Sáng nay, 14/12 đoàn công tác của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng công ty Viễn thông MobiFone về tình hình triển khai IPv6 của MobiFone nhằm đánh giá kết quả triển khai và ghi nhận những khó khăn, kiến nghị trong việc thực hiện chuyển đổi IPv6 tại doanh nghiệp.
Theo báo cáo từ MobiFone, trong năm 2017 đơn vị này đã thực hiện gấp rút các công tác chuẩn bị và hoàn thành thử nghiệm triển khai IPv6. Trong đó, MobiFone đã nâng cấp phần mềm trên các thiết bị IPBB, PS core; thay thế thiết bị cũ trên mạng đồng thời cập nhật phần mềm trên hệ thống Firewall, máy chủ dịch vụ GTGT. Ngoài ra MobiFone cũng đào tạo chuyển giao các kiến thức cơ bản và nâng cao về IPv6 và ban hành quy định quản lý IP, cấp phát IPv6 cho các đơn vị. Theo đánh giá, hệ thống thiết bị của MobiFone đã sẵn sàng đáp ứng triển khai IPv6.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm cấp IPv6 cho thuê bao vào tháng 5/2017, MobiFone đã phối hợp với các đối tác để lên phương án triển khai IPv6 toàn diện trên mạng MobiFone. Trong tháng 12/2017, hoàn thành triển khai hệ thống Google cache và Facebook cache sử dụng IPv6. Dự kiến, lưu lượng qua hệ thống sử dụng IPv6 chiếm 70% lưu lượng của MobiFone, tháng 1/2018 sẽ hoàn thành kết nối IPv6 peering với Google và Facebook.
Cũng theo kết quả báo cáo từ MobiFone, lượng khách hàng truy cập MobiFone portal bằng IPv6 đang chiếm 3 - 5% lưu lượng. Đồng thời, MobiFone cũng hoàn thành thử nghiệm triển khai các kịch bản cung cấp IPv6 cho mạng CNTT.
Tại buổi làm việc sáng nay, đại diện MobiFone cho biết, doanh nghiệp đang bám sát lộ trình triển khai IPv6. Trong đó, lộ trình triển khai IPv6 cho 4G là chắc chắn. Tuy vậy, vị này cho hay mạng MobiFone chỉ có thuê bao di động, theo số liệu báo cáo thì hiện có 8/20 triệu thuê bao có kết nối 4G. Do đó, số lượng người dùng IPv6 còn hạn chế. Dù vậy, chắc chắn việc triển khai sẽ theo đúng lộ trình vào năm 2018 và vượt tiến độ ban đầu của Ban chỉ đạo quốc gia.
" alt=""/>MobiFone cung cấp IPv6 cho thuê bao di động 4G vào quý 1/2018Nhận định trên vừa được ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chia sẻ trong tham luận “ATTT mạng Việt Nam 2017: Chỉ số hiện trạng” tại phiên toàn thể hội thảo quốc tế Ngày ATTT Việt Nam 2017 có chủ đề “ATTT trong thế giới kết nối mới” diễn ra ngày 1/12/2017 tại Hà Nội.
Theo ông Khánh, trong lần thứ 10 VNISA thực hiện khảo sát hiện trạng ATTT trong các tổ chức, doanh nghiệp và là lần thứ 5 đánh giá Chỉ số ATTT Việt Nam, khảo sát, đánh giá tiếp tục được Hiệp hội thực hiện với 3 vùng trọng tâm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Tuy nhiên, với các nhiệm vụ mới được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 898 ngày 27/5/2017 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong kết luận phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT hồi giữa tháng 12/2016, năm nay VNISA và Cục ATTT- Bộ TT&TT đã đổi mới phương pháp khảo sát thông tin hiện trạng ATTT của các tổ chức, doanh nghiệp.
Cụ thể, thay vì khảo sát công tác đảm bảo ATTT tại các tổ chức, doanh nghiệp theo 5 lĩnh vực phát triển, bảo đảm ATTT như các năm trước, năm 2017, phương pháp khảo sát thông tin của VNISA và Cục ATTT là thực hiện theo 9 lĩnh vực quản lý, phát triển và đảm bảo ATTT cho tổ chức, doanh nghiệp, với 62 câu hỏi phức hợp; các câu trả lời của tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát được lượng hóa vào 9 nhóm tiêu chỉ để xác định Chỉ số ATTT cho từng đối tượng, gồm: Đầu tư, kinh phí; Nguyên tắc triển khai; Nhận thức và đào tạo bồi dưỡng; Tổ chức và quản lý nhân lực; Chính sách ATTT mạng; Ý thức lãnh đạo, chuyên gia ATTT; Hoạt động thực tiễn; Biện pháp kỹ thuật.
