Tại cuộc họp Hội đồng Nhân dân TP.HCM sáng nay 19/10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay thời gian vừa qua TP.HCM đã tổ chức dạy học trên internet và truyền hình. Có rất nhiều điều phải rà soát điều chỉnh để giảm áp lực cho học sinh, giáo viên.Đặc biệt việc dạy học trên môi trường internet và truyền hình và các hình thức học tập gián tiếp học sinh vất vả và đòi hỏi tính tự học rất cao. Trong khi đó đây là năm thứ 2 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 1, 2 và 6. Chương trình này đòi hỏi phải dạy học 2 buổi/ngày, các hoạt động trong nhà trường.
 |
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM |
Theo ông Hiếu có phản ánh của đại biểu việc dạy học trực tuyến diễn ra từ sáng sớm và kết thúc muộn, Sở GD-ĐT đã kiểm tra nhưng số lượng không nhiều. Điều này diễn ra ở một vài trường, có một vài giáo viên và bộ môn có thể do kết quả học tập chưa đạt được như mong muốn nên tổ chức các lớp vào thứ 7, Chủ nhật, thậm chí kiểm tra rà soát trình độ của học sinh. Sở đã yêu cầu các trường không đặt nặng vấn đề đó trong thời gian này, đối với lớp 1 và 2 chỉ tập trung các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ dạy 1 phần đảm bảo mức độ yêu cầu cơ bản.
Giám đốc Nguyễn Văn Hiếu cho hay dạy học trên internet giáo viên rất căng thẳng, đặc biệt là việc chuẩn bị bài giảng phải nhiều lần hơn so với trên lớp. Mặt khác tâm lý của nhiều giáo viên khi dạy trên internet là có nhiều người đánh giá, bình luận, trong khi ở nhà thì phụ huynh học sinh không tạo được một góc học tập riêng tư cho học sinh…
Ông Hiếu nhìn nhận, dù khó khăn nhưng tại TP.HCM có 98% học sinh tiểu học và 99% học sinh THPT tham gia học trên internet. Dù vậy đầu năm thành phố có hơn 70.000 học sinh thiếu thiết bị học tập, đường truyền để học internet. Đến thời điểm hiện nay thì con số này còn khoảng hơn 30.000 em. Trong khi đó khi kiểm tra thì có nhiều học sinh phải học trên điện thoại di động cũ, các thiết bị chưa đảm bảo thiết bị học tập.
Về việc chuẩn bị cho dạy học trực tiếp ông Hiếu cho hay hiện nay Sở GD-ĐT vẫn đang phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan đánh giá lại tình hình dịch bệnh của địa phương. Hiện nay thành phố đã kiểm tra nhiều lần và huyện Cần Giờ đã có văn bản chuẩn bị chu đáo để thí điểm mở cửa trường học.
Theo đề nghị của UBND huyện Cần Giờ, ngày mai Trường Tiểu học Thạnh An và THCS-THPT Thạnh An sẽ dạy học trực tiếp với các khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 với 242 học sinh và 67 giáo viên tham gia. Tất cả các giáo viên đã tiêm ngừa 2 mũi, tất cả học sinh đã xét nghiệm PCR và nay đang test nhanh. Ông Hiếu cho hay, sau khi học trực tiếp thầy cô giáo các trường sẽ phụ đạo kiến thức cho các em trong thời gian học trực tuyến.
Minh Anh

GS Việt ở Mỹ: Học online, trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà quản lý
Mới đây, GS Phan Văn Tuộc, GS Toán của Trường ĐH Tennessee (Mỹ) đã có những chia sẻ với VietNamNet về việc học trực tuyến tại Mỹ.
" alt=""/>Giám đốc Sở GD
Xin chào anh/chị, cho em hỏi là em đăng kí tạm trú ở quận Tân Bình, em có thể đăng kí cấp CCCD ở phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an TP.HCM không ạ? Sổ hộ khẩu mang theo là sổ có tên mình trong đó hay sao ạ? Em cảm ơn rất nhiều ạ. Chào bạn, bạn phải làm CCCD ở nơi có hộ khẩu thường trú và khi đi bạn cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ như sau: Hồ sơ làm căn cước công dân gồm những gì?
