
Xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết
Năm 2021, với chủ đề “Tích cực tham gia chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam và nâng cao công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty Điện lực miền Nam”, EVNSPC xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.
Ông Nguyễn Phước Đức cho biết, tổng công ty tiếp tục tận dụng cơ hội trong thời đại số để vượt qua những thách thức, thúc đẩy EVNSPC đổi mới, sáng tạo; đồng thời tập trung vào 3 lĩnh vực: xây dựng văn hoá số, hoạt động nghiệp vụ, nâng cao năng lực hạ tầng phục vụ chuyển đổi số.
![]() |
Những năm qua, hầu hết lĩnh vực hoạt động của EVNSPC đã được ứng dụng phần mềm dùng chung ở các cấp. EVNSPC có hạ tầng viễn thông dùng riêng với hệ thống cáp quang tốc độ cao cùng các thiết bị truyền dẫn (hơn 1.000 thiết bị và 14.000km cáp quang). Hệ thống viễn thông tự cung cấp được trên 95% dịch vụ, phục vụ điều hành hệ thống điện, điều hành sản xuất - kinh doanh.
Về hạ tầng CNTT, hiện EVNSPC đang vận hành khai thác hệ thống DC và DR. Hệ thống mạng WAN kết nối đến tất cả đơn vị cấp 4. Hệ thống hội nghị truyền hình, hệ thống lưới cáp quang, thiết bị truyền dẫn phục vụ kết nối các trạm biến áp 110kV, 220kV về các trung tâm điều khiển xa và về Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam.
Bên cạnh đó, tổng công ty đã triển khai thành công các ứng dụng dùng chung có tính liên kết, tích hợp của EVN theo lộ trình. EVNSPC đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống giám sát hạ tầng CNTT, viễn thông dùng riêng; xác định đây là công cụ giúp nâng cao năng lực công tác tham mưu, quản lý, điều hành về ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ ở các cấp trong toàn tổng công ty.
![]() |
Trong lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ khách hàng, EVNSPC đã thúc đẩy các dịch vụ điện trực tuyến. Trong đó, chuyển đổi toàn bộ hình thức thu tiền điện tại nhà, thu tiền điện trực tiếp tại cơ sở sử dụng điện sang hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; tăng cường tỷ lệ khách hàng cài đặt và sử dụng app CSKH của EVNSPC, Zalo… nhằm giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ một cách thuận lợi, phù hợp trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Ông Nguyễn Phước Đức khẳng định: “EVNSPC đang ở giai đoạn “đổi mới và thích ứng” của quá trình chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, đồng thời nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng”.
![]() |
Chuyển đổi số bài bản, đúng lộ trình
Giai đoạn 2021 - 2022 tính đến năm 2025, EVNSPC chuyển đổi số với 5 trọng tâm. Tổng công ty chú trọng nâng cao năng lực quản lý và khai thác vận hành hiệu quả lưới điện; nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; nâng cao năng lực quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; nâng cao năng lực quản trị nội bộ; nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông, ứng dụng các nền tảng công nghệ số…
Để đạt được mục tiêu đề ra, EVNSPC đã xây dựng kế hoạch, các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như: lấy khách hàng làm trọng tâm; cung cấp các dịch vụ trực tuyến; kết nối liên thông với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; tự động hóa các quy trình nội bộ và với khách hàng, đối tác...
![]() |
Ông Phước Đức khẳng định, công tác chỉ đạo điều hành của tổng công ty đã đúng định hướng, lộ trình EVN giao; các nhiệm vụ đã được xây dựng cụ thể và đang tổ chức triển khai theo tiến độ đề ra. Tuy nhiên, EVNSPC cũng phải đối mặt với không ít thách thức như: thiếu hụt cán bộ kỹ thuật cao về CNTT, tự động hóa có năng lực nghiên cứu, tiếp nhận các nền tảng công nghệ mới; chi phí cho thay đổi công nghệ, thay đổi dây chuyền sản xuất, thay đổi hệ thống quản lý, con người, hệ thống đào tạo rất lớn…
Ông Nguyễn Phước Đức cho hay: “EVNSPC đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT và viễn thông dùng riêng, nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các cấp, đáp ứng tính sẵn sàng cho lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2022. Đồng thời, tổng công ty đẩy mạnh đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT để làm chủ trong công tác vận hành, triển khai các ứng dụng, tiến tới làm chủ về công nghệ. Với bước đi bài bản, làm điểm, làm nhanh sau đó đánh giá và nhân rộng, tổng công ty quyết tâm sẽ thực hiện chuyển đổi số thành công theo đúng lộ trình”.
