệm đã được chạy thử tại Israel và được đánh giá rất cao.
Trở về nước, sau hơn 1 năm trời ròng rã, tôi và đội ngũ ở Việt Nam đã dồn toàn tâm toàn lực xây dựng sản phẩm để DesignBold chính thức ra mắt thị trường vào ngày 25/10/2016.
- Sau hơn 1 tuần ra mắt, đến nay Designbold đã có kết quả như thế nào?
- DesignBold không đơn giản chỉ một phút huy hoàng rồi chợt tắt như Flappy Bird, chúng tôi đang tham gia một cuộc cách mạng lâu dài và bền vững nhằm góp phần thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống.
Chưa đến 7 ngày tung ra thị trường, Designbold đã nhận được sự chào đón của người dùng với 20.336 lượt đăng kí, tham gia hệ thống, hơn 2026 khách hàng trả tiền với trên 80.000 USD.
- Anh có thể lý giải về ý tưởng xây dựng DesignBold?
- DesignBold xuất phát từ ý tưởng của tôi nhằm thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống.
Với cách làm cũ, cả 2 bên khách hàng và thiết kế có một khoảng cách rất lớn, làm việc trao đổi chủ yếu qua điện thoại, email. Quá trình hoàn thiện sản phẩm phải kéo dài từ 7-10 ngày, thậm chí còn lâu hơn rất nhiều khi có yêu cầu thay đổi từ các bên. Người dùng lại thường không đủ thời gian và khả năng để sử dụng được các phần mềm thiết kế chuyên dụng nếu muốn có chỉnh sửa nhỏ.
Tham vọng của chúng tôi là thay đổi cách thiết kế sao cho nhanh, gọn và hiệu quả. Chúng tôi cũng muốn mở rộng chuỗi giá trị cho nền tảng này khi hợp tác cùng các đơn vị in ấn chuyên nghiệp. Việc hợp tác sẽ là một cuộc cách mạng lâu dài và bền vững nhằm góp phần thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống.
Theo hãng thông tấn RT, quân đội Mỹ mới đây đã đăng ký bằng sáng chế cho một loại đạn tự hủy mới giúp giảm thương vong cho dân thường trong vùng chiến sự.
Khi các cuộc chiến trong khu vực đô thị diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, các viên đạn có tầm bắn xa hơn mục tiêu ban đầu sẽ gây nguy hiểm cho người dân sinh sống trong vùng. Ý tưởng "đạn có tầm bắn giới hạn" của quân đội Mỹ được tích hợp thuốc pháo sáng để phát nổ ít giây sau khi bắn, khiến cho viên đạn không vượt ra khỏi tầm bắn dự định ban đầu.
3 nhà sáng chế trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Chế tác Đạn dược Mỹ ARDEC khẳng định: "Chúng tôi muốn bảo vệ cả lợi ích và vị thế của nước Mỹ".
Ý tưởng đạn tự hủy được đưa ra để sử dụng với súng .50 cal, nhưng về lý thuyết công nghệ này có thể được sử dụng trên nhiều loại súng có kích cỡ khác nhau, bao gồm cả vũ khí cỡ nhỏ. Các thử nghiệm ý tưởng đã hé lộ về những lợi ích đáng kể do đạn tự hủy mang lại, trong đó có bao gồm giảm thương vong cho các mục tiêu không mong muốn.
Các nhà sáng chế khẳng định, khoảng cách di chuyển tối đa của đạn có thể được thay đổi dựa trên lựa chọn nhiên liệu dùng trong thuốc pháo của viên đạn. Hiện tại, dự án này đã bị ngừng vốn đầu tư nghiên cứu, nhưng các tác giả cũng bày tỏ hy vọng rằng công nghệ đạn mới sẽ sớm xuất hiện trở lại.
" alt=""/>Quân đội Mỹ phát triển đạn tự hủy vì mục đích... an toàn