
 |
Từ 12h ngày 23/9 đến 12h ngày 24/9, tổng đài 1022 Hà Nội đã tư vấn, chăm sóc F0 cho 47 người. |
Riêng với tổng đài 1022 của Hà Nội, tính từ 12h ngày 23/9 đến 12h ngày 24/9, tổng đài đã tiếp nhận 623 cuộc gọi liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19, trong đó số cuộc đáp ứng là 379, đạt 60,83%.
Sở TT&TT đã giải đáp, xử lý, tư vấn 357 cuộc và chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 22 cuộc. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 47 cuộc gọi đi thành công; và số người được tư vấn, chăm sóc F0 là 47.
Cập nhật tình hình khai báo y tế, theo dõi truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm dịch, Sở TT&TT thành phố cho hay, tính đến ngày 23/9, Hà Nội có tổng số 8.117.734 tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm. Trong đó, số tờ khai trong ngày 23/9 là 136.989, tăng 48.891 tờ khai so với ngày trước đó.
Cũng trong ngày 23/9, toàn thành phố Hà Nội đã có tổng cộng 515 người khai báo ho sốt khó thở, tăng 11 trường hợp so với ngày trước đó, bao gồm 235 người khai báo ho, sốt qua ứng dụng Bluezone và 280 người khai báo ho, sốt qua trang tokhaiyte.vn.
Mỗi ngày có 200.000 lượt quét QR ghi nhận vào ra các địa điểm
Đáng chú ý, theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, trong ngày 23/9, số lượng điểm quét mã QR được tạo mới đã tăng vọt, với 49.426 điểm. Số điểm thường xuyên quét mã QR trên địa bàn thành phố trong 7 ngày gần đây là 41.289 điểm; trung bình mỗi ngày có khoảng 200.000 lượt quét QR.
Với việc có thêm 49.426 điểm trong ngày 23/9, tổng số địa điểm quét mã QR tính đến chiều ngày 23/9 đã là 358.726. Trong đó, Quốc Oai là huyện tạo nhiều điểm quét mã QR nhất trong 7 ngày qua, với 42.765 điểm. Các quận, huyện có nhiều lượt quét nhất gồm có Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Thanh Trì và Thanh Oai.
Tuy nhiên, số liệu của Sở TT&TT Hà Nội cũng cho thấy, hiện vẫn còn 27 xã trên địa bàn 11 huyện không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày.
 |
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động với các cơ sở không thực hiện tạo điểm quét mã QR để quản lý thông tin người vào ra (Ảnh minh họa) |
Trước đó, kết luận cuộc giao ban trực tuyến ngày 22/9 giữa Sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố với Sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã yêu cầu: Các địa phương cần tiếp tục duy trì chốt kiểm soát tại khu dân cư để nắm tình hình. Chỉ thị 22 ngày 20/9 của UBND thành phố đã nêu rõ các quận, huyện, thị xã phải triển khai nghiêm túc, tăng cường giám sát, hậu kiểm, xử lý các trường hợp vi phạm; nhất là tại các trung tâm thương mại, cửa hàng, dịch vụ trong trung tâm thương mại chỉ được hoạt động theo đúng danh mục tại Chỉ thị và đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, phải có quét mã QR. Cơ sở nào vi phạm thì kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động.
Cũng trong ngày 22/9, Sở TT&TT Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và Thành đoàn Hà Nội đẩy mạnh triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR.
Tại văn bản này, cùng với đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo quyết liệt việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR để kiểm soát người vào ra các địa điểm, Sở TT&TT Hà Nội cũng đề nghị Công an thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc và công an các cấp phối hợp cùng chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có tạo mã QR địa điểm và quét mã QR.
“Đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ… trên địa bàn quản lý không thực hiện tạo mã QR địa điểm, đã liên hệ nhắc nhở quá 3 lần vẫn không thực hiện thì phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động cho đến khi tạo xong QR địa điểm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định”, công văn của Sở TT&TT thông tin.
Khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ Y tế và Bộ TT&TT chọn triển khai thống nhất trong phòng chống dịch Covid-19 trên toàn quốc. Giải pháp này thời gian qua đã được Hà Nội quyết liệt triển khai, góp phần đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, nới lỏng nhiều hoạt động sau gần 2 tháng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội." alt=""/>Hà Nội có thêm hơn 49.400 điểm quét mã QR chỉ trong 1 ngày
Để nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và loạt bộ ngành cho ý kiếnVăn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cùng UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xin ý kiến đối với kết quả thanh tra toàn diện dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (The Diamond Park) tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Theo đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị Thanh tra Chính phủ, các Bộ và UBND tỉnh Vĩnh Phúc có ý kiến bằng văn bản về nội dung báo cáo của UBND TP.Hà Nội kết quả thanh tra toàn diện dự án The Diamond Park và gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Trước đó, UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra toàn diện dự án The Diamond Park tại huyện Mê Linh do Công ty cổ phần Tập đoàn VIDEC làm chủ đầu tư và chỉ ra hàng loạt sai phạm của VIDEC cùng với đó là sai phạm của các sở ngành thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Hàng loạt sai phạm
Trong báo cáo kết quả thanh tra toàn diện vừa gửi Thủ tướng, UBND TP Hà Nội cho biết, dự án có tên xây dựng nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp nhưng quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đồng ý cho VIDEC làm nhà liền kề, biệt thự.