Cấp chuyển: chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân cần:
Bản gốc sổ hộ khẩu
Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp.
Chứng minh nhân dân cũ. Riêng trường hợp mất chứng minh nhân dân cũ, cần làm thêm đơn CMND01 xin xác nhận của công an phường.
 |
Ảnh minh họa |
Cấp mới lần đầu cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên cần:
Bản gốc sổ hộ khẩu
Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp.
Cấp đổi
Dành cho các trường hợp sau
Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi bắt buộc đổi theo quy định của Luật Căn cước Công dân
Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được
Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; Đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán
Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân
Khi công dân có yêu cầu
Hồ sơ bao gồm
Bản gốc sổ hộ khẩu
Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp. Mẫu tờ khai và lưu ý khi điền tại đây
Căn cước công dân cũ
Cấp lại
Dành cho các trường hợp sau
Bị mất thẻ CCCD
Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc Tịch Việt Nam
Hồ sơ bao gồm
Bản gốc sổ hộ khẩu
Tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo mẫu CC01. Bạn có thể điền tại nhà hoặc khi đi làm thủ tục sẽ có nhân viên phát tờ khai để điền trực tiếp. Mẫu tờ khai và lưu ý khi điền tại đây
Lưu ý: nếu địa phương thay đổi tên gọi như huyện lên quận, phường lên xã, thay đổi tên đường, thay đổi số nhà… làm cho địa chỉ sổ hộ khẩu không khớp với thực tế cần đi sửa lại địa chỉ sổ hộ khẩu trước khi đi làm căn cước công dân.
Làm căn cước công dân ở đâu
Địa chỉ làm căn cước công dân là Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc Tỉnh. Thời gian làm việc của các cơ quan này từ thứ 2 đến sáng thứ 7 trừ ngày lễ tết. Sáng 8:00-11:30 & Chiều 13:00-17:00.
Quy trình làm thẻ căn cước công dân
Tổng thời gian mất khoảng 30 – 45′. Trường hợp đổi từ CMND, CMND sẽ bị cắt góc và trả lại cùng với giấy hẹn.
Nhận tờ khai CC01, điền thông tin, ký tên
Nộp hồ sơ rồi ngồi chờ đến lượt lấy dấu vân tay; Chụp ảnh
Kiểm tra thông tin mẫu CC02 do cán bộ xử lý điền thông tin xem có chính xác không, ký tên
Nộp lệ phí. Nhận giấy hẹn ngày trả CCCD
Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà nếu muốn
Nhận thẻ căn cước công dân nếu không đăng ký nhận tại nhàLàm căn cước công dân hết bao nhiêu tiền
Cấp chuyển: 30.000đ
Cấp mới: miễn phí
Cấp đổi:
Đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi: miễn phí
Sai thông tin do lỗi của cơ quan quản lý CCCD: miễn phí
Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được: 50.000đ
Thay đổi thông tin, đặc điểm nhận dạng: 50.000đ
Khi công dân có yêu cầu: 50.000đ
Cấp lại: 70.000 đồng
Phí chuyển phát nhanh: theo từng địa phương nhưng thông thường là 20.000đ/nội thành và 30.000đ/ngoại thành.
Các trường hợp được miễn lệ phí
Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh; người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Thời gian làm thẻ căn cước công dân là bao lâu
Theo quy định của Luật Căn cước Công dân
Thành phố, thị xã: cấp mới, cấp đổi không quá 07 ngày làm việc; cấp lại không quá 15 ngày làm việc. Huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: không quá 20 ngày làm việc với mọi trường hợp. Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc với mọi trường hợp
Thực tế tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chuyển từ CMND sang CCCD mất cả tháng trời. Mặc dù bảng quy định ghi rõ thời hạn! Vì vậy, hãy dành thời gian đi làm sớm để không bị phụ thuộc.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Con mất sau sinh có được hưởng thai sản?
Giấy ra viện của vợ tôi ghi là: thai 22 tuần chuyển dạ sinh non, sinh thường, con mất ngay sau sinh. Vậy vợ tôi có được hưởng chế độ con mất ngay sau sinh không?
" alt=""/>Tạm trú ở Tân Bình có làm căn cước công dân ở TP.HCM được không?