![]() |
5 trọng tâm chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2022: 1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để đổi mới, cải tiến quy trình quản lý và vận hành hệ thống điện. 2. Thiết kế trải nghiệm nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tương tác trên các kênh kỹ thuật số, tăng cường phân tích để thấu hiểu khách hàng. 3. Cải tiến quy trình, tối ưu hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp, tăng cường quản trị và ra quyết định dựa trên dữ liệu. 4. Xây dựng lực lượng lao động có hiểu biết, ý thức và kỹ năng kỹ thuật số. 5. Xây dựng một hệ sinh thái số mạnh mẽ, linh hoạt, tăng cường tối đa các dịch vụ, dữ liệu dùng chung, tăng cường an ninh bảo mật. |
Thanh Ngọc
" alt=""/>Chuyển đổi số EVNSPC: ‘Làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng’Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường (phụ trách Phân viện STEM) và Phó giám đốc Đại học RMIT phụ trách Đổi mới sáng tạo kỹ thuật số, Giáo sư Aleks Subic cho biết: Việc thêm yếu tố “Kỹ thuật” vào tên của khoa là nhằm nêu bật danh tiếng các chương trình kỹ thuật được ghi nhận trên toàn cầu của Đại học RMIT, cũng như các công trình nghiên cứu xuất sắc và ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn, cùng quan hệ đối tác vững chắc với lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Cũng theo Giáo sư Aleks Subic, với kế hoạch mở rộng chương trình giảng dạy, xây dựng năng lực và các hoạt động nghiên cứu trong các lĩnh vực chính thuộc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), RMIT hướng tới xây dựng SSET trở thành 1 khoa quốc tế hàng đầu ở Việt Nam, được công nhận nhờ đào tạo ra đội ngũ sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc có năng lực cạnh tranh toàn cầu, và nhờ các nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ thay đổi mạnh mẽ các ngành nghề và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Với định hướng lãnh đạo mới và Trưởng khoa SSET vừa nhậm chức, RMIT Việt Nam dự định nâng cao năng lực sâu rộng cho khoa trên toàn bộ các lĩnh vực thuộc STEM, tăng số ngành đào tạo ở cả TP.HCM và Hà Nội; đồng thời xây dựng năng lực nghiên cứu và tăng cường giao lưu kết nối với doanh nghiệp, Chính phủ và cộng đồng.
Tân trưởng khoa SSET, Giáo sư Brett Kirk nhấn mạnh rằng: “Tên gọi mới của khoa phản ánh sự tăng trưởng mà chúng tôi đã đạt được trong những năm qua cũng như định hướng mới của khoa trong việc triển khai sâu rộng các chương trình đào tạo”.
SSET hiện đào tạo 6 chương trình đại học gồm: Robot và cơ điện tử, điện và điện tử, phần mềm, CNTT, hàng không và tâm lý học. Trong đó, Cử nhân Khoa học ứng dụng (Hàng không) và Cử nhân Khoa học ứng dụng (Tâm lý học) là 2 ngành mới tuyển sinh từ năm nay, với khóa sinh viên đầu tiên nhập học từ tháng 10/2021.
![]() |
Trí tuệ nhân tạo và an toàn mạng là 2 lĩnh vực RMIT Việt Nam dự kiến mở mới chương trình đào tạo Thạc sĩ (Ảnh minh họa) |
Để đem đến cho sinh viên cơ hội theo đuổi các lộ trình khác nhau và cung cấp cho lực lượng lao động thêm nhiều chuyên gia giải quyết vấn đề, SSET dự kiến thời gian tới sẽ mở 1 chương trình đại học về Công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, cùng 2 chương trình cao học về Trí tuệ nhân tạo và An toàn mạng.
Giáo sư Kirk cho biết, nhà trường còn phát triển số lượng nghiên cứu sinh Tiến sĩ bằng cách trao học bổng nghiên cứu và giảng dạy tiền Tiến sĩ cho phụ nữ trong lĩnh vực STEMM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Y học); cùng các Học bổng Tiến sĩ.
Chương trình sẽ dành cho phụ nữ tài năng tốt nghiệp từ các ngành thuộc lĩnh vực STEM ở Việt Nam. "Bên cạnh đó, chúng tôi còn cam kết hỗ trợ đào tạo nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực STEM ở Việt Nam bằng việc trao 3 học bổng nghiên cứu sinh Tiến sĩ trong năm 2021, đồng thời tiếp tục bồi đắp năng lực và tiềm lực nghiên cứu góp phần vào năng lực toàn diện sâu rộng của nhà trường ở tất cả các cơ sở và trung tâm nghiên cứu”, Giáo sư Brett Kirk cho hay.
Vị tân trưởng khoa SSET cũng lưu ý thêm: Toàn bộ sự phát triển của khoa sẽ được định hướng bởi quan hệ hợp tác và tập trung mạnh mẽ vào xây dựng quan hệ đối tác trong giáo dục, nghiên cứu và kết nối cộng đồng, để khoa có thể kiến tạo thay đổi.
Vân Anh
Theo các chuyên gia, ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) đang rất thiếu những nhân sự tài năng kể cả ở trình độ sơ cấp và cao cấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang có tiềm năng lớn để đào tạo thế hệ nhân tài AI tương lai.
" alt=""/>Đại học RMIT Việt Nam sẽ mở 2 chương trình đào tạo Thạc sĩ về AI, an toàn mạng