Cũng quê miền Trung, gia đình anh Văn Thanh đã hủy kế hoạch về ăn Tết từ đầu tháng 11 vì lịch nghỉ quá ngắn. Biết tin Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ Tết, anh thấy thuận lợi hơn song vé tàu xe hiện khó mua.
"Sở điều chỉnh quá muộn. Vé tàu, xe ngày cao điểm đã hết từ lâu", anh Thanh nói.
Theo khảo sát của VnExpresshôm 30/10, hơn 20.000 độc giả (hơn 83% người tham gia) cho rằng lịch nghỉ Tết 9 ngày của học sinh TP HCM là ít, mong nghỉ nhiều hơn.
Anh Thanh và chị Tuyết thắc mắc sao không rút ngắn kỳ nghỉ hè, bù sang dịp Tết và cố định lịch nghỉ hàng năm để các nhà đỡ thấp thỏm. Trên các diễn đàn nhiều ngày qua, nhiều người chung câu hỏi này.
Chị Tuyết nói bất cập khi học sinh được nghỉ lễ, Tết mỗi đợt chỉ một vài ngày, chưa kịp vui chơi thoải mái đã phải quay lại trường.
"Muốn nghỉ thêm lại sợ con lỡ dở bài vở ở trường, bị trừ điểm rèn luyện, thi đua của lớp", chị Tuyết chia sẻ.
Chị Thanh Lê, phụ huynh lớp 2 tại quận Bình Thạnh, chung quan điểm. Chị Lê cho hay thực tế trong ba tháng hè, con chị chỉ được nghỉ ngơi, đi chơi khoảng một tháng. Thời gian còn lại, chị phải gửi con đến các trung tâm dạy thêm vì hai vợ chồng đi làm cả ngày.
"Nếu không cho con đi học thêm thì sợ quên kiến thức, mất thói quen học hành vì 3 tháng khá dài, chơi miết cũng chán", chị nói. Vì thế, chị nghĩ nếu các kỳ nghỉ của con được chia nhỏ và cố định, phụ huynh sẽ dễ dàng sắp xếp công việc, thay vì thấp thỏm chờ lịch nghỉ chính thức, bị động khi mua vé tàu xe, máy bay.
Gửi ý kiến về VnExpress, một độc giả đề xuất ngành giáo dục cắt ngắn ba tháng hè, nghỉ nhiều đợt trong năm như Tết Âm lịch (hai tuần), 30/4 - 1/5 (hai tuần), nghỉ hè (6-8 tuần).
"Kỳ nghỉ ngắn như vậy cũng giúp cha mẹ dễ dàng sắp xếp công việc để trông coi con cái ở nhà, thay vì năm nào cũng vật vã xoay xở ba tháng hè khi con không đến lớp", độc giả viết.
ThS.BS Nguyễn Thái Nghĩa, Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, cho biết có khoảng 30 giảng viên và 400 sinh viên của nhà trường đã được tham gia vào đợt tập huấn đầu tiên. Đây sẽ là lực lượng chi viện cho các quận, huyện trong nhiệm vụ truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, nhằm kịp thời cách ly, ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.
“Những thầy cô vừa là giảng viên nòng cốt tập huấn cho sinh viên, vừa là người trực tiếp tham gia vào công tác xét nghiệm. Còn những sinh viên tham gia đều từ 4 khoa chủ lực là khoa Y, khoa Điều dưỡng, khoa Y tế công cộng và khoa Phục hồi chức năng.
Trong ngày 3/8, Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tiếp tục tổ chức đợt tập huấn thứ 2 để có lực lượng sẵn sàng xung kích bất cứ lúc nào thành phố cần”, BS Nguyễn Thái Nghĩa thông tin.
Sinh viên tham gia truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19.
Thời điểm dịch bùng phát cũng là lúc hầu hết sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đã kết thúc học kỳ II của năm 2019-2020 và chuẩn bị nghỉ hè. Tuy nhiên, một số lớp vẫn đang trong giai đoạn thi hết môn. Vì thế, nhà trường đã đưa ra thông báo tạm hoãn và sẽ tổ chức thi tiếp trong thời điểm thích hợp.
ThS. Nghĩa cho rằng, đây chính là lúc sinh viên Y Dược thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và xã hội.
“Nhiệm vụ hàng đầu của sinh viên vẫn là học tập, nhưng trước nhu cầu nhân lực y tế đang vô cùng lớn, thầy trò nhà trường sẵn sàng nhận trọng trách tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19. Ngoài những sinh viên năm cuối, sinh năm năm 2, năm 3 nếu có nguyện vọng, nhà trường cũng sẽ phân bố các em vào những nhiệm vụ phù hợp với khả năng”.
Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đang tiếp tục tổ chức đợt tập huấn thứ 2 để có lực lượng sẵn sàng xung kích bất cứ lúc nào thành phố cần.
Với đặc thù học tập tại các cơ sở y tế, không phải sinh viên nào cũng sẽ được tiếp nhận vào đội ngũ chống dịch.
“Phòng công tác quản lý sinh viên sẽ lọc ra những bạn có nguy cơ cao nếu trước đó đã đi thực tập tại 3 bệnh viện đang bị phong tỏa. Những sinh viên nằm trong diện này sẽ phải tự cách ly tại nhà.