Cùng với việc đổi mới phương pháp đánh giá, năm nay cũng là năm đầu tiên VNISA và Cục ATTT thực hiện khảo sát hiện trạng và đánh giá Chỉ số ATTT của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo 2 giai đoạn, thay vì gộp chung như trước đây.
Theo đó, giai đoạn 1 thử nghiệm đánh giá theo phương pháp mới đối với các doanh nghiệp quy mô từ vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn; và giai đoạn 2 là điều tra đánh giá cho tất cả các cơ quan nhà nước cấp bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện tại, VNISA và Cục ATTT mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1, việc khảo sát, đánh giá Chỉ số ATTT năm nay của các bộ, ngành, địa phương sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Cũng tại hội thảo quốc tế Ngày ATTT 2017, đại diện VNISA đã công bố kết quả khảo sát hiện trạng, đánh giá Chỉ số ATTT năm 2017 đối với nhóm các doanh nghiệp. VNISA đã thực hiện khảo sát hiện trạng ATTT của 360 doanh nghiệp tại 3 vùng trọng điểm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, gồm 304 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và 56 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính.
![]() |
Theo Học viện Kỹ thuật Quân sự đưa tin, tham dự Hội thảo còn có các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc Phòng, đại diện lãnh đạo các quân chủng, binh chủng, bộ đội biên phòng, các học viện, nhà trường trong quân đội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tùy viên quân sự, tùy viên quốc phòng một số nước tại Việt Nam cùng 38 đoàn đại biểu đến từ các tập đoàn, học viện, nhà trường quân đội của 8 quốc gia trên thế giới.
Phát biểu trong Hội thảo, Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: “Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay, đặc biệt khi chúng ta đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, trình độ công nghệ cao có tính quyết định đến sự phát triển của Quân đội.
Thượng tướng Phan Văn Giang nhận định thêm: "Hội thảo không chỉ là nơi trao đổi kinh nhiệm về việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và giới thiệu một số trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các học viện nhà trường trong quân đội mà còn là dịp để các học viện, nhà trường tiếp nhận những kinh nhiệm về triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của các nước trên thế giới cũng như nắm bắt các xu thế phát triển của trang thiết bị đào tạo trong lĩnh vực quân sự quốc phòng”.
Và thực tế trong Hội thảo, báo cáo tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các tập đoàn, học viện, trường quân sự của một số nước trên thế giới đã giới thiệu, chia sẻ, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm huấn luyện đào tạo trong quân đội, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đào tạo sĩ quan hải quân, phòng không - không quân, lục quân và các lực lượng liên quan biên phòng, tình báo quân đội, hậu cần, kỹ thuật, quân y, văn hóa nghệ thuật…
Trung tướng GS.TSKH Nguyễn Công Định - Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự đã đề xuất định hướng phát triển của Học viện trong thời gian tới, tập trung vào các nhiệm vụ như: công tác đào tạo đội ngũ, cán bộ giáo viên; nâng cao trình độ, ngoại ngữ; hợp tác quốc tế; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh; nghiên cứu khoa học tạo ra các sản phẩm gắn với Cách mạng công nghệ 4.0; tiếp tục hoàn thiện hệ thống CNTT trong chỉ huy, điều hành các mặt công tác của Học viện…
Trong khi đó cũng trong sáng ngày 1/12/2017, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo khoa học về Diễn đàn giáo dục năm 2017 với sự phối hợp của nhóm các trường Đại học, các công ty của Nhật Bản được tài trợ bởi tổ chức IEEE.
Hội thảo về Diễn đàn giáo dục năm 2017 có sự tham gia của các giảng viên, sinh viên, các nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp, chuyên gia đến từ Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan. Việt Nam có Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM tham dự.
Về phía Nhật Bản có các trường Đại học: Osaka Electro Communication University, Hokkaido University of Education, Gifu Shotoku Gakuen University, Osaka Prefecture University College of Technology, Aichi University of Education, Iwate Ichinoseki High School of Technology, Ritsumeikan University; cùng với các doanh nghiệp Hohsen Corp, Mobara Sangyo, COM Institute, Hitachi Systems. Trong khi đó phía Thái Lan có Viện Công nghệ Thai-Nichi Insititute of Technology.
" alt=""/>Diễn đàn về cách mạng công nghiệp 4.0 cấp Đại học mở nhiều hướng tiếp cận