Theo UBND TP Hà Nội, quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư chủ yếu diễn ra khi huyện Mê Linh thuộc Vĩnh Phúc. Khi thanh tra, hồ sơ dự án không còn lưu giữ tại tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ sơ lưu tại chủ đầu tư và các sở thuộc UBND TP Hà Nội nhận bàn giao từ Vĩnh Phúc không đầy đủ.
 |
Dự án Diamond Park sau hơn 10 năm phê duyệt, dự án nhà thu nhập thấp vẫn chưa thấy đâu, trong khi đó chủ đầu tư đã phân lô, bán nền nhiều biệt thự, nhà liền kề cho khách hàng (Ảnh: Hồng Khanh). |
UBND TP Hà Nội cũng cho biết, qua xem xét hồ sơ, đoàn thanh tra liên ngành phát hiện sau khi huyện Mê Linh hợp nhất về Hà Nội, quá trình thực hiện dự án còn hạn chế.
Cụ thể, việc chủ đầu tư ký 74 hợp đồng huy động vốn năm 2010 chưa đúng quy định. Năm 2013, doanh nghiệp tiếp tục hợp tác bán cho 2 nhà đầu tư cá nhân, số tiền đã thu là hơn 500 triệu đồng. VIDEC cũng ký 87 hợp đồng mua bán với các hộ năm 2017, 2018 khi chưa điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư là chưa thực hiện đúng hướng dẫn của Sở Xây dựng.
Công tác giải phóng mặt bằng không niêm yết công khai, lấy ý kiến của các hộ dân, theo UBND TP Hà Nội, cũng chưa đúng quy định.
Do Ban quản lý các khu đô thị mới Hà Nội không được giao quản lý dự án nên chủ đầu tư đã thi công một số hạng mục, công trình hạ tầng trước khi được Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 và chấp thuận đầu tư. Quá trình thi công không có sự giám sát của UBND huyện Mê Linh.
Theo phê duyệt quy hoạch 1/500, dự án có một phần là biệt thự, nhà liền kề (chiếm 70,92%) tổng diện tích đất ở và một phần chung cư thu nhập thấp (chiếm 29,08%)
Kết quả thanh tra của UBND TP Hà Nội cũng chỉ ra, trước đây tỉnh Vĩnh Phúc xác định tiền sử dụng đất không chính xác. Tuy nhiên sau khi hợp nhất, do các quy hoạch sử dụng đất và chi phí giải phóng mặt bằng đã có sự thay đổi nên đoàn liên ngành không tính lại tiền sử dụng đất.
UBND TP Hà Nội nhận định, bên cạnh nguyên nhân khách quan, dự án chậm tiến độ còn do chủ đầu tư lập nhiệm vụ, đồ án chưa đảm bảo chất lượng, phải chỉnh sửa bổ sung 2 lần. Năng lực của chủ đầu tư cũng chưa đáp ứng được điều kiện quy định khi chỉ có vốn chủ sở hữu 20 tỷ đồng vào năm 2007, không đạt 20% tổng mức đầu tư là 134 tỷ.
Cũng tại kết luận thanh tra, không chỉ lộ loạt sai phạm của chủ đầu tư, UBND TP. Hà Nội đã có kết luận nội dung sai phạm của các sở ngành thuộc Vĩnh Phúc như phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch, chỉ định chủ đầu tư, năng lực chủ đầu tư,... Do đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc rà soát thủ tục đầu tư xây dựng dự án trước ngày 1/8/2008.
Trước đó, liên quan đến dự án này, như VietNamNet thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án trên. Đồng thời có Kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan về từng nội dung liên quan đến Dự án và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án The Diamond Park do Công ty cổ phần Tập đoàn VIDEC làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tháng 7/2008 với diện tích gần 14,5 ha. Đến tháng 3/2017, dự án được UBND TP Hà Nội (từ năm 2008, huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội) ký quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Theo đó, quy mô diện tích đất thay đổi từ 14,5 ha lên 16,8 ha.
Đến nay sau hơn 10 năm phê duyệt, dự án nhà thu nhập thấp vẫn chưa thấy đâu, trong khi đó chủ đầu tư đã phân lô, bán nền nhiều biệt thự, nhà liền kề để bán kiếm lời.
Hồng Khanh

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án The Diamond Park
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp (The Diamond Park) tại huyện Mê Linh, Hà Nội.
" alt=""/>Yêu cầu Thanh tra Chính phủ ý kiến về dự án The Diamond Park