Qua thời gian tự cách ly theo quy định, các em vẫn có thể được tiếp tục tham gia. Tiêu chí hàng đầu nhà trường đặt ra là các em luôn phải giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh”, ThS. Nghĩa nói.
Sinh viên Y tham gia vào lực lượng chống dịch
Sẵn sàng khi đất nước cần
Ngay khi biết tin ngành y tế Đà Nẵng cần lực lượng tình nguyện viên tham gia hỗ trợ chống dịch, thay vì về quê nghỉ hè tại Quảng Bình, Hoàng Yến Nhi (sinh viên năm 3) tình nguyện xin được ở lại.
“Em biết nếu đi sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao, làm trong bệnh viện nguy cơ lây nhiễm lại càng cao hơn nữa. Nhưng khi đất nước cần, chúng em luôn sẵn sàng chung tay đẩy lùi dịch bệnh”, Yến nói.
Cùng khóa với Yến, Phan Phú Độ - sinh viên ngành Y khoa cũng không ngần ngại cùng 9 bạn khác trong lớp đăng ký tham gia.
“Em cũng giống như nhiều sinh viên y dược khác, với kiến thức đã được học tại trường, chúng em mong muốn được cống hiến vào công cuộc chống dịch để bảo vệ mọi người, giống như bảo vệ gia đình và người thân của mình vậy”.
Khi quyết định đăng ký, Độ gặp phải phản ứng gay gắt từ mẹ. “Khi em đi thế này, bố mẹ và người thân cũng lo lắng nhiều. Mẹ phản đối kịch liệt vì nỗi sợ hãi trước những nguy cơ có thể gặp phải. Nhưng sau nhiều lần thuyết phục, dần dần mẹ cũng xuôi”.
Hiện tại, Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ nơi Độ đang làm việc đã bị phong tỏa. Cậu cùng những người bạn của mình đang phải cách ly tại đây. Nhưng thay vì lo lắng, hàng ngày, cậu sinh viên năm 3 vẫn mải miết phụ giúp các cán bộ y tế trong việc thống kê, truy vết F1 để gửi báo cáo hàng ngày về Sở Y tế Đà Nẵng.
“Hiện việc truy vết trường hợp nghi F1, F2, F3 đang rất khẩn trương và cần nhiều nguồn lực. Vì thế, em mong rằng, với những kiến thức đã học, chúng em có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chống dịch chung của cả nước lúc này”, Độ nói.
Thúy Nga
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Cũng quê miền Trung, gia đình anh Văn Thanh đã hủy kế hoạch về ăn Tết từ đầu tháng 11 vì lịch nghỉ quá ngắn. Biết tin Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ Tết, anh thấy thuận lợi hơn song vé tàu xe hiện khó mua.
"Sở điều chỉnh quá muộn. Vé tàu, xe ngày cao điểm đã hết từ lâu", anh Thanh nói.
Theo khảo sát của VnExpresshôm 30/10, hơn 20.000 độc giả (hơn 83% người tham gia) cho rằng lịch nghỉ Tết 9 ngày của học sinh TP HCM là ít, mong nghỉ nhiều hơn.
Anh Thanh và chị Tuyết thắc mắc sao không rút ngắn kỳ nghỉ hè, bù sang dịp Tết và cố định lịch nghỉ hàng năm để các nhà đỡ thấp thỏm. Trên các diễn đàn nhiều ngày qua, nhiều người chung câu hỏi này.
Chị Tuyết nói bất cập khi học sinh được nghỉ lễ, Tết mỗi đợt chỉ một vài ngày, chưa kịp vui chơi thoải mái đã phải quay lại trường.
"Muốn nghỉ thêm lại sợ con lỡ dở bài vở ở trường, bị trừ điểm rèn luyện, thi đua của lớp", chị Tuyết chia sẻ.
Chị Thanh Lê, phụ huynh lớp 2 tại quận Bình Thạnh, chung quan điểm. Chị Lê cho hay thực tế trong ba tháng hè, con chị chỉ được nghỉ ngơi, đi chơi khoảng một tháng. Thời gian còn lại, chị phải gửi con đến các trung tâm dạy thêm vì hai vợ chồng đi làm cả ngày.
"Nếu không cho con đi học thêm thì sợ quên kiến thức, mất thói quen học hành vì 3 tháng khá dài, chơi miết cũng chán", chị nói. Vì thế, chị nghĩ nếu các kỳ nghỉ của con được chia nhỏ và cố định, phụ huynh sẽ dễ dàng sắp xếp công việc, thay vì thấp thỏm chờ lịch nghỉ chính thức, bị động khi mua vé tàu xe, máy bay.
Gửi ý kiến về VnExpress, một độc giả đề xuất ngành giáo dục cắt ngắn ba tháng hè, nghỉ nhiều đợt trong năm như Tết Âm lịch (hai tuần), 30/4 - 1/5 (hai tuần), nghỉ hè (6-8 tuần).
"Kỳ nghỉ ngắn như vậy cũng giúp cha mẹ dễ dàng sắp xếp công việc để trông coi con cái ở nhà, thay vì năm nào cũng vật vã xoay xở ba tháng hè khi con không đến lớp", độc giả